Powered by Techcity

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực


(LĐ online) – Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chủ trì cuộc họp.





Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Tô Lâm – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng đã công bố Quyết định của Bộ Chính trị về bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng, chống lãng phí đối với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và quyết định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẠT NHIỀU KẾT QUẢ NỔI BẬT

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, đồng chí Phan Đình Trạc – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, từ sau Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo (ngày 14/8/2024) đến nay, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thực hiện nghiêm các kết luận Phiên họp, Cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo; tiến độ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc cơ bản hoàn thành theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, có việc vượt yêu cầu đề ra.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của Đảng lên trên hết; phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực theo kết luận của Ban Chỉ đạo. Nhất là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra đối với các tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, tập đoàn Thuận An; hoàn thành các cuộc kiểm tra liên quan đến Công ty AIC; qua kiểm tra đã xử lý, kiến nghị xử lý 247 tổ chức đảng, 441 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 26 vụ việc.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; nâng tổng số cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật từ đầu năm đến nay là 52 cán bộ; trong đó, có 48 cán bộ bị kỷ luật do liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 734 vụ/1.681 bị can, truy tố 591 vụ/1.479 bị can, xét xử sơ thẩm 1.002 vụ/2.703 bị cáo về các tội tham nhũng kinh tế, chức vụ.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã kết luận điều tra 4 vụ án/58 bị can; kết luận điều tra bổ sung một vụ án/9 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 4 vụ án/52 bị can; xét xử sơ thẩm 3 vụ án/290 bị cáo; xét xử phúc thẩm 3 vụ án/12 bị cáo; khởi tố mới một vụ án/5 bị can, khởi tố thêm 22 bị can trong một số vụ án; trong đó có 3 bị can là cán bộ cấp cao thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Đối với 2 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, đã hoàn thành xét xử sơ thẩm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Đó là, vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty, đơn vị có liên quan (giai đoạn II) và vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm nhập trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Che giấu tội phạm; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh bất động sản, giai đoạn từ năm 2011-2019 theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Qua thanh tra, đã kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 8 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Các cơ quan chức năng đã chủ động phối hợp, tham mưu, chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về giám định, định giá tài sản; về chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp; phân loại xử lý các đối tượng vi phạm trong một số vụ án, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; vận động đầu thú, truy bắt, dẫn độ các đối tượng bỏ trốn trong vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật; về tháo gỡ khó khăn, xử lý sớm tài sản, vật chứng bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, tạo bước tiến mới trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở tiếp tục được đẩy mạnh. Từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay, các địa phương đã khởi tố mới 656 vụ án/1.367 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó có 169 vụ án/347 bị can về các tội tham nhũng, nâng tổng số vụ án tham nhũng khởi tố mới ở các địa phương từ đầu năm 2024 đến nay là 613 vụ án/1.350 bị can (tăng hơn 70 vụ so với cùng kỳ năm trước).

Các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tính từ đầu năm đến nay, đã xử lý hình sự hơn 160 cán bộ trong các cơ quan này về các tội tham nhũng, tiêu cực.

TIẾP TỤC CỦNG CỐ NIỀM TIN, SỰ ĐỒNG LÒNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, NHÂN DÂN

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, từ sau Phiên họp 26 của Ban Chỉ đạo đến nay, đất nước ta đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, nhất là thành công của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã tạo niềm tin mới, khí thế mới. Chúng ta đã nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 3 gây ra, ổn định tình hình, tập trung phát triển kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Trong bối cảnh đó, tiến độ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xử lý các vụ án, vụ việc cơ bản hoàn thành theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo, có việc vượt yêu cầu đề ra.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh theo chiều sâu, ngày càng trưởng thành, đáp ứng yêu cầu thực tế, đạt nhiều kết quả quan trọng, không ngừng, không nghỉ; đặt lợi ích của quốc gia-dân tộc, của Đảng lên trên hết; phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, từ kết quả đạt được có thể rút ra những vấn đề quan trọng, là kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới. Trước hết, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng, bài bản của các cơ quan trong các khâu kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, đã góp phần đẩy mạnh, quyết liệt, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Nhất là, trong kiểm tra, điều tra, xử lý các vi phạm liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC, Dự án Sài Gòn – Đại Ninh (Lâm Đồng).

Chỉ tính riêng liên quan đến tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, đến nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã hoàn thành 5/8 cuộc kiểm tra và chỉ đạo 13 địa phương rà soát, kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan và đã thi hành kỷ luật 58 tổ chức đảng, 86 đảng viên, trong đó có 17 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Về xử lý hình sự, đến nay đã khởi tố 44 bị can, trong đó có 10 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Riêng vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn đã khởi tố 8 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 4 Bí thư, nguyên Bí thư; 3 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch.

Tổng Bí thư đánh giá, tinh thần trách nhiệm và sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan trong triển khai nhiệm vụ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được nâng lên, nhiều vấn đề đã có chuyển biến rõ nét, nhất là đã khắc phục khó khăn, vướng mắc, hoàn thành nhiều kết luận giám định, định giá tài sản; tích cực vận động đầu thú, truy bắt, dẫn độ các đối tượng bỏ trốn trong các vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật (tính từ đầu năm đến nay, đã vận động, truy bắt được 9 đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài).

Các cơ quan cũng đã đề xuất được giải pháp xử lý tài sản, vật chứng ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhằm sớm giải tỏa các tài sản, đưa vào lưu thông, tránh thất thoát, lãng phí, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đạt nhiều kết quả.

Tổng Bí thư cho rằng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã góp phần tiếp tục củng cố niềm tin và sự đồng lòng của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với công tác này. Các nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, của Ban Chỉ đạo tại Phiên họp 26 và kết quả thực tế thời gian qua đã được cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận, đồng tình ủng hộ, nhất là thông điệp về tiếp tục quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhưng không phải lấy xử lý hình sự là chính, mà cần phải là biện pháp cuối cùng.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần phải vì mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; phải được thực hiện từ cơ sở, từ mỗi chi bộ… Việc kịp thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng, chống lãng phí đối với Ban Chỉ đạo được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá là rất đúng, rất trúng, mong chờ sớm có những chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải bám sát 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Hội nghị Trung ương 10 đã xác định, đó là tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra và chuẩn bị thật tốt để tổ chức thành công Đại hội XIV của Đảng. Vừa tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa phải quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phòng, chống lãng phí; xác định phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ

Tổng Bí thư đề nghị Ban Chỉ đạo cần nghiên cứu chỉ đạo quyết liệt để triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo khí thế mới, chuyển biến mạnh mẽ trong công tác này. Lãng phí là vấn đề rất lớn, phạm vi rất rộng, thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều lần so với tham nhũng, tiêu cực; đã có nhiều chủ trương, giải pháp về vấn đề này nhưng chưa hiệu quả.

Về tổng thể, phải kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp từ thấp đến cao để thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí, như: xây dựng văn hóa chống lãng phí trong toàn xã hội; đưa chống lãng phí trở thành các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội; đưa vào các nội quy của từng cơ quan, hương ước của từng thôn xóm; quy định trong các văn bản của Đảng, Nhà nước; xử lý các vi phạm từ hành chính, đến mức cao nhất là hình sự.

Trước mắt phải lựa chọn những nội dung trọng tâm, giải pháp đột phá để tập trung chỉ đạo tạo dấu ấn lan tỏa trong toàn xã hội. Cụ thể: Khẩn trương ban hành Hướng dẫn của Ban Chỉ đạo về những nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lãng phí (trong đó nhận diện, chỉ rõ các hành vi, biểu hiện lãng phí, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác phòng, chống lãng phí).

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí đảm bảo đồng bộ, thống nhất; sửa đổi, bổ sung ngay các quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Chỉ đạo rà soát, xử lý nghiêm các vụ việc lãng phí lớn, dư luận xã hội quan tâm, theo đúng tinh thần xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực; xác định rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Rà soát xử lý dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; trước hết là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức; dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; các dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành,…

Song song với xử lý, cần có các hình thức khen thưởng, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hoặc có giải pháp làm lợi cho Nhà nước.

Tổng Bí thư yêu cầu phải tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ và dư luận về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết kịp thời các vụ việc dư luận quan tâm, nhân dân bức xúc, nhưng hạn chế tối đa làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận của Bộ Chính trị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các dự án đất đai tại các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án. Triển khai hiệu quả các Luật sửa đổi để tháo gỡ điểm nghẽn và Nghị quyết thí điểm cơ chế xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sau khi được Quốc hội thông qua, góp phần khơi thông các nguồn lực, đưa các tài sản vào lưu thông, tránh thất thoát, lãng phí, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phục vụ thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội thứ XIV của Đảng. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 12 vụ án; kết thúc xác minh, xử lý 2 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nhất là, khẩn trương hoàn thành kết luận kiểm tra, thanh tra các chuyên đề, vụ việc; điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty Xuyên Việt Oil, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Công ty AIC, dự án Sài Gòn – Đại Ninh (Lâm Đồng), sân bay Nha Trang…

Trong đó, chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, làm rõ các trường hợp cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án, vụ việc có liên quan đến công tác nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc nhưng cũng hết sức thận trọng, khách quan; kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực.

Nhấn mạnh việc xây dựng văn hoá liêm chính trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Tổng Bí thư yêu cầu phải tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội vấn đề này, phải làm cho việc thực hành liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trở thành việc làm tự giác, tự nguyện, “như cơm ăn, nước uống, áo mặc hàng ngày”; khuyến khích cán bộ, đảng viên, nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, tạo thói quen quý trọng thời gian làm việc, tiền bạc, tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở địa phương, cơ sở phải tiếp tục có chuyển biến mạnh mẽ theo phương châm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải từ cơ sở, từ chi bộ. Khẩn trương sửa đổi, bổ sung chức năng của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo cả công tác phòng, chống lãng phí, tạo sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Tăng cường ứng dụng công nghệ, cải cách hành chính, xử lý hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, “tham nhũng vặt”; khắc phục bệnh “sợ trách nhiệm”, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm.





Nguồn: http://baolamdong.vn/chinh-tri/202411/ket-luan-cua-tong-bi-thu-to-lam-tai-cuoc-hop-thuong-truc-ban-chi-dao-trung-uong-ve-phong-chong-tham-nhung-lang-phi-tieu-cuc-5400f06/

Cùng chủ đề

Chương trình khuyến công thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong những năm gần đây, Chương trình Khuyến công tỉnh Lâm Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình, nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã được nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đa dạng hóa sản...

25 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở chăn nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cụ thể, có 4 trang trại chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle; 21 trang trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả...

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 6,4%

Trong năm 2024, các ngành chức năng liên quan đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Qua đó, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn so với năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt 28.110,6 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó, một số...

Nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh

Năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang tỉnh được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Đây là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định để lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Trung đoàn Bộ binh 994 cùng tham gia làm đường giúp dân tại xã Đạ PLoa. Ảnh: Nguyệt Thu Cụ thể, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh...

Hiệu quả từ các chương trình, dự án phi chính phủ 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiều chương trình, dự án phi chính phủ tại Lâm Đồng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tế, hỗ trợ trực tiếp cho người dân nên đã phát huy hiệu quả tích cực. Người trồng cà phê Di Linh tham gia tập huấn tại vườn trồng do Chương trình PPI Compact huyện Di Linh tổ chức • HÀNG NGHÌN HỘ NÔNG DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI Được triển khai trên địa bàn...

Cùng tác giả

Chương trình khuyến công thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Trong những năm gần đây, Chương trình Khuyến công tỉnh Lâm Đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình, nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã được nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đa dạng hóa sản...

25 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở chăn nuôi đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Cụ thể, có 4 trang trại chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle; 21 trang trại chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh đối với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả...

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 6,4%

Trong năm 2024, các ngành chức năng liên quan đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Qua đó, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn so với năm trước. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt 28.110,6 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Trong đó, một số...

Nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh

Năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang tỉnh được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Đây là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định để lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Trung đoàn Bộ binh 994 cùng tham gia làm đường giúp dân tại xã Đạ PLoa. Ảnh: Nguyệt Thu Cụ thể, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh...

Hiệu quả từ các chương trình, dự án phi chính phủ 

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhiều chương trình, dự án phi chính phủ tại Lâm Đồng được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tế, hỗ trợ trực tiếp cho người dân nên đã phát huy hiệu quả tích cực. Người trồng cà phê Di Linh tham gia tập huấn tại vườn trồng do Chương trình PPI Compact huyện Di Linh tổ chức • HÀNG NGHÌN HỘ NÔNG DÂN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI Được triển khai trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh

Năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang tỉnh được triển khai chặt chẽ, hiệu quả. Đây là yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định để lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao. Trung đoàn Bộ binh 994 cùng tham gia làm đường giúp dân tại xã Đạ PLoa. Ảnh: Nguyệt Thu Cụ thể, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh...

Quyết liệt hơn để tháo gỡ khó khăn, đưa địa phương phát triển

Năm 2024, trong những tháng đầu năm, tỉnh ta có nhiều biến động, khó khăn về công tác cán bộ chủ chốt của tỉnh nhưng với tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn để vươn lên, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Đến nay, tình hình phát triển kinh tế - xã hội...

Học viện Lục quân thực hiện tốt công tác kết nghĩa và đoàn kết quân dân

(LĐ online) - Chiều 26/12, Học viện Lục quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kết nghĩa và đoàn kết quân dân năm 2024. Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn - Phó Chính ủy Học viện chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Thiếu tướng Đỗ Anh Tuấn - Phó Giám đốc Học viện; đại diện thủ trưởng Quân khu 7; lãnh đạo các cơ quan,...

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Ngày 26/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng phối hợp cùng Sở Công Thương, UBND TP. Đà Lạt và Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng tổ chức Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà...

Lâm Đồng gặp mặt chức sắc tôn giáo tiêu biểu

(LĐ online) - Chiều 26/12, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức gặp mặt các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Ông Đường Anh Ngữ - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh điều hành nội dung thảo luận Tham dự buổi gặp mặt có ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: Đường...

Lãnh đạo tỉnh tiếp xã giao Đoàn Công tác Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước Bulgaria, Saudi Arabia và...

(LĐ online) - Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S cùng đại diện các sở, ngành trong tỉnh và Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng tiếp xã giao Đoàn Công tác Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại các nước Bulgaria (Bun-ga-ri), Saudi Arabia (Ả-rập-xê-út) và Egypt (Ai Cập). Quang cảnh buổi tiếp xã giao  Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S khái quát về tiềm năng, thế mạnh sản xuất...

Dự báo giá cà phê ngày mai 27/12/2024: Giá cà phê trong nước tăng 100

Giá cà phê thế giới bình ổn Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 00 phút ngày 26/12/2024 dao động từ 4754 – 5041 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 5041 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4953 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2025 là 4858 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2025 tăng 4754 USD/tấn. Người dân Gia Lai chuẩn bị công cụ để thu hoạch cà phê....

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Bảo Lâm sau kỳ họp cuối năm

(LĐ online) - Sáng 26/12, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, gồm các đại biểu: Đa Cát Vinh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Phan Anh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐND huyện Bảo Lâm, đã có buổi tiếp xúc với cử tri xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm sau Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Các đại biểu HĐND tinh Lâm Đồng tiếp xúc với cử tri xã Lộc...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Theo Cục Kinh tế hợp tác, đến nay, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP tạo việc làm ổn định, giúp bà con nâng cao thu nhập.Việc áp dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất cùng với định hướng xây dựng thương hiệu sản phẩm từ chứng nhận đạt chuẩn OCOP là một trong những yếu tố quan trọng để nhiều mặt hàng nông sản địa phương khẳng định thương...

Đến Mù Cang Chải trái mùa cũng thú, check-in trên những mâm xôi thơm mùi rạ rơm

Người bạn ở Hà Nội bảo Tây Bắc mùa nào cảnh nấy, đi vào tháng nào chẳng đẹp. Kẻ Nam người Bắc hẹn nhau trước vài tiếng là khoác ba lô lên vai. Không thể đi Mù Cang Chải dịp mùa vàng lúa chín tháng 10, thôi đành đi vào mùa rạ rơm. Những người dân bản luôn niềm nở với du khách – Ảnh: TRƯƠNG ANH QUỐC Chúng tôi không xem trước hướng dẫn, bắt xe ghép đi ngẫu hứng....

Tin nổi bật

Tin mới nhất