Powered by Techcity

Lễ hội Katê của người Chăm – điểm nhấn đặc sắc của du lịch văn hóa


Ngày 1/7 lịch Chăm hằng năm (khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch) đều diễn ra Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Bàlamôn tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận với nhiều hoạt động văn hóa – văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc.





Lễ Katê được tổ chức ở tháp Chăm
Lễ Katê được tổ chức ở tháp Chăm

LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM

Năm nay, Lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận được tổ chức tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP Phan Thiết) trong 2 ngày 1 và 2/10, với nhiều phần lễ truyền thống và phần hội mang đậm nét văn hóa dân gian Chăm. Trong đó, ngày 2/10 còn có lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023 đối với Linga vàng phát hiện tại tháp Pô Dam (thuộc xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong), niên đại khoảng thế kỷ VIII – IX.

Vào ngày lễ chính có đầy đủ các nghi thức mang giá trị văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc, đậm nét tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Chăm, như các nghi thức: nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư lên tháp chính, mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga – Yoni, mặc trang phục bệ thờ Linga – Yoni và đại lễ cúng tạ ơn Nữ thần Pô Sah Inư, các vị thần linh và ông bà, tổ tiên… Phần hội là những hoạt động sôi nổi diễn ra tại sân khấu chính,như: Hội thi thổi kèn Saranai và đội nước vượt chướng ngại vật; trang trí lễ vật trên Thônla và Cổ bồng để dâng tế Nữ thần Pô Sah Inư; giao lưu nghệ thuật dân gian truyền thống; biểu diễn nghề làm gốm, dệt thổ cẩm…

Tại Ninh Thuận, Lễ hội Katê năm 2024 của đồng bào Chăm tổ chức trong 3 ngày 1, 2 và 3/10. Trong đó, lễ chính được tổ chức vào sáng ngày 2/10 tại 3 khu vực đền, tháp Chăm: Tháp PôKlong Garai (TP Phan Rang – Tháp Chàm), tháp PôRômê và đền Pô Inư Nưgar (huyện Ninh Phước). Cùng với Lễ hội Katê năm 2024, tỉnh Ninh Thuận cũng xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch chào mừng Lễ hội Katê năm 2024 và quảng bá về Lễ hội Katê đến các đơn vị lữ hành, du lịch gắn với việc tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI, năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận. Lễ hội Katê năm 2024 tại Ninh Thuận cũng là dịp công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận 4 bảo vật Quốc gia đợt 12, năm 2023…

Katê là lễ hội dân gian có từ lâu đời và đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận và Ninh Thuận – là hai địa phương tập trung nhiều đồng bào Chăm, với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần, tổ tiên, ông bà; cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi; lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở… Vào dịp Lễ hội Katê, không chỉ người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận; mà người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.





Là dịp để Nhân dân và du khách tìm hiểu về văn hóa Chăm
Là dịp để Nhân dân và du khách tìm hiểu về văn hóa Chăm

TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ ĐẶC SẮC

Lễ hội Katê là sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn có sức thu hút đông đảo Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và hòa cùng vào không khí lễ hội của cộng đồng người Chăm. Lễ hội Katê được tổ chức hằng năm, bắt đầu bằng lễ hội ở các đền, tháp Chăm; cho đến các hoạt động vui chơi, đón Tết tại dòng họ, gia đình. Phong tục này được xem như một dòng chảy từ cộng đồng đến cá nhân, được người Chăm gìn giữ hàng ngàn năm qua. Năm nay, tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đều cho phép cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động, công nhân, sinh viên, học sinh là người dân tộc Chăm theo đạo Bàlamôn trên địa bàn tỉnh nghỉ Tết Katê năm 2024 trong 3 ngày (từ ngày 2 – 4/10). 

Lễ hội Katê là một trong 5 lễ hội đặc sắc nhất của tỉnh Bình Thuận, được đưa vào Danh mục các lễ hội tiêu biểu của địa phương cần bảo tồn và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trước đó, vào tháng 10/2017, “Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Ninh Thuận” đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.





Nghệ nhân biểu diễn trống paranung
Nghệ nhân biểu diễn trống paranung

Ngược dòng lịch sử, giai đoạn từ thế kỷ XV về trước, vương quốc Champa mang đậm ảnh hưởng của Ấn giáo. Sau thế kỷ XV, có thêm Hồi giáo xâm nhập vào xã hội Champa… Cho đến nay, những người Chăm Việt Nam gồm có 3 nhánh tôn giáo chính: người Chăm Ahier (hay Balamon), ảnh hưởng của Ấn giáo; người Chăm Awal (hay Bani), ảnh hưởng của Hồi giáo; người Chăm Islam (một ít ở Ninh Thuận và chủ yếu ở vùng An Giang) theo Hồi giáo chính thống. Lễ hội Katê hiện nay là lễ hội của nhánh Chăm Ahier.

Trước năm 1965, Katê chỉ là một lễ tục trên đền tháp, có sự hiện diện của một số tín đồ người Chăm Ahier, nhưng rất thưa thớt, không có mặt các “khán giả”, vì theo phong tục, đây là dâng hiến lễ vật cho thần linh trong ngày Katê trên đền tháp… Vào năm 1965, quan chức địa phương đề nghị các chức sắc Ahier cho phép đưa vào lễ tục Katê phần văn nghệ để đón chào phái đoàn Việt Nam đến viếng thăm dân tộc Chăm nhân dịp Katê. Kể từ đó, lễ tục Katê có thêm phần lễ hội, rồi về sau càng ngày càng phong phú, linh đình và phát triển cho đến hôm nay…

Katê là lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng về tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, tình cảm của cộng đồng người Chăm Bàlamôn; góp phần quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm; phản ánh nhiều khía cạnh văn hóa, phong tục tập quán, nghệ thuật liên quan đến đời sống của cộng đồng người Chăm. Trải qua hàng ngàn năm, với nhiều thăng trầm của lịch sử, cũng như quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, nhưng về cơ bản Lễ hội Katê vẫn được gìn giữ, duy trì theo đúng tập tục truyền thống; góp phần nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, cũng như kế thừa và trao truyền di sản văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc…





Nguồn: http://baolamdong.vn/du-lich/202410/le-hoi-kate-cua-nguoi-cham-diem-nhan-dac-sac-cua-du-lich-van-hoa-9d232fc/

Cùng chủ đề

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí. Tổng Bí thư Tô Lâm • Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng...

Đức Trọng chế biến 17.900 tấn rau cấp đông

Trong năm 2024, toàn ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng đã chế biến 17.900 tấn rau cấp đông, đạt 105,3% kế hoạch. Cùng với đó, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng cũng đã đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm 2024 như: gần 30,4 triệu viên thuốc nén (198,4%); sợi tơ tằm 460 tấn (107%); rượu mùi 230.000 lít (104,5%); 85.000 tấn phân bón NPK...

Làng trong ký ức

1. Tôi về tìm lại bóng mình Một thời chân đất đá banh đồng làng Quần đùi xẻ dọc vá ngang Tung chân móc bóng… giòn tan trận cười. 2. Tuổi thơ là tuổi thơ ơi! Một thời chín ngượng… qua rồi tìm đâu? Ao làng nghịch tắm lưng trâu Bùn non... bón nỗi nhớ nào lên xanh. 3. Leo rào hái trộm ổi xanh Đòn roi ký ức… chưa lành vết thương Giữa trưa gom gió đầy vườn Bờ tre ru khúc vô thường… võng tre. 4. Tôi về nghịch nhốt tiếng ve Giấu vào lưu bút gọi hè râm ran… Bao năm… “lên chức” trai làng! Triền sông diều giấy lập đàn vi...

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân...

Cùng tác giả

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối...

Thánh địa Mỹ Sơn và những phát hiện khảo cổ lý thú

Lời khẳng định về “con đường thiêng” Theo BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn, từ đầu tháng 3 đến nay, BQL đã phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ với tổng diện tích 220 m2 tại khu vực phía Đông tháp K. Đợt công tác đã mở tổng diện tích 200 m2 khai quật, được thiết kế thành 2 hố liền kề, mỗi hố có diện tích 100 m2 và mở...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí. Tổng Bí thư Tô Lâm • Kính thưa Tổng Bí thư, trong không khí phấn khởi, tự hào đón mùa Xuân mới cũng là dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, xin Tổng...

Đức Trọng chế biến 17.900 tấn rau cấp đông

Trong năm 2024, toàn ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng đã chế biến 17.900 tấn rau cấp đông, đạt 105,3% kế hoạch. Cùng với đó, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Đức Trọng cũng đã đạt tỷ lệ cao so với kế hoạch năm 2024 như: gần 30,4 triệu viên thuốc nén (198,4%); sợi tơ tằm 460 tấn (107%); rượu mùi 230.000 lít (104,5%); 85.000 tấn phân bón NPK...

Làng trong ký ức

1. Tôi về tìm lại bóng mình Một thời chân đất đá banh đồng làng Quần đùi xẻ dọc vá ngang Tung chân móc bóng… giòn tan trận cười. 2. Tuổi thơ là tuổi thơ ơi! Một thời chín ngượng… qua rồi tìm đâu? Ao làng nghịch tắm lưng trâu Bùn non... bón nỗi nhớ nào lên xanh. 3. Leo rào hái trộm ổi xanh Đòn roi ký ức… chưa lành vết thương Giữa trưa gom gió đầy vườn Bờ tre ru khúc vô thường… võng tre. 4. Tôi về nghịch nhốt tiếng ve Giấu vào lưu bút gọi hè râm ran… Bao năm… “lên chức” trai làng! Triền sông diều giấy lập đàn vi...

Cùng chuyên mục

Đưa ngành công nghiệp “không khói” vươn xa

Du lịch Lâm Đồng đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP. Để du lịch không chỉ là ngành dịch vụ, mà là một ngành kinh tế tổng hợp có những đóng góp đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, tỉnh Lâm Đồng đang nỗ...

Đến Hải Phòng… lòng vòng Food Tour

Một trong những trải nghiệm của khách du lịch đến thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng chính là Food Tour. Nem cua bể, bánh đa cua, bánh mì cay, bún cá cay, chả chìa Hạ Lũng, sủi dìn, bánh bèo, dừa dầm… Những món ăn nổi tiếng đất cảng có những hương vị riêng mà chỉ cần nếm thử một lần vẫn còn vương mãi. Chợ Cát Bi - một trong những địa điểm ẩm thực được nhiều du...

Du lịch canh nông với đông trùng hạ thảo Thiên Vương

Trên Quốc lộ 27C nối phố hoa Đà Lạt với phố trầm hương Nha Trang có điểm dừng chân, lưu trú trải nghiệm một vùng sinh thái đa chức năng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Thiên Vương thuộc thôn Đạ Đum, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Trong đó, điểm nhấn là khu sản xuất, chế biến đông trùng hạ thảo với dòng sản phẩm dược tính đặc trưng, thương hiệu Thiên Vương trên...

Lạc Dương: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người, huyện Lạc Dương chú trọng đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.  Bản sắc văn hóa của các dân tộc huyện Lạc Dương là tiềm năng để địa phương khai thác, phát triển du...

Văn hóa là “hồn cốt” của du lịch nông thôn tại Lâm Đồng

Lâm Đồng - miền đất cao nguyên xinh đẹp, không chỉ nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tài nguyên nhân văn phong phú...; mà còn là kho tàng văn hóa của nhiều dân tộc; nhất là ở các vùng nông thôn, với các phong tục tập quán, ẩm thực, nghề thủ công, văn hoá nghệ thuật... đang được lưu giữ, khiến cho du lịch không chỉ dừng lại ở việc nhìn ngắm,...

Cà phê voi dưới chân đèo Prenn

Cà phê voi - hương vị độc đáo, đậm đà ngay dưới chân đèo Prenn, TP Đà Lạt khiến bất kì thực khách khó tính nhất cũng phải “xiêu lòng” mỗi khi thưởng thức. Ông Phan Đắc Mậu Đại cho hay, trong quá trình làm cà phê voi, bắt buộc người làm phải có sự chọn lọc ngay từ khâu chọn cà phê. Bởi lẽ, chỉ có những hạt cà phê tươi, thật sự đạt chất lượng thì voi mới...

Dalat Art Map Bản đồ nghệ thuật kết nối cộng đồng

Đà Lạt, thành phố ngàn hoa, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một điểm đến văn hóa, nghệ thuật đầy hấp dẫn. Và giờ đây, với sự ra đời của “Dalat Art Map”, du khách sẽ có thêm một công cụ hữu ích để khám phá và trải nghiệm những giá trị độc đáo của thành phố này. Các bạn trẻ check in các điểm kiến trúc nổi tiếng với bản đồ Art Map KHÁC...

Lâm Đồng đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024

(LĐ online) - Trong không khí tưng bừng của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, vào 9 giờ sáng nay (30/12), Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Trần Hồng Thái đã trực tiếp đến sân bay quốc tế Liên Khương để chào đón vị khách du lịch thứ 10 triệu đến với Lâm Đồng trong năm 2024. Ông Trần Hồng Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (thứ 2 từ phải qua) tặng hoa chào đón du khách thứ 10 triệu là ông Nguyễn Đăng Dũng...

Đưa lượng du khách đến Ðà Lạt hằng năm tăng trên 7% 

Đà Lạt đang tăng cường đầu tư giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch trong những năm gần đây, hướng đến mục tiêu đưa tổng lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng hằng năm tăng trên 7%, trong đó khách qua đăng ký lưu trú tăng bình quân trên 10%/năm.  Du khách tham quan một hội chợ nông sản tại TP Đà Lạt • PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG  Trong...

Hàng trăm sản phẩm chất lượng cao được giới thiệu tại Phố Rượu vang, Trà, Cà phê và đặc sản Đà Lạt – Lâm...

(LĐ online) - Sáng 26/12, tại Khu vực đường Hồ Tùng Mậu, Phường 3, Đà Lạt, Phố Rượu vang, Trà, Cà Phê và đặc sản đã chính thức khai mạc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phạm S, đã cắt băng khai trương, đánh dấu một trong 10 sự kiện chính của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X. Ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã đánh giá cao sự kiện này và nhấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất