Powered by Techcity

Luật tục trong đời sống các dân tộc gốc Tây Nguyên


Văn hoá các dân tộc thiểu số (DTTS) bản địa ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên. 





Luật tục của các dân tộc gốc Tây Nguyên góp phần quan trọng xây dựng cộng đồng, buôn làng bền chặt
Luật tục của các dân tộc gốc Tây Nguyên góp phần quan trọng xây dựng cộng đồng, buôn làng bền chặt

Phương thức sản xuất cổ truyền của các dân tộc ở Lâm Đồng như K’Ho, Mạ và Churu là trồng trọt, chăn nuôi và “chiếm đoạt” sản phẩm của tự nhiên. Nhưng do quan niệm bình quân chủ nghĩa nên người ta chỉ trồng lúa để đủ ăn, chăn nuôi đủ để tế thần linh và trao đổi, “chiếm đoạt” chỉ như là một sự tận hưởng món quà của thần linh ban tặng cho con người. Qua tìm hiểu cho thấy, có một bộ phận luật tục đề cập đến mối quan hệ tương tác của đồng bào qua sinh hoạt làm ăn. Tuy nhiên ở đó, luật tục có chức năng điều chỉnh hành vi và ý thức của con người.

Có nhiều bài luật tục đã ca ngợi sự siêng năng cần cù trong làm ăn. Với quan niệm hồn nhiên, đồng bào K’Ho cho rằng, người giỏi làm ăn là những người có khiếu ở tay, có khiếu ở chân (Khiếu ở chân đi rừng. Khiếu ở tay làm lúa). Xét sâu xa, đây là thái độ ca ngợi đối với những người làm ăn giỏi. Nhiều bài luật tục khác lại đề cao những người biết thức khuya dậy sớm để “làm ăn, tạo dựng sự nghiệp”, “làm giàu đổi hạnh phúc” (luật tục Churu).

Còn luật tục dân tộc Mạ thì khẳng định (Người giỏi được hưởng. Người khờ không được gì). Suy rộng ra, đồng bào nhắc nhở rằng, ai giỏi làm ăn thì hưởng hạnh phúc, ai không biết làm ăn thì ngồi không. Những lời khen ngợi này tuy giản dị, mộc mạc nhưng có vai trò điều chỉnh thái độ làm ăn của con người. Bên cạnh đó, luật tục cũng ca ngợi những người có tinh thần năng động, không chịu bó buộc bởi hoàn cảnh, biết dựa vào điều kiện tự nhiên để làm ăn có hiệu quả. Đó là những người “khi lên núi săn nai” khi “xuống nước bắt cá”, “mùa mưa tìm gò, mùa hạn tìm sình”. Những nội dung cơ bản này đã hình thành một thứ chuẩn mực xã hội, có tác dụng khuyến khích con người coi việc làm ăn không chỉ là trách nhiệm đối với gia đình mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng.

Bên cạnh đó, luật tục có vai trò điều chỉnh hành vi con người qua hoạt động làm ăn bằng những lời phê phán thói lười biếng và làm ăn qua chuyện. Thói xấu này được biểu hiện trước hết là có sức khoẻ nhưng không chịu làm ăn. Đó là những người “dài chân mà không biết đi rừng, dài tay mà không biết bắt cá”. Đây cũng chính là hành vi và thái độ của lớp người có thói ỷ lại. Chính vì vậy, luật tục đã cảnh cáo “Phát rừng rậm đừng kêu kẹt thần, phát rừng thưa đừng sợ cỏ tranh”, “Ta cũng khỏe bằng người, sao đi xin đồ người”.

Một số bài luật tục khác lại phê phán thói làm ăn hời hợt, cẩu thả: “Làm rẫy không thành, làm lúa không nên”. Cũng có bài chỉ rõ, lười biếng là căn nguyên của nhiều tật xấu khác như ganh tị với người, say xỉn, trộm cắp… Đó là những kẻ không chịu làm ăn, “Ngày đêm ngoài đường, đi khiêng đồ người, đi ăn trộm đồ người”. Qua luật tục cũng có thể thấy, thói lười biếng luôn bị cả cộng đồng phê phán, nên tâm thức của họ là phải “chăm chỉ làm việc thì không thấy mặt người” – luật tục Mạ, tức là không để người đời coi thường, khinh bỉ.

Như vậy, từ xa xưa, đồng bào các dân tộc gốc Tây Nguyên đã rất có ý thức làm ăn tạo dựng cuộc sống. Phẩm chất này đã được kết tinh trong luật tục của họ. Hầu hết các bài luật tục ở nội dung này chỉ dừng lại ở những lời ca ngợi, răn dạy và khuyến khích làm ăn mà không có các hình phạt. Mặc dù vậy, nó vẫn có tác dụng điều chỉnh hành vi và ý thức của con người.

Trong điều kiện hiện nay, cuộc sống hiện đại len lỏi khắp mọi buôn làng, nóc nhà vùng đồng bào DTTS. Nhưng không vì thế mà trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân thiếu vắng luật tục. Đối với các buôn làng người K’Ho, Churu, Mạ ở Lâm Đồng, luật tục được vận dụng một cách linh hoạt, dung hòa với pháp luật, thông qua hương ước của hội đồng bào dân tộc tự quản, tổ dân phòng, tổ hòa giải… đã phát huy hiệu quả, góp phần đắc lực trong việc nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân. Trao đổi thêm về vấn đề luật tục trong hoạt động sản xuất của bà con DTTS, ông K’Điệp ở Thôn 4 (xã Tam Bố, huyện Di Linh) là người có hàng chục năm sưu tầm, nghiên cứu luật tục cho biết: “Những bài ca luật tục trong lao động sản xuất đã tồn tại từ đời này qua đời khác, nhưng nó vẫn phù hợp và mang tính thời sự trong xã hội hiện đại hôm nay. Phần lớn là ngợi ca, động viên, khuyến khích bà con DTTS siêng năng, chăm chỉ làm ăn, xây dựng kinh tế gia đình ngày càng no ấm; đồng thời, phê phán những thói hư tật xấu, sự lười nhác, trông chờ ỷ lại. Riêng đối với người K’Ho ở Di Linh, luật tục nó thể hiện rất rõ trong lao động sản xuất, thông qua sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau để phát triển kinh tế, các tổ vần đổi công, các phong trào tăng gia sản xuất, chung tay làm các công trình dân sinh,… thể hiện sự đoàn kết, nhất trí cao của cộng đồng. Còn người nào lười biếng, hay rượu chè, bỏ bê gia đình, vợ con… thì các già làng, người có uy tín đến tuyên truyền, vận động, khuyên răn, nhằm giúp họ nhận ra điều hay, lẽ phải, từ bỏ dần những tật xấu, sống có ích cho gia đình và buôn làng”.

Những năm gần đây, đời sống kinh tế của đồng bào DTTS ở Lâm Đồng đã được cải thiện rất nhiều nhưng tình trạng túng thiếu, nợ nần vẫn còn. Điều đó dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng không tốt đến xã hội. Do đó, cần phải tiếp tục khơi đúng luồng tâm thức luật tục, để phát huy tinh thần khao khát làm ăn, tạo dựng một cuộc sống ấm no của bà con đồng bào các DTTS và hạn chế dần những hệ luỵ phát sinh mới.





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202410/luat-tuc-trong-doi-song-cac-dan-toc-goc-tay-nguyen-ad32a30/

Cùng chủ đề

Quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình...

(LĐ online) - Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng, Hội nghị quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên năm 2024 đã được diễn ra theo hình thức vừa trực tiếp và trực tuyến. Các nội dung chỉ đạo,...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐ online) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Báo Lâm Đồng xin giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của đồng chí...

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng...

(LĐ online) - Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,...

Lâm Đồng bổ nhiệm 2 nữ cán bộ làm Trưởng Ban Dân tộc và Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND

(LĐ online) - Sáng 2/11, tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về quán triệt, triển khai nội dung, kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quán triệt Quy chế bầu cử trong Đảng; quán triệt, triển khai việc đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ đảng viên năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Thái...

Lâm Đồng – Lào Cai phối hợp kết nối giao thương, xuất khẩu nông sản

(LĐ online) - Ngày 2/11, tại TP Lào Cai, UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị Quốc tế kết nối giao thương, giới thiệu nông sản Lâm Đồng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Doanh nghiệp Lâm Đồng và Trung Quốc trao đổi thông tin về kết nối tiêu thụ sản phẩm Dự Hội nghị, về phía tỉnh Lâm Đồng, có ông Nguyễn Ngọc Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình...

(LĐ online) - Sáng 2/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng, Hội nghị quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quy chế bầu cử trong Đảng; đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên năm 2024 đã được diễn ra theo hình thức vừa trực tiếp và trực tuyến. Các nội dung chỉ đạo,...

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐ online) - Chiều 31/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Báo Lâm Đồng xin giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của đồng chí...

Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng...

(LĐ online) - Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi,...

Lâm Đồng bổ nhiệm 2 nữ cán bộ làm Trưởng Ban Dân tộc và Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH – HĐND

(LĐ online) - Sáng 2/11, tại Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh về quán triệt, triển khai nội dung, kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm và quán triệt Quy chế bầu cử trong Đảng; quán triệt, triển khai việc đánh giá phân loại tổ chức đảng và cán bộ đảng viên năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Thái...

Vụ Sài Gòn Đại Ninh: Cựu Bí thư Lâm Đồng Trần Đức Quận nhận hối lộ 2,1 tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông tin, đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan, đề nghị truy tố 10 bị can. Trong số 6 bị can bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ có cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng Trần...

Cùng chuyên mục

Triển lãm 140 tác phẩm tranh cổ động tấm lớn về thực hiện nếp sống văn minh

(LĐ online) - Ngày 1/11, tại công viên trung tâm TP Bảo Lộc, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng và UBND TP Bảo Lộc tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về thực hiện nếp sống văn minh. Các đại biểu dự lễ khai mạc triển lãm Triển lãm là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện được tổ chức để...

Nhà sưu tầm Nguyễn Quốc Dũng tặng Trung tâm Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận 50 hiện vật

(LĐ online) -  Ngày 31/10, ông Nguyễn Quốc Dũng - nhà sưu tầm hiện vật văn hóa các dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên và hiện vật văn hóa của người Chăm ở TP Đà Lạt đã tặng Trung tâm Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận 50 hiện vật văn hóa của người Chăm để phục vụ công tác bảo tồn, bảo tàng, nghiên cứu và trưng bày, giới thiệu với khách tham quan Trung tâm. Ông Nguyễn Quốc Dũng...

11 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng

(LĐ online) - Chiều 31/10, Báo Lâm Đồng đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết về đề tài xây dựng nông thôn mới. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Nhà báo tỉnh cùng lãnh đạo Báo Lâm Đồng; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Lãnh đạo các sở, ban, cơ quan báo...

Tiếp nối mạch nguồn cồng chiêng Tây Nguyên

Tự tin thể hiện những điệu chiêng lễ nghi của dân tộc K’Ho, nghệ nhân nhí Liêng Hot Hoàng Phúc (12 tuổi, xã Tà Nung, TP Đà Lạt) đã mang đến Ngày hội Văn hóa - Thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần VII - năm 2024 một luồng sinh khí mới. Âm thanh trong trẻo, cách chơi chiêng hồn nhiên, nghệ nhân nhí này hé mở cho mọi người thấy rằng, mạch...

Nông thôn mới – sức sống mới Bảo Lâm

Thu hoạch trà Một buổi sáng sau Tết Giáp Thìn, tôi có dịp vào chợ Bảo Lâm thăm một người em.Vừa bước vào chợ, vút lên giọng con gái rành rọt, dáng điệu nhanh nhẹn, trên môi lấp loáng nụ cười: - Anh ơi, vào hàng em mua thịt. Heo sạch anh ạ! Tôi nhìn nhanh, ngay mặt tiền của chợ, mười mấy phản thịt bày la liệt. Mặc dù không có nhiệm vụ đi chợ, thấy cô bán hàng đon đả,...

Chuyện nhà má Năm

Minh họa: Phan Nhân Ai ở cây số 6 làng Đa Thành (Phường 7, TP Đà Lạt ngày nay), đều biết nhà má Năm Mên ở đường Bạch Đằng. Đó là nhà Việt Cộng. Ngôi nhà đầy ắp những kỷ niệm qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đối với những cán bộ nằm lại hoạt động trong lòng địch. Ngược dòng lịch sử trở lại những năm 1950, của thế kỷ trước, nơi đây vừa là trạm...

Cơn cớ dã quỳ

“Hoa dã quỳ đã nở dứt mưa chưa? Vàng khắc khoải và đằm sâu khắc khoải”  (Nguyễn Thánh Ngã)   Chẳng phải cao nguyên đẹp nhất, lộng lẫy nhất, mê đắm nhất vào mùa dã quỳ trổ bông. Không chỉ hiện diện ở Đà Lạt, dã quỳ nhuộm vàng khắp Tây Nguyên, những Kon Tum, An Khê, Đắk Nông, Đắk Lắk, rắc vào nỗi nhớ những tâm hồn dễ rung rinh của lữ khách. Ngẫu nhiên gặp hình ảnh những đứa trẻ của...

Văn, thơ viết về vùng đất Bảo Lâm

Ngày 11/7/1994, huyện Bảo Lâm được thành lập, trên cơ sở tách ra từ huyện Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc) theo Quyết định số 65/QĐ-CP của Chính phủ. Dù tình hình kinh tế - xã hội những năm mới thành lập hết sức khó khăn; song, với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng; đặc biệt, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đã lãnh đạo Nhân dân vượt...

Họp báo Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – năm 2024

(LĐ online) - Chiều 29/10, Ban Chỉ đạo Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 đã tổ chức họp báo giới thiệu về các chương trình, hoạt động chính của lễ hội.  Quang cảnh họp báo Chủ trì cuộc họp có ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; ông Đặng Quang Tú - Chủ tịch UBND TP Đà Lạt. Cùng tham dự...

Liên hoan dân ca, dân vũ và nhạc cổ truyền huyện Lâm Hà

(LĐ online) - Tối 28/10, tại Hội trường Huyện ủy, UBND huyện Lâm Hà đã tổ chức bế mạc Liên hoan dân ca, dân vũ và nhạc cổ truyền huyện Lâm Hà năm 2024. Trao giải cho các đội thi Tại đây, các đội thi đến từ các CLB văn hóa văn nghệ, các CLB thơ, ca, chèo, dân ca, dân vũ và nhạc cổ truyền, vọng cổ, cải lương trên địa bàn huyện đã trình diễn 20 tiết mục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất