Powered by Techcity

Du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế


Ngày 13/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới; đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới; khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo…





Lâm Đồng sẽ là một trong các đô thị trọng điểm phát triển du lịch
Lâm Đồng sẽ là một trong các đô thị trọng điểm phát triển du lịch




Mục tiêu cụ thể, năm 2025, phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 – 9%/năm; doanh thu dịch vụ du lịch đóng góp trực tiếp 8 – 9% trong GDP; có khoảng 1,3 triệu buồng phòng; du lịch tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp… Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 – 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 – 5%/năm; đóng góp trực tiếp từ 13 – 14% trong GDP; có khoảng 2 triệu buồng phòng; tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp…

Theo đó, du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân. Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Du lịch cũng góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương; phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 nghìn tỷ đồng; đóng góp 17 – 18% trong GDP.

Định hướng phát triển thị trường, theo Quy hoạch: giai đoạn 2021-2025, phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa; giai đoạn 2026-2030: Đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm. Với thị trường quốc tế, giai đoạn 2021-2025, phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông; giai đoạn 2026-2030: Duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Đông Âu, châu Đại Dương; đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.

Lâm Đồng sẽ là một trong các đô thị trọng điểm phát triển du lịch

Định hướng phát triển sản phẩm: khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển; phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Phát huy giá trị văn hóa vùng, miền, làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa. Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm. Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng.

Định hướng tổ chức không gian du lịch

Quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 6 vùng, 3 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Cụ thể, xây dựng và hình thành 8 khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch.

Đến năm 2030, tập trung hình thành 6 khu vực động lực: Khu vực động lực phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Ninh Bình: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới. Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi. Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển. Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên; đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hoá vùng đồng bằng với Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Khu vực động lực phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam. Khu vực động lực phát triển du lịch Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.

Giai đoạn sau 2030, hình thành 2 khu vực động lực: Khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai – Hà Giang: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng; Khu vực động lực phát triển du lịch Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên: Thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo Quốc lộ 6.

Tập trung nguồn lực phát triển du lịch

Tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới, bằng cách ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới. Duy trì hoạt động xúc tiến thị trường đối với các thị trường du lịch quốc tế truyền thống. Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường du lịch.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch; công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch để phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp. Đa dạng các hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy và đào tạo nghề; đào tạo bổ sung, đào tạo ngắn hạn; chú trọng đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng mới và tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo du lịch.





Nguồn: http://baolamdong.vn/du-lich/202406/du-lich-khang-dinh-vai-tro-dong-luc-cua-nen-kinh-te-2bb30b2/

Cùng chủ đề

Số doanh nghiệp thành lập mới giảm 14,3% 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, tình hình hoạt động doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, số doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký (582 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 2.676 tỷ đồng, giảm 14,3% về số doanh nghiệp và 30,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ), doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động tăng so...

Tác phẩm dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, năm...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; là người tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến với dân tộc và nhân loại; là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng... Vậy điều gì đã tạo nên một nhân cách vĩ đại đó? Khi nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ một động lực vô...

Cát Tiên: Gần 18.900 lượt hộ được vay vốn chính sách ưu đãi 

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cát Tiên đã cho 18.897 lượt hộ được vay các nguồn vốn ưu đãi trên 829,5 tỷ đồng; doanh số thu nợ gần 578,56 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 1.726 lượt hộ nghèo được vay với tổng nguồn vốn đạt 70,87 tỷ đồng, 5.405 lượt hộ thoát nghèo được vay với tổng nguồn...

Lâm Hà: Chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS

Nhằm bảo đảm sự kế thừa và phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, Huyện ủy Lâm Hà xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt trong công tác xây dựng Đảng của địa phương. Chị K'Lương (bên trái) là đảng viên DTTS gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi công tác của địa phương • TẠO NGUỒN TỪ CƠ SỞ Xã Phi Tô có...

Sau 25 năm khơi thông đầu ra cho cây bơ Lâm Đồng

Sau hơn 25 năm khởi nghiệp, Công ty TNHH Nông sản Văn Phương ở thôn An Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng đã khơi thông đầu ra mỗi năm hơn 600 tấn bơ tươi các loại của nông dân các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng đến với hệ thống siêu thị cao cấp trong nước, đồng thời từng bước thâm nhập thị trường xuất khẩu. Mỗi năm Công ty TNHH Nông sản Văn Phương khai thác thị trường tiêu...

Cùng tác giả

Đà giảm vẫn tiếp diễn, cao nhất 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 2/7/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 2/7/2024 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi miền Bắc hôm nay 2/7/2024 tăng nhẹ trên phạm vi hẹp Sau khi tăng một giá, thương lái đang thu mua tại Thái Nguyên với giá 68.000 đồng/kg ngang bằng với thương lái mua tại Bắc Giang, Phú Thọ, Thái...

Số doanh nghiệp thành lập mới giảm 14,3% 

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, tình hình hoạt động doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, số doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về số lượng và số vốn đăng ký (582 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 2.676 tỷ đồng, giảm 14,3% về số doanh nghiệp và 30,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ), doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động tăng so...

Tác phẩm dự thi Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Lâm Đồng lần thứ I, năm...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất; là người tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến với dân tộc và nhân loại; là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng... Vậy điều gì đã tạo nên một nhân cách vĩ đại đó? Khi nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy rõ một động lực vô...

Cát Tiên: Gần 18.900 lượt hộ được vay vốn chính sách ưu đãi 

Trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cát Tiên đã cho 18.897 lượt hộ được vay các nguồn vốn ưu đãi trên 829,5 tỷ đồng; doanh số thu nợ gần 578,56 tỷ đồng. Cụ thể, đã có 1.726 lượt hộ nghèo được vay với tổng nguồn vốn đạt 70,87 tỷ đồng, 5.405 lượt hộ thoát nghèo được vay với tổng nguồn...

Lâm Hà: Chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS

Nhằm bảo đảm sự kế thừa và phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, Huyện ủy Lâm Hà xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và then chốt trong công tác xây dựng Đảng của địa phương. Chị K'Lương (bên trái) là đảng viên DTTS gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi công tác của địa phương • TẠO NGUỒN TỪ CƠ SỞ Xã Phi Tô có...

Cùng chuyên mục

Hành trình 10 năm kết nối Việt Nam – Hàn Quốc của Vietjet, công bố đường bay mới Daegu – Nha Trang

* Vietjet đã chuyên chở 10 triệu lượt khách giữa Hàn Quốc – Việt Nam, với hơn 37 đường bay thường lệ và thuê chuyến * Công bố đường bay mới Daegu – Nha Trang dự kiến khai thác từ 27/10/2024 với 7 chuyến khứ hồi mỗi tuần (LĐ online) - Tại Diễn đàn Xúc tiến Du lịch và Hợp tác Văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc 2024, Vietjet kỷ niệm 10 năm mở đường bay tới “xứ sở Kim chi”, đồng...

Lâm Đồng tham dự Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh

(LĐ online) - Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024, với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức từ ngày 27 - 30/6 tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Gian hàng chung của tỉnh Lâm Đồng tại Liên hoan Văn hoá Ẩm thực xứ Thanh Liên hoan Văn hóa Ẩm thực xứ Thanh năm 2024 có sự tham gia của hơn 100 gian hàng đến từ 15 tỉnh, thành trên cả nước. Bên...

Phát triển mạnh cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch Lâm Đồng thời gian qua phát triển mạnh mẽ với hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 3.091 cơ sở lưu trú với tổng số 43.770 phòng. Trong đó, phân khúc khách sạn được đầu tư bài bản với 449 khách sạn từ 1- 5...

Cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế

(LĐ online) - Trong 3 ngày từ 26 - 28/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2024. ThS. Hoàng Ngọc Huy - Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, thông tin về tình hình phát triển du lịch Việt Nam, du lịch Lâm Đồng Hệ thống các văn bản pháp luật...

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đây được xem là một trong những nét đẹp văn hoá đặc sắc và lâu đời nhất của người M’nông. Buôn Jun, thị trấn Liên Sơn nằm ven Hồ Lắk là nơi lưu giữ nhiều phong tục, tập quán truyền thống...

Công nhận Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định số 1061/QĐ-UBND ngày 21/6/2024 về việc công nhận Điểm du lịch “Ga đường sắt Đà Lạt”. Điểm du lịch "Ga đường sắt Đà Lạt" Theo đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Du lịch và quy định pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác kinh doanh du lịch tại Điểm du lịch...

Đà Lạt sẽ là đô thị trọng điểm phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm

(LĐ online) - Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đà Lạt được định hướng phát triển các sản phẩm phù hợp với đô thị trọng điểm phát triển du lịch gắn với kinh tế ban đêm. Một góc đô thị Đà Lạt Quan điểm quy hoạch là phát triển du lịch thực sư trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và...

Xôi Phú Thượng: Tinh tế hương sắc Tràng An

Hương xôi lan tỏa bốn mùa Kẻ Gạ. Hàng trăm năm qua, xôi Phú Thượng đã làm nên hương sắc Tràng An. Vị thơm ngon của xôi và tình người Kẻ Gạ trở thành chất keo bền chặt hấp dẫn thực khách. Gánh xôi làng Phú Thượng Với người Hà Nội, xôi làng Gạ (Kẻ Gạ, tức làng Phú Gia nằm bên bờ Nam sông Hồng, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), đã trở nên thân quen....

Về ngoại ô ngắm cung đường hoa giấy 

Đà Lạt quen thuộc với du khách bởi là vùng có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, trong lành quanh năm. Nói đến Đà Lạt thơ mộng, du khách thường liên tưởng đến những vườn hoa, những rừng thông, những con đường dốc quanh co... Nhưng, Đà Lạt cũng có những nơi thơ mộng theo một cách riêng, như một vạt hoa dại, những cánh đồng cỏ đổi màu... Báo Lâm Đồng cuối tuần giới thiệu với độc giả...

Vietjet áp dụng tuần lễ vàng giảm 50% vé bay Thành Đô, Tây An, Hong Kong (Trung Quốc)

(LĐ online) - Hè thêm rực rỡ, Vietjet khuyến mãi hấp dẫn giảm giá vé đến 50% cho các đường bay giữa Việt Nam và các địa điểm du lịch hấp dẫn Thành Đô, Tây An, Hong Kong (Trung Quốc), chỉ duy nhất tuần lễ từ 10/6 đến 16/6 tại website www.vietjetair.com và ứng dụng điện thoại Vietjet Air.  Vietjet khuyến mãi hấp dẫn giảm giá vé đến 50% cho các đường bay giữa Việt Nam và các địa điểm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất