Powered by Techcity

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Theo Cục Kinh tế hợp tác, đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tạo việc làm ổn định, giúp bà con nâng cao thu nhập.

Việc áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất cùng với định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm từ chứng nhận đạt chuẩn OCOP là một trong những yếu tố quan trọng để nhiều mặt hàng nông sản địa phương khẳng định thương hiệu và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Với nhiều địa phương, hiện nay, việc phát triển sản phẩm OCOP được coi là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân, từng bước chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nhu cầu của thị trường.

Ghi nhận tại xã Đoan Hạ (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), phần lớn diện tích đất nông nghiệp được bà con nông dân sản xuất lúa 2 vụ, hiệu quả kinh tế không cao. Được ngành nông nghiệp địa phương tư vấn điều kiện thổ nhưỡng ở Đoan Hạ phù hợp với giống lúa đặc sản ST25, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ đã triển khai trồng thử nghiệm loại lúa này.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, mô hình sản xuất lúa đặc sản ST25 của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích môi trường qua từng vụ sản xuất. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc cây lúa do HTX đưa ra giúp bà con giảm được chi phí sản xuất. Sau 3 vụ, năng suất lúa trung bình đạt từ 60-65 tạ/ha, giá trị dinh dưỡng và thu nhập của giống lúa ST25 cũng cao hơn so với lúa thông thường.

Không chỉ có người dân xã Đoan Hạ thành công với giống lúa ST25, tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt, cũng là một trong những địa phương có diện tích trồng hồng lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng với khoảng 300 ha, năng suất trung bình đạt khoảng 4 tấn/ha. 6-7 năm về trước, người nông dân từng phải loay hoay tìm đầu ra mỗi khi hồng chín thì nay, công nghệ sấy gió đã giúp giá trị trái hồng tươi tăng gần 10 lần.

Nhờ công nghệ sấy gió mà trái hồng dần tìm lại được vị thế trong “bản đồ nông sản” phố núi, góp phần làm cho kinh tế của nhiều hộ dân vùng cao nguyên Lang Biang trở nên khấm khá.

Với chứng nhận 4 sao OCOP, thương hiệu hồng sấy gió vùng cao nguyên Lâm Viên được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và ưa dùng bởi chất lượng thơm ngon, sạch tự nhiên.

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP ảnh 1
Mô hình sản xuất hồng sấy gió của Lâm Đồng.

Để đa dạng sản phẩm chế biến, người dân nơi đây đã trồng thêm một số giống mới như hồng trứng lốc, tám hải, vuông đồng… Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường Nguyễn Trọng Bình cho biết, mục tiêu hướng đến của xã là xuất khẩu hồng sấy gió.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

 

Cây hồng đã đem lại nhiều giá trị thiết thực cho bà con phố núi. Từ chỗ được trồng xen canh trên những đồi chè, vườn cà-phê để ăn trái, theo thời gian, hồng trở thành đặc sản của vùng đất này.

Được sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ từ tổ chức JICA Nhật Bản, hiện nay hồng sấy gió đã trở thành mặt hàng nông sản nổi tiếng của phố núi Đà Lạt. Việc sấy hồng không khó, không cần các chất phụ gia, chất bảo quản nên người dân có thể dễ dàng áp dụng công nghệ này tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Sau khi được hái từ trên cây, gọt sạch vỏ, ngâm qua nước nóng hoặc rượu sake, những trái hồng sẽ được người nông dân treo bằng dây hoặc móc thành hàng dài trước cửa nhà hoặc trong nhà màng để sấy gió, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa núi rừng. Áp dụng “công nghệ hoshigaki” (công nghệ hồng treo gió) đã giúp trái hồng gia tăng giá trị và lợi nhuận kinh tế cho người nông dân.

Theo tính toán của người dân, trung bình 6 kg trái hồng tươi sau khi sấy gió sẽ được 1 kg thành phẩm. Mỗi ki-lô-gam hồng sấy gió giúp người sản xuất có lãi từ 150.000-200.000 đồng sau khi trừ chi phí.

Trở lại với xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất sản xuất nông nghiệp, giống lúa đặc sản ST25 được xem là mũi đột phá trong thay đổi giống cây trồng, nâng cao giá trị hạt gạo cũng như hướng tới phát triển mô hình lúa hàng hóa chất lượng cao tại địa phương.

Phó Chủ tịch UBND xã Đoan Hạ Nguyễn Mạnh Hà cho biết, sau 4 vụ sản xuất, giống lúa ST25 đã chứng minh hiệu quả cao. Địa phương đã có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất lúa đặc sản ST25. Để thực hiện kế hoạch, chính quyền địa phương đã vận động người dân dồn điền đổi thửa, đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ tổ chức HTX tích ruộng đất, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Đối với giống lúa này, xã đang xây dựng tiêu chuẩn VietGAP và hướng đến là sản phẩm OCOP 4 sao từng bước trở thành giống lúa hàng hóa…

Còn theo Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ Nguyễn Tiến Công, để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thương hiệu nông sản, HTX dịch vụ nông nghiệp Đoan Hạ đã hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm lúa ST25. “Để bà con sản xuất theo một tiêu chuẩn bảo đảm thì HTX đã phối hợp với ban chỉ đạo sản xuất xã làm công tác tuyên truyền cho bà con hiểu rõ quy trình của một sản phẩm tiêu chuẩn VietGAP và OCOP như thế nào”, anh Công cho biết.

Ngoài sự nỗ lực và vận dụng cơ chế, chính sách trong khuyến khích tính tự chủ của địa phương, Nghị quyết số 22 của HĐND tỉnh Phú Thọ được ban hành năm 2021 cũng được xem là kim chỉ nam cho việc áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương.

Cùng với Nghị quyết số 22, ngành nông nghiệp cũng đã và đang tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tổ chức kinh tế tập thể, HTX tiếp cận với những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản bền vững.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Thủy Nguyễn Trọng Luyện nhấn mạnh: “Những năm tới, quan điểm của huyện là sẽ dành nguồn lực nhất định để hỗ trợ xúc tiến thương mại… nhất là những mô hình mang tính chất trọng điểm…”.

Từ thực tế sản xuất tại các địa phương việc phát triển sản phẩm OCOP, ngoài nâng cao giá trị nông sản, còn là một nhân tố quan trọng – một mặt hàng đặc biệt trong phát triển du lịch nông thôn có mối quan hệ hữu cơ. Sản phẩm OCOP chính là tài nguyên để xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn.

Theo các nhà kinh tế, ở chiều ngược lại, du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP. Và để hai mặt hàng này có thể gắn kết với nhau, tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có lẽ cần nhiều hơn nữa những chính sách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương 

Cùng chủ đề

Chương trình khuyến công thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong những năm gần đây, Chương trình Khuyến công tỉnh Lâm Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình, nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã được nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đa dạng hóa sản...

25 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở chăn nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cụ thể, có 4 trang trại chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle; 21 trang trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả...

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 6,4%

Trong năm 2024, các ngành chức năng liên quan đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Qua đó, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn so với năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt 28.110,6 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó, một số...

Nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh

Năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang tỉnh được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Đây là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định để lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Trung đoàn Bộ binh 994 cùng tham gia làm đường giúp dân tại xã Đạ PLoa. Ảnh: Nguyệt Thu Cụ thể, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh...

Hiệu quả từ các chương trình, dự án phi chính phủ 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiều chương trình, dự án phi chính phủ tại Lâm Đồng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tế, hỗ trợ trực tiếp cho người dân nên đã phát huy hiệu quả tích cực. Người trồng cà phê Di Linh tham gia tập huấn tại vườn trồng do Chương trình PPI Compact huyện Di Linh tổ chức • HÀNG NGHÌN HỘ NÔNG DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI Được triển khai trên địa bàn...

Cùng tác giả

Chương trình khuyến công thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong những năm gần đây, Chương trình Khuyến công tỉnh Lâm Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình, nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã được nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đa dạng hóa sản...

25 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở chăn nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cụ thể, có 4 trang trại chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle; 21 trang trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả...

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 6,4%

Trong năm 2024, các ngành chức năng liên quan đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Qua đó, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn so với năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt 28.110,6 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó, một số...

Nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh

Năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang tỉnh được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Đây là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định để lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Trung đoàn Bộ binh 994 cùng tham gia làm đường giúp dân tại xã Đạ PLoa. Ảnh: Nguyệt Thu Cụ thể, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh...

Hiệu quả từ các chương trình, dự án phi chính phủ 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiều chương trình, dự án phi chính phủ tại Lâm Đồng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tế, hỗ trợ trực tiếp cho người dân nên đã phát huy hiệu quả tích cực. Người trồng cà phê Di Linh tham gia tập huấn tại vườn trồng do Chương trình PPI Compact huyện Di Linh tổ chức • HÀNG NGHÌN HỘ NÔNG DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI Được triển khai trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh

Năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang tỉnh được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Đây là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định để lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Trung đoàn Bộ binh 994 cùng tham gia làm đường giúp dân tại xã Đạ PLoa. Ảnh: Nguyệt Thu Cụ thể, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh...

Quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn, đưa địa phương phát triển

Năm 2024, trong những tháng đầu năm, tỉnh ta có nhiều biến động, khó khăn về công tác cán bộ chủ chốt của tỉnh nhưng với tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn để vươn lên, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội...

Học viện Lục quân thực hiện tốt công tác kết nghĩa và đoàn kết quân dân

(LĐ online) - Chiều 26/12, Học viện Lục quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kết nghĩa và đoàn kết quân dân năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn - Phó Chính ủy Học viện chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Thiếu tướng Đỗ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Học viện; đại diện thủ trưởng Quân khu 7; lãnh đạo các cơ quan,...

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Ngày 26/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng phối hợp cùng Sở Công Thương, UBND TP. Đà Lạt và Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng tổ chức Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà...

Lâm Đồng gặp mặt chức sắc tôn giáo tiêu biểu

(LĐ online) - Chiều 26/12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức gặp mặt các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Ông Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh điều hành nội dung thảo luận Tham dự buổi gặp mặt có ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Đường...

Lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao Đoàn Công tác Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước Bulgaria, Saudi Arabia và...

(LĐ online) - Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cùng đại diện các sở, ngành trong tỉnh và Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng tiếp xã giao Đoàn Công tác Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước Bulgaria (Bun-ga-ri), Saudi Arabia (Ả-rập-xê-út) và Egypt (Ai Cập). Quang cảnh buổi tiếp xã giao  Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S khái quát về tiềm năng, thế mạnh sản xuất...

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100

Giá cà phê thế giới bình ổn Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 dao động từ 4754 – 5041 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5041 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4858 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 4754 USD/tấn. Người dân Gia Lai chuẩn bị công cụ để thu hoạch cà phê....

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Bảo Lâm sau kỳ họp cuối năm

(LĐ online) - Sáng 26/12, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, gồm các đại biểu: Đa Cát Vinh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phan Anh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐND huyện Bảo Lâm, đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm sau Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Các đại biểu HĐND tinh Lâm Đồng tiếp xúc với cử tri xã Lộc...

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Vị trí, vai trò, sức mạnh nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc đối với xây dựng, phát triển đất nước và bảo...

Trải qua gần 95 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất