Powered by Techcity

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới


(LĐ online) – Ngày 30/10/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.





Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư tiếp tục định hướng về việc nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên, tạo sự thống nhất trong hành động, qua đó huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Pháp luật và cơ chế, chính sách về tín dụng chính sách xã hội được hoàn thiện theo hướng đồng bộ hơn, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của tín dụng chính sách xã hội, nhất là chính sách tín dụng ưu đãi đã được ban hành kịp thời để hỗ trợ cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19. 

Nguồn vốn chính sách xã hội có sự tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt 100% địa phương cấp tỉnh, cấp huyện đã quan tâm cân đối, bố trí một phần ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn chính sách xã hội được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước. 

Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh được duy trì ở mức thấp. MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đã tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội; thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác. Mô hình và phương thức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được khẳng định và ngày càng được củng cố.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế – xã hội; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng, miền; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, qua đó ngày càng củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Đây là “điểm sáng”, một trong những “trụ cột” của hệ thống các chính sách an sinh xã hội, minh chứng thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác tín dụng chính sách xã hội còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc: Nguồn vốn chưa thực sự đa dạng; chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; vốn uỷ thác tại một số địa phương, nguồn vốn có nguồn gốc từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hiệu quả tín dụng ở một số vùng, địa phương còn thấp, tỉ lệ nợ quá hạn cao. Quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, chưa gắn kết với mô hình, dự án liên kết theo chuỗi, thiếu sự hỗ trợ đầu ra ổn định, bền vững. Việc chuyển đổi số của Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế.

Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên do những nguyên nhân chủ yếu sau: Nhận thức của một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. 

Công tác phối hợp trong xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách chưa thực sự chặt chẽ; chưa gắn kết giữa mục tiêu với khả năng đáp ứng nguồn lực tài chính. Cơ chế chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất trong việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội với hoạt động tín dụng chính sách xã hội còn thiếu đồng bộ; một số chính sách áp dụng chung trên toàn quốc chưa phù hợp với từng loại đối tượng, vùng, miền; chưa có quy định cụ thể về tỉ lệ và nguyên tắc xác định nguồn vốn chủ đạo, phù hợp với đặc thù tín dụng chính sách xã hội; cơ chế, chính sách chưa thực sự phù hợp để Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khống chế tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ trái phiếu đến hạn hằng năm. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nhất là của dịch COVID-19.

Bối cảnh tình hình mới, nhất là những tác động phức tạp, khó lường của các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống cùng với quyết tâm đạt được mục tiêu trở thành nước xã hội chủ nghĩa có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2045 đang đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội. Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội.

Qua đó, khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau; là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là động lực, nguồn lực để những người thụ hưởng chính sách xã hội tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

2. Nâng cao vai trò của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội đối với tín dụng chính sách xã hội.

Xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị, địa phương và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030. Các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường phối hợp trong xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.

MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động nhận uỷ thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động huy động, quản lý và sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, không được để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

3. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tín dụng chính sách xã hội theo hướng bao trùm, bền vững; đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, điều kiện phát triển, đặc điểm của từng vùng, miền, chu kỳ sản xuất, kinh doanh; chú trọng cung cấp tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, học sinh, sinh viên nghèo và các trường hợp khẩn cấp khác… Thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Mức ưu đãi được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.

Rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội hiện hành. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, chính sách an sinh xã hội; tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo. Nghiên cứu tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo, vùng khó khăn, đối tượng có thu nhập trung bình, ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 – 2030.

4. Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hoá các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn hoạt động được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong đó nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước là chủ đạo, nguồn uỷ thác từ các địa phương là quan trọng, đồng thời tăng cường huy động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế.

Nghiên cứu tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước vào Ngân hàng Chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 30% tổng nguồn vốn. Nâng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội, phấn đấu đến năm 2030 nguồn vốn này chiếm 30% tổng nguồn vốn. 

Có cơ chế, chính sách để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp nhận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Các địa phương tiếp tục quan tâm, bố trí kịp thời ngân sách địa phương uỷ thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 – 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn.

Tiếp tục duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Có cơ chế linh hoạt để huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước. Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền vay, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ Vì người nghèo để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

5. Phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội là định chế tài chính công, có khả năng tự chủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

Tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản trị, cơ chế tạo lập nguồn vốn, cơ chế tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát, năng lực dự báo, phân tích; nâng cao khả năng cảnh báo sớm đối với những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Hoàn thiện quy chế phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ bị rủi ro bảo đảm an toàn nợ, phù hợp với đặc thù, tính chất hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ trong hoạt động tín dụng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tuỵ phục vụ người dân. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tiền lương, thu nhập để thu hút và ổn định nguồn nhân lực của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đơn giản hoá trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hoá công tác quản trị điều hành. Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền tảng ngân hàng số, số hoá quy trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, chú trọng thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành để cập nhật và quản lý đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội. 

6. Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách, kiểm soát tín dụng đen một cách hiệu quả…





Nguồn: http://baolamdong.vn/kinh-te/202411/nang-cao-hieu-qua-cua-tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-trong-giai-doan-moi-fee11c0/

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Đạ Tẻh

(LĐ online) - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), đồng chí Trần Hồng Thái – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Thành, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh. Cùng tham dự ngày hội có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện...

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tôn Thiện San dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Cát Tiên

(LĐ online) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, đồng chí Tôn Thiện San – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thôn 3 xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên. Các đại biểu tham dự ngày hội Cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ...

Đưa vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Lâm Đồng đến Ấn Độ

Những ngày qua, trong muôn màu âm sắc ca múa nhạc, những tích trò diễn xướng dân gian của cư dân miền đất văn minh sông Hằng ở Ấn Độ xa xôi, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng) đã vượt chặng đường dài góp một âm điệu độc đáo, riêng biệt. Chương trình biểu diễn của đoàn tại lễ hội được đón nhận nồng nhiệt Lần đầu tiên, các nghệ...

Đam Rông: Hội nghị Quán triệt nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới

(LĐ online) - Sáng 14/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông tổ chức Hội nghị cán bộ toàn huyện nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc... Đồng chí Nguyễn Văn Châu – Bí thư Huyện ủy quán triệt các nội dung chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm  Tại hội nghị, các cán bộ chủ...

Những vai diễn thú vị

Minh họa: Phan Nhân Buổi sáng đầu tuần ở lớp Bốp có một không khí lạ. Trên bàn giáo viên là bình hoa súng tím cắm đơn giản từ bàn tay cô bé nhút nhát không dám để lại tên mình, chỉ để lại dòng chữ viết vội trên tờ giấy: “Đây là những bông hoa đẹp nhất trong hồ súng gần nhà con sáng nay, con tặng cô”. Nét chữ ấy, dù viết vội, cô vẫn nhận ra ngay...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Đạ Tẻh

(LĐ online) - Sáng 14/11, nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), đồng chí Trần Hồng Thái – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Xuân Thành, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh. Cùng tham dự ngày hội có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Nội vụ, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện...

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tôn Thiện San dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Cát Tiên

(LĐ online) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng 14/11, đồng chí Tôn Thiện San – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thôn 3 xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên. Các đại biểu tham dự ngày hội Cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ...

Đưa vẻ đẹp văn hóa các dân tộc Lâm Đồng đến Ấn Độ

Những ngày qua, trong muôn màu âm sắc ca múa nhạc, những tích trò diễn xướng dân gian của cư dân miền đất văn minh sông Hằng ở Ấn Độ xa xôi, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Nam Tây Nguyên (Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng) đã vượt chặng đường dài góp một âm điệu độc đáo, riêng biệt. Chương trình biểu diễn của đoàn tại lễ hội được đón nhận nồng nhiệt Lần đầu tiên, các nghệ...

Đam Rông: Hội nghị Quán triệt nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới

(LĐ online) - Sáng 14/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Đam Rông tổ chức Hội nghị cán bộ toàn huyện nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc... Đồng chí Nguyễn Văn Châu – Bí thư Huyện ủy quán triệt các nội dung chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm  Tại hội nghị, các cán bộ chủ...

Những vai diễn thú vị

Minh họa: Phan Nhân Buổi sáng đầu tuần ở lớp Bốp có một không khí lạ. Trên bàn giáo viên là bình hoa súng tím cắm đơn giản từ bàn tay cô bé nhút nhát không dám để lại tên mình, chỉ để lại dòng chữ viết vội trên tờ giấy: “Đây là những bông hoa đẹp nhất trong hồ súng gần nhà con sáng nay, con tặng cô”. Nét chữ ấy, dù viết vội, cô vẫn nhận ra ngay...

Cùng chuyên mục

Giải ngân gần 62% nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đến đầu tháng 11/2024 hơn 258,8 tỷ đồng, đạt gần 62% kế hoạch năm 2024. Tỷ lệ này ước đạt 92%, tương ứng gần 390 tỷ đồng đến hết năm 2024. Kết quả toàn tỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới 57 xã và nông thôn mới nâng cao 16 xã. Qua đó phát huy...

Chuỗi liên kết 3 huyện phát triển du lịch canh nông

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt mô hình chuỗi liên kết du lịch canh nông kết hợp tham quan trải nghiệm vườn, rau, hoa và cây ăn trái trên địa bàn 3 huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương, thực hiện năm 2024 - 2025. Cụ thể, Công ty TNHH Avocado Farm (thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) chủ trì chuỗi mô hình liên kết cùng 2 thành viên là Điểm...

64 sản phẩm OCOP đã hết hạn chứng nhận

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 64 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, 5 sao của 38 chủ thể đã hết hạn chứng nhận 36 tháng đang làm hồ sơ phân hạng lại hoặc nâng cấp hạng sao OCOP. Trong đó, nhiều nhất ở huyện Lạc Dương với 16 sản phẩm OCOP 3-4 sao. Ít nhất với 1-2 sản phẩm OCOP 3-4 sao ở các huyện Di Linh, Cát Tiên,...

Đạ Tẻh: 5.500 hộ nông dân đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi trong năm 2024

Theo Hội Nông dân huyện Đạ Tẻh, trong năm 2024, trên địa bàn đã có 5.500 hộ đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Bên cạnh đó, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân giúp nhau không lấy lãi 1,344,8 tỷ đồng, 1.145 ngày công lao động giúp cho 136 hội viên. Đồng thời, hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới...

Ứng dụng công nghệ IoT sản xuất hoa cúc cắt cành

Công ty TNHH Ban Mai Đà Lạt phấn đấu đến năm 2026 xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ IoT sản xuất, sơ chế, đóng gói hoa cúc cắt cành gắn với tiêu thụ trên địa bàn huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng. Theo đó, quy mô liên kết 44 nông hộ 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng cùng 1 trang trại của Công ty TNHH Ban Mai Đà Lạt sản...

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

(LĐ online) - Chiều 13/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc đã chủ trì buổi làm việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… và các doanh nghiệp khoáng sản trên địa...

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2025

Chiều 12/11/2024, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.   (Theo Baotintuc.vn) (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: http://baolamdong.vn/kinh-te/202411/cac-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-chu-yeu-nam-2025-46a0272/

Ký Ý định thư hợp tác trồng trọt giữa tỉnh Lâm Đồng và TP Westland, Vương quốc Hà Lan

Vừa qua tại TP Westland, Vương quốc Hà Lan, UBND tỉnh Lâm Đồng và Chính quyền thành phố Westland đã làm việc, trao đổi và ký Ý định thư hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt. Theo đó, giá trị Ý định thư trong thời hạn 5 năm, được gia hạn tự động trong 5 năm và có thể nâng cấp thành Bản ghi nhớ. Nội dung trọng tâm của Ý định thư thúc đẩy trao đổi kiến thức thông...

Đà Lạt: Phát triển vượt bậc công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và dược liệu

Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và dược liệu tại TP Đà Lạt đã ghi nhận những bước phát triển vượt bậc, các doanh nghiệp địa phương đã tạo ra những sản phẩm đặc trưng, mang đậm hương vị Đà Lạt và ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Các số liệu thống kê cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Công nghiệp chế...

Dư nợ của các tổ chức tín dụng đạt 183.500 tỷ đồng 

Theo UBND tỉnh, hoạt động tín dụng 10 tháng đầu năm 2024 cơ bản đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 9/2024, vốn huy động đạt 108.500 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi dư nợ của các tổ chức tín...

Tin nổi bật

Tin mới nhất