Powered by Techcity

PGS.TS nhà văn Trình Quang Phú: Vẫn vẹn nguyên sự trân quý khi nghĩ về Bác


Từ những năm 60 đến nay, nhà văn Trình Quang Phú đã tạo được dấu ấn của mình khi viết về lãnh tụ. Tác phẩm của ông được tái bản nhiều lần như Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng (22 lần), Đường Bác Hồ đi cứu nước (17 lần)… Ở tuổi 84, ông vừa ra mắt sách Theo dấu chân Người, nhân kỷ niệm 100 năm Bác Hồ đến Quảng Châu – một bước ngoặt lịch sử lớn trong cuộc đời Người (1924 – 2024).








 


GS.TS nhà văn Trình Quang Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh. Ông gặt hái nhiều giải thưởng văn học với tác phẩm Ký sự xứ người đoạt Giải thưởng Văn học Mê Kông năm 2022 và Giải Sáng tạo TP Hồ Chí Minh năm 2023. Tác phẩm Nhà văn và chữ tình gửi lại đoạt giải A Giải “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025 của Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Tác phẩm Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng đoạt giải A, Cuộc vận động Sáng tác, quảng bá về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2025 của Ban Tuyên giáo Trung ương…

• Ý TƯỞNG VIẾT TỪ HƠN 20 NĂM TRƯỚC

• Cảm hứng nào khiến nhà văn Trình Quang Phú bỏ ra nhiều năm tìm tư liệu và viết Theo dấu chân Người?





PGS.TS nhà văn Trình Quang Phú
PGS.TS nhà văn Trình Quang Phú

Vào khoảng năm 1996 – 1997, lúc cuốn Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng in lần thứ nhất, tôi đã đem sách tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cả hai ông đều khuyên tôi viết về thời gian Bác Hồ ở nước ngoài. Ông Phạm Văn Đồng đặc biệt nhấn mạnh: 30 năm Bác Hồ ở nước ngoài có bao nhiêu kho tư liệu quý và hấp dẫn, hãy cố gắng khai thác những tư liệu, những câu chuyện đó. Lúc bấy giờ, tôi nghĩ khó quá bởi tư liệu ấy ở rất nhiều nơi trên thế giới, rất mông lung. Và tôi chọn cách dễ hơn là biên soạn cuốn Đường Bác Hồ đi cứu nước. Cuốn sách cũng có những tư liệu, những câu chuyện Bác Hồ đi từ quê hương đến Bến Nhà Rồng, rồi từ Bến Nhà Rồng đi khắp năm châu. Cuốn sách sưu tầm và biên soạn này cũng được ông Võ Nguyên Giáp viết lời hoan nghênh ngay trang đầu, ở lần in thứ 2 và nhiều độc giả đón nhận.

Từ việc biên soạn cuốn sách Đường Bác Hồ đi cứu nước, tôi đã hình dung ra thật cụ thể cuốn sách Theo dấu chân Người sau này và luôn đau đáu suy nghĩ: Cuốn sách này mới chỉ là biên soạn, chưa phải của mình viết ra và tôi quyết tâm việc viết cuốn sách của riêng mình. Nhiều công việc cuốn đi, lần lữa, đến nay, cuốn sách được ra đời năm 2024 – năm Bác Hồ đến Quảng Châu, Trung Quốc.

• Khi viết thể loại văn học truyện ký, khác với những cuốn sách biên soạn, kể chuyện trước đây, ông có gặp áp lực gì với những nhà văn đã từng viết tiểu thuyết rất thành công về Bác Hồ như Sơn Tùng với Búp sen xanh, Nguyễn Thế Kỷ với bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm…? 

– Tôi không gặp áp lực gì đáng kể. Nói thật là đọc Sơn Tùng tôi rất quý anh ấy vì chính anh Sơn Tùng là người truyền cảm hứng viết về Bác cho tôi. Trong đêm gặp nhau ở rừng Trường Sơn năm 1968, hai anh em đã nói chuyện về đề tài Bác Hồ và đã hứa với nhau, sau trận chiến này nếu còn sống sẽ viết về Bác. 

Có những thông tin những câu chuyện về Bác, các nhà văn đã viết rồi có thể khiến mình ít nhiều chao đảo về mặt tư liệu nhưng việc phải đi tìm được cái gốc của nó là gì, như thế nào để viết và quyết định viết theo cách của mình, theo tôi khá thú vị. Tất cả những trang sách khác chỉ là tham khảo hoặc gợi ý. Còn nếu vì người khác đã viết thành công mà thấy áp lực thì tôi nghĩ sẽ khó mà viết được.

• VỚI BÁC, VẪN VẸN NGUYÊN SỰ TRÂN QUÝ

• Dấu ấn sâu đậm nhất trong đời viết văn của nhà văn Trình Quang Phú là viết về Bác Hồ. Ngoài câu chuyện gặp gỡ Sơn Tùng như nhà văn đã chia sẻ còn có nguyên nhân nào khác?

– Năm 1968, ngoài lời hứa cùng nhà văn Sơn Tùng, việc giục giã tôi viết về Bác lớn hơn chính là yêu cầu của chiến trường. Vào những năm 60, quân và dân giải phóng miền Nam rất mong có những câu chuyện về Bác Hồ, vì vậy những tác phẩm viết về Bác đầu tiên của tôi là những bài viết rất ngắn để gửi cho Đài Phát thanh Giải phóng. Lúc bấy giờ, tôi làm ở Vụ Tuyên truyền đối ngoại của Ban miền Nam. Và nhiệm vụ đầu tiên là phải viết những bài viết đó. Tôi cũng được có cơ hội đi theo những đoàn miền Nam ra thăm Bác, chứng kiến được những cảnh, những câu chuyện xúc động, thấy mọi người yêu thương Bác và Bác yêu thương những con cháu miền Nam như thế nào nên cảm động ghi lại. Từ những bài viết ngắn, về sau nâng lên thành những tập truyện ký như Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng.

• Trong quá trình tìm tư liệu viết Theo dấu chân Người, câu chuyện nào khiến ông xúc động? 

– Quả thực, khi viết có nhiều điều day dứt trong tôi. Bác Hồ là người yêu nước, chí lớn. Ở tuổi thanh niên đẹp như thế, ra đi chỉ có hai bàn tay trắng, có thể chỉ có vài đồng bạc nhỏ mà cha cho để dằn lưng thôi nhưng Người sẵn sàng gạt đi những khó khăn, đặc biệt là tình yêu nồng cháy của mình với Út Huệ. Nhìn lại mối tình đầu đời của Bác, một mối tình sâu sắc với người bạn học từ thời ở Huế, cùng chia sẻ trong những ngày tháng đầy khó khăn: Mẹ mất lúc cha đi vắng, anh chị ở xa, một mình Bác vừa nuôi em, vừa đi chôn mẹ, có cô bạn Út Huệ chia sẻ bên cạnh… Tình cảm ấy có cơ sở để phát triển thành một mối tình sâu sắc. Một tình yêu tưởng như trọn vẹn, hai người hẹn trở lại tìm nhau, gặp nhau giữa Sài Gòn. Về sau, Bác đã tới Pháp rồi, có trở về Sài Gòn một lần nữa nhưng dứt khoát không gặp lại Út Huệ, không cho Út Huệ biết bởi sợ chuyện tình cảm sẽ kéo mình lại mất và con đường đi tìm đường cứu nước có thể không trọn vẹn được. Phải có một nghị lực phi thường và một tình yêu đất nước rất lớn mới quyết tâm gạt bỏ mối tình riêng sâu sắc của mình được.

Ở nước ngoài, theo dấu chân Bác cũng có rất nhiều câu chuyện xúc động. Ví dụ như năm 1919, khi Bác mới chỉ 29 tuổi thôi mà một mình đến lâu đài Versailles (Paris), nơi có bao nhiêu tổng thống, thủ tướng các nước đang họp ở đó để gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam. Phải có một ý chí sắt đá, tinh thần dũng cảm mới có thể đứng giữa ngay thủ đô một nước đang xâm lược mình cất lên tiếng nói đòi quyền tự do, phản biện cho dân tộc. Có thể vì hành động này mà bị bắt ở tù nhưng Bác vẫn dũng cảm làm vì tình yêu lớn dành cho dân tộc và Người đã tạo nên một quả bom nổ giữa thủ đô Paris những năm tháng đó. Hành động của người thanh niên 29 tuổi ấy phi thường, xúc động lắm chứ. Hay như khi Bác sang Liên Xô, khao khát gặp Lênin nhưng cuối cùng không gặp được. Lênin từ trần và Bác dũng cảm, không cần chờ đoàn Quốc tế Cộng sản đi mà tự một mình đi viếng Lênin giữa giá buốt. Tôi xúc động trước tình cảm sâu sắc ấy…

• Nói về thể loại truyện ký, việc hóa thân vào nhân vật sao cho đúng với bối cảnh lịch sử, phong cách nhân vật, tâm lý nhân vật vô cùng quan trọng. Ông gặp khó khăn gì khi “nhập vai” Bác Hồ?

– Đọc, hiểu và viết về Bác từ lâu nên bản thân những tư liệu, câu chuyện về Bác Hồ có sức mạnh kéo tôi theo. Nhưng có những tư liệu vật vã trong tôi suốt bao ngày, bao năm và nó sẽ bật ra những chi tiết để mình đưa vào tác phẩm. Để viết được về Bác trong tác phẩm này, tôi phải lắng nghe rất nhiều lời nói của Bác. Xem ngôn ngữ, phong cách Bác nói như thế nào. Bác là người có phong cách nói ngắn, rõ, đầy đủ. Ngôn ngữ của Bác là ngôn ngữ của người xứ Nghệ nhưng có pha trộn. Chỉ riêng việc tìm hiểu về ngôn ngữ của Bác cũng phải mất nhiều năm mới viết được.

• Có một câu hát nổi tiếng: “Nghĩ về Bác lòng con trong sáng hơn”; còn với nhà văn Trình Quang Phú, một đời viết về Bác Hồ, ông có những cảm nhận thế nào khi viết về Bác, nghĩ về Bác?

– Không hiểu thế nào, từ khi còn bé, đi làm liên lạc, tôi đã coi Bác Hồ như một ông Thánh. Bác là gì đó vừa rất gần gũi nhưng cũng đầy cao sang, một lý tưởng mà mình trân quý. Vào cuối năm 1954, lúc đó tôi chỉ 14 tuổi thôi, đi thiếu sinh quân, cùng với vài bạn được Thiếu tướng Nguyễn Chánh – Tư lệnh Quân khu 5 đến thăm đơn vị khen và tặng hình Bác Hồ. Tấm hình cắt ra từ báo Nhân dân, dán trên một cái bìa dày nhưng rất quý vào thời điểm đó. Từ đó về sau bỗng dưng những câu chuyện đẩy đưa, thời thế đẩy đưa mà có cơ hội gặp, tiếp xúc và viết về Bác Hồ. Và tình cảm về Bác bao giờ cũng đầy trân quý như thời trong sáng ngày xưa. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy mình học được Bác Hồ từ những chi tiết rất nhỏ trong cuộc sống. Bác rất chú ý những chi tiết nhỏ. Ví dụ, Bác gặp mọi người là biết hoàn cảnh người đó như thế nào. Chẳng hạn, khi đó có Tạp chí Euro của châu Âu in những bài viết về Nhật Bản, Việt Nam, Bác Hồ lật ra nói với Thanh Hải: “Quyển này hay lắm, cháu nên đọc”. Thanh Hải có buột miệng nói: “Dạ, trong đó họ có in bài của cháu”. Bác nhắc: “Chú thì chỉ biết có bài của chú, không biết có bài của ai à?”. Chỉ là một câu nói đó nhưng Bác đã dạy ta cần phải nghĩ đến người khác trước, nghĩ đến mình sau. Hay lần tôi được gặp Bác, một hột cơm rớt xuống, tôi lượm bỏ đi thì Bác lượm bỏ vào bát của Bác, nói: “Người nông dân làm ra hạt gạo một nắng hai sương”. Câu nói của Bác thường ngắn, nói rất ít nhưng điều đọng lại rất lớn.

Những bài học của Bác Hồ cách đây đã hàng chục năm, theo ông có giá trị như thế nào với thời cuộc hiện nay?

Tôi vừa đi viếng anh Võ Tòng Xuân, anh giáo sư rất thân với tôi. Hai anh em từng thống nhất với nhau, đồng bằng sông Cửu Long chỉ nên trồng lúa một triệu ha thôi không cần 3,5 triệu ha, để chuyển đổi 2,5 triệu đấy thành trồng cây ăn quả, trồng này, trồng kia thì người nông dân thu nhập không chỉ một mà gấp 7, gấp 5 lần so với việc chỉ trồng lúa. Nông dân Việt Nam hiện nhiều nơi vẫn còn nghèo khổ và nếu họ tiếp tục làm ruộng, trồng lúa như thế họ vẫn tiếp tục khổ. Từ hạt gạo của Bác Hồ, từ hạt cơm của Bác Hồ nghĩ đến người nông dân thì bây giờ chúng tôi cũng vẫn canh cánh nghĩ đến người nông dân. Những bài học vẫn còn vẹn nguyên giá trị nhưng đòi hỏi mình cần phải linh hoạt trong suy nghĩ. 

Hay với Bác Hồ, một trong những điều mà Bác rất giỏi là việc tiết kiệm thời gian. Thời gian mất đi cũng giống như nước của dòng sông đổ ra biển không bao giờ lấy lại được, ào ào đi thôi. Với những người lớn tuổi như tôi, càng hiểu sự hữu hạn của thời gian, càng cần chắt chiu thời gian bởi thời gian trước mắt không còn nhiều nữa.

• Cảm ơn ông đã chia sẻ!





Nguồn: http://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202409/pgsts-nha-van-trinh-quang-phu-van-ven-nguyen-su-tran-quy-khi-nghi-ve-bac-1ca02ad/

Cùng chủ đề

Lạc Dương: Gặp mặt nguyên lãnh đạo huyện nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐ online) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 14/1, Huyện ủy Lạc Dương tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ya Tiong thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội đến các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Tại buổi gặp mặt, các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ đã nghe thông tin về tình...

Quy định mức chi trả cho lực lượng làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định Quy định mức chi bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.  Một góc khu vực trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh minh họa  Theo quyết định mới nhất này, mức chi quy định là mức chi tối đa, căn cứ tính chất, khối lượng, đặc điểm công việc của từng dự án...

Di Linh triển khai hiệu quả công tác Mặt trận

Thông qua việc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác Mặt trận, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Di Linh và các tổ chức thành viên đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận lòng dân. Từ đó góp phần quan trọng cùng với địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ...

Để cà phê Tây Nguyên phát triển bền vững (Bài 2)

Căn cứ vào việc triển khai mô hình và tiến độ thực hiện tại Di Linh, Cục Trồng trọt đã quyết định tài liệu hóa phương pháp tổ chức, công cụ thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại Di Linh để làm tài liệu hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng cho ngành hàng cà phê trong cả nước. Đoàn đánh giá của Trung ương trong chuyến kiểm tra dữ liệu hiện trường tại...

“Kỷ cương – Linh hoạt – Hiệu quả” trong xây dựng Đảng

Năm 2024, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh Lâm Đồng đã chọn phương châm “Kỷ cương - Linh hoạt - Hiệu quả” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Đây là sự quyết tâm mạnh mẽ không chỉ nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đảng mà còn tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh. Phương...

Cùng tác giả

Lạc Dương: Gặp mặt nguyên lãnh đạo huyện nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐ online) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 14/1, Huyện ủy Lạc Dương tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ya Tiong thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội đến các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Tại buổi gặp mặt, các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ đã nghe thông tin về tình...

Quy định mức chi trả cho lực lượng làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định Quy định mức chi bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.  Một góc khu vực trung tâm TP Đà Lạt. Ảnh minh họa  Theo quyết định mới nhất này, mức chi quy định là mức chi tối đa, căn cứ tính chất, khối lượng, đặc điểm công việc của từng dự án...

Giá heo hơi hôm nay 15/1/2025: Biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (15/1/2025) tại khu vực miền Bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh thành như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá bình quân được đưa mốc 69.000 đồng/kg, thấp nhất là 68.000 đồng và cao nhất là 70.000 đồng. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Khu vực miền Trung...

Di Linh triển khai hiệu quả công tác Mặt trận

Thông qua việc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác Mặt trận, thời gian qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Di Linh và các tổ chức thành viên đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận lòng dân. Từ đó góp phần quan trọng cùng với địa phương thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ...

Để cà phê Tây Nguyên phát triển bền vững (Bài 2)

Căn cứ vào việc triển khai mô hình và tiến độ thực hiện tại Di Linh, Cục Trồng trọt đã quyết định tài liệu hóa phương pháp tổ chức, công cụ thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu tại Di Linh để làm tài liệu hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng cho ngành hàng cà phê trong cả nước. Đoàn đánh giá của Trung ương trong chuyến kiểm tra dữ liệu hiện trường tại...

Cùng chuyên mục

Lâm Đồng có 3 nghệ sĩ là kỷ lục gia

Nhà Xuất bản Thông Tấn vừa xuất bản ấn phẩm Kỷ lục - Top - Best Lâm Đồng, tổng hợp những kỷ lục từng được xác lập của Lâm Đồng, bao gồm Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục châu Á và Kỷ lục thế giới. Họa sĩ Vi Quốc Hiệp bên bức tranh chân dung bác sĩ Yersin xác lập Kỷ lục Việt Nam Theo đó, nghệ sĩ đầu tiên của Lâm Đồng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công...

Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc về truyện cổ tích

(LĐ online) - Các nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc rất quan tâm đến truyện cổ tích - một trong những thể loại của văn học dân gian và có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết so sánh về nội dung, nghệ thuật của truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc.  Một trong những nhà nghiên cứu Hàn Quốc tiêu biểu là Jeon Hyae Kyung. Năm 1995, nhà nghiên cứu Jeon Hyae Kyung có bài viết So...

Uống mừng lúa mới – Tết Cả của người Mạ

Thường thì sau khi cót thóc đã được bịt chặt, nghĩa là vụ lúa đã thu hoạch xong, thóc đã mang về kho, người Mạ sẽ tổ chức nghi lễ uống mừng lúa mới để tạ ơn Yàng. Quy mô lễ to hay nhỏ, dài ngày hay ngắn ngày, tùy thuộc vào sản lượng thóc của vụ mùa đó nhiều hay ít. Đông đảo người Mạ ở xã Lộc Tân tham dự tái hiện Nhô R'he Trước kia, người Mạ chỉ...

Cây côm nước ven hồ

Cuối đông trời dịu nắng phai Về thương phố núi nghiêng vai ngựa thồ Thả trôi vất vả âu lo Nhìn cây côm nước ven hồ đón ta Từng chùm úp xuống đèn hoa Một mùi tinh khiết la đà đưa hương Chùa trên rơi thỏm tiếng chuông Gió đông gờn gợn hồ vương vấn chiều Thõng tay níu sợi mưa xiêu Chợt nghe nắng lạnh vàng phiêu lãng đồi Bao giờ hoa côm nước rơi Ta xin nhặt cánh tinh khôi sương mù Ướp vào tóc núi hoang du Tặng người thao thức...

Ấm áp tình người trong sương sớm

Lâm Đồng vào những ngày mùa đông, sương mù vương vấn từ những con đèo quanh co cho đến những mái nhà ẩn mình trong thung lũng. Khi mặt trời còn ngái ngủ, đất trời nơi đây chìm trong một màu trắng đục mờ ảo, như chiếc khăn voan của nàng tiên nữ vừa khẽ rơi xuống. Không gian se lạnh thấm qua từng thớ vải, len lỏi vào từng hơi thở của con người. Nhưng cũng chính trong...

Góp phần đưa thơ Việt đến với bạn đọc quốc tế

Chị tâm sự rằng, tiếng Việt là ngôn ngữ không dễ để chuyển sang một ngôn ngữ khác, nhất là thơ tiếng Việt - với những đặc trưng thi pháp rất riêng về câu chữ, nhịp điệu, thức điệu... - lại càng khó chuyển ngữ. Thêm nữa, tâm tình người Việt cũng không dễ để “chuyển dịch”. Tuy vậy, chị vẫn miệt mài lao vào công việc “nhọc nhằn mà lý thú” này, để thêm cơ hội cho thơ...

Trở về sau nửa thế kỷ

Minh họa: Phan Nhân Hoàng hôn vừa tắt, bóng tối phủ trùm khắp cánh rừng miền Đông Nam Bộ, ông Hùng vội vã trở về căn lều. Đã chục ngày lang thang trong rừng, ông cảm thấy mệt mỏi. Thêm củi cho đống lửa cháy thật lớn, ngồi bó gối, nhìn hút vào bóng đêm, trong ông, bao ý nghĩ miên man rối bời. Xa xa, con tắc kè tặc lưỡi khắc khoải. Tiếng con tắc kè lê thê ai...

Kể chuyện bằng hoa tươi Đà Lạt

Sản xuất, kinh doanh hoa, chăm sóc hoa, chơi hoa, thưởng lãm hoa đã trở thành một yếu tố văn hóa của Đà Lạt một cách tự nhiên theo chiều dài lịch sự ngành hoa nơi đây. Mỗi dịp Festival Hoa là một cuộc trình diễn “nền văn hóa hoa” của thành phố hoa công nghệ cao - Đà Lạt. Kể chuyện bằng hoa cũng là cách mà hoa Đà Lạt truyền tải những thông điệp về niềm tự...

Thành công Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – năm 2024 là món quà văn hoá tinh thần chào năm mới 2025

(LĐ online) - Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 với chủ đề “Hoa Đà Lạt- Bản giao hưởng sắc màu”, có 10 chương trình chính và 45 chương trình hưởng ứng; không gian hoạt động không chỉ tập trung ở thành phố Đà Lạt mà còn  diễn ra rộng khắp toàn tỉnh. Thời gian tổ chức kéo dài; Lễ khai mạc được tiến hành vào lúc 20h ngày 5/12/2024 và Lễ bế mạc diễn ra vào lúc...

Làng trong ký ức

1. Tôi về tìm lại bóng mình Một thời chân đất đá banh đồng làng Quần đùi xẻ dọc vá ngang Tung chân móc bóng… giòn tan trận cười. 2. Tuổi thơ là tuổi thơ ơi! Một thời chín ngượng… qua rồi tìm đâu? Ao làng nghịch tắm lưng trâu Bùn non... bón nỗi nhớ nào lên xanh. 3. Leo rào hái trộm ổi xanh Đòn roi ký ức… chưa lành vết thương Giữa trưa gom gió đầy vườn Bờ tre ru khúc vô thường… võng tre. 4. Tôi về nghịch nhốt tiếng ve Giấu vào lưu bút gọi hè râm ran… Bao năm… “lên chức” trai làng! Triền sông diều giấy lập đàn vi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất