Powered by Techcity

Về cái gọi là “Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng say mê bạo lực”

(LĐ online) – Ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, các thế lực chống cộng đã không ngớt rêu rao rằng chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng, rằng chủ nghĩa tư bản là “tận cùng của lịch sử”, rằng Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng cướp chính quyền của giai cấp tư sản Nga, rằng đây là cuộc cách mạng bạo lực và những nước nào đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga là đi theo con đường “say mê bạo lực”, gây chết chóc, khổ đau(?).

1. Đánh giá về Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Ngày 7/11/1917, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik do Lênin lãnh đạo đã đứng lên làm cuộc cách mạng vĩ đại: Cách mạng Tháng Mười Nga. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới thành công. Từ thành công của cuộc cách mạng này đã ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh giành độc lập. Năm 1991, sau 74 năm tồn tại, phát triển và tạo ra một hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, nhà nước Liên Xô, nhà nước ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại sụp đổ.

Sự sụp đổ của Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa xã hội có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân cơ bản đó là Đảng Cộng sản Liên Xô khi ấy đã xa rời những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin, bỏ điều quy định về vai trò của Đảng trong Hiến pháp Liên Xô, để cho những phần tử thoái hoá, biến chất chui sâu, leo cao vào trong tổ chức, bộ máy và đặc biệt là một bộ phận lớn cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô thoái hoá, biến chất, xa rời Nhân dân.

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, các nước Đông Âu không phải sự sụp đổ của một hệ tư tưởng mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình trong thực tế, một mô hình máy móc, rập khuôn, không phù hợp thực tiễn, xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngay từ lúc sinh thời, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã nhiều lần khẳng định rằng học thuyết của các ông không phải là cái gì bất biến mà là một học thuyết mở. Là một học thuyết mở nên những người đi sau không thể bê nguyên xi nó để áp dụng vào thực tiễn mà phải luôn luôn phát triển sáng tạo, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Trong bức thư gửi cho một nữ văn sỹ người Mỹ là Kvinhetskai năm 1887, Ph.Ăngghen đã nói rõ: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc ”. Lênin cũng khẳng định nếu chúng ta quên điều này “thì chúng ta sẽ làm cho chủ nghĩa Mác trở thành phiến diện, quái dị, chết cứng, sẽ vứt bỏ linh hồn sống của nó, sẽ phá hủy cơ sở lý luận cơ bản của nó – tức là phép biện chứng”.

2. Nước Nga đầu thế kỷ XX là một nhà nước phong kiến lạc hậu. Kể từ sau khi thất bại trước Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), nước Nga Sa hoàng đi vào giai đoạn thoái hoá, sụp đổ. Giai cấp địa chủ, phong kiến Nga tăng cường đàn áp, bóc lột nông dân, nông nô Nga đẩy họ tới bước đường cùng. Tháng 2/1917, dưới áp lực của giai cấp tư sản, Sa hoàng tuyên bố thoái vị và nước Nga bước vào thời kỳ rối ren với 2 chính quyền song song tồn tại: Xô viết Đại biểu công nhân và binh lính Petrograd (nay là Saint Petersburg) của giai cấp vô sản và Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Trước nguy cơ thành quả cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản phản động, Lênin và Đảng Bolshevik đã thông qua Luận cương Tháng Tư (1917), quyết định chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng khởi nghĩa vũ trang với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”. Luận cương tháng Tư (Апрельские тезисы), tên nguyên thủy là “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay”, là một văn kiện có tính cương lĩnh do Lênin soạn thảo và trình bày vào ngày 4/4/1917 ở Petrograd. Luận cương tháng tư là một trong những tuyên ngôn mang tính quyết định nhất của cuộc cách mạng Nga năm 1917.

Luận cương Tháng Tư xác định chiến lược và sách lược của Đảng về đấu tranh chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khi ấy, dù Nga hoàng đã thoái vị song Chính phủ lâm thời do giai cấp tư sản Nga cầm quyền chỉ bảo vệ quyền lợi của tư sản, địa chủ; vẫn tỏ ra hiếu chiến khi vẫn có ý định tham gia các cuộc chiến tranh mang tính chất xâm lược và ăn cướp… Trước tình hình ấy, Lênin đã nêu ra khẩu hiệu hành động: “Tuyệt đối không ủng hộ Chính phủ lâm thời”, “Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết”. Lênin giải thích rằng, chỉ có chính quyền Xô-viết mới đem lại hòa bình cho nhân dân, ruộng đất cho nông dân và bánh mì cho người đói. Lênin cũng nhận định rằng tình hình khi ấy chưa thể kêu gọi lật đổ Chính phủ lâm thời bằng bạo lực mà phải tiến hành bằng con đường hoà bình bằng cách kiên trì, lôi kéo những người lao động về phía mình. Theo Lênin khi thực hiện như vậy, chính quyền có thể chuyển sang tay công nhân và nông dân bằng con đường hòa bình.

Như vậy, ngay từ lúc đầu, Lênin đã chủ trương giành chính quyền bằng con đường hoà bình chứ không phải bằng bạo lực cách mạng. Thế nhưng, đến đầu tháng 7/1917, khi chính quyền đã chuyển sang tay các phần tử độc tài quân phiệt thì khẩu hiệu ấy không còn đúng nữa và Lênin thay bằng khẩu hiệu “Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang!”. Tháng 9/1917, trước bối cảnh tình hình mới, những người Bolshevik lại trở lại với khẩu hiệu “Toàn bộ chính quyền về tay các xô viết”, nghĩa là trở lại khả năng hòa bình phát triển cách mạng. Tuy nhiên, Các giai cấp tư sản, địa chủ không tự nguyện rời bỏ địa vị thống trị, đã điên cuồng dùng bạo lực chống lại nhân dân, trong điều kiện đó, không có bạo lực cách mạng của quần chúng thì cách mạng không thể thành công. Để bảo vệ thành quả cách mạng, quần chúng công – nông Nga đã đáp lại một cách kiên quyết nhất đối với bạo lực phản cách mạng của bọn địa chủ, tư bản và bọn đế quốc can thiệp.

3. Ngày 7/11/1917, lần đầu tiên, công nhân, nông dân quần chúng lao động bị áp bức bóc lột, dưới sự lãnh đạo của chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã đứng lên dùng bạo lực cách mạng đập tan ách thống trị của bọn địa chủ và tư bản, tự mình nắm lấy chính quyền, tự mình bắt tay xây dựng xã hội mới. Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức bóc lột, đưa họ từ thân phận người nô lệ làm thuê lên địa vị người chủ của xã hội.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Đại hội các Xô-viết toàn Nga lần thứ II đã thông qua hai sắc lệnh do Lênin soạn thảo là “Sắc lệnh hòa bình”, kêu gọi các nước ngừng chiến để đàm phán và “Sắc lệnh ruộng đất”, tuyên bố thủ tiêu quyền tư hữu ruộng đất của địa chủ, chia ruộng đất cho nông dân. Nhắc lại sự kiện này, năm 2007, nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, ngài Mirônov, Chủ tịch Thượng viện Nga viết trên báo Nga: “Đại thi hào Nga Puskin trong thư gửi Chadayep (một nhà tư tưởng và chính luận Nga) từng viết: dẫu trong đời sống nước Nga có nhiều vấn đề làm nhà thơ đau buồn, thậm chí bị xúc phạm, nhưng không vì bất kỳ điều gì trên thế giới này mà nhà thơ “muốn thay đổi Tổ quốc, hay muốn có những trang sử khác với lịch sử của tổ tiên”. Nên chăng, chúng ta cần có một thái độ như vậy đối với Cách mạng Tháng Mười 1917 và toàn bộ thời kỳ Xô viết sau đó. Ngài X.Mironop cũng cho rằng “Hoà bình cho các dân tộc”, “Ruộng đất cho nông dân”, “Bánh mỳ cho người đói”, “Tự do cho người nô lệ”… Ai có thể nói tự thân những câu khẩu hiệu phản ánh nhu cầu của đại đa số quần chúng này lại không đúng và thấu đạo lý? Không thể không nói thêm: Người Nga hôm nay vẫn luôn bày tỏ, vẫn tin vào CNXH, họ đồng loạt ký vào lời kêu gọi giữ thi hài Lênin trong Quảng trường Đỏ, để chiến hạm Rạng Đông tiếp tục neo đậu trên sông Neva, để những ngôi sao đỏ vẫn sáng trên những ngọn tháp Điện Cremli, biểu tượng Búa liềm còn mãi trên ngọn cờ Chiến thắng…”.

Lênin khẳng định cần phải sử dụng một cách linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng bằng bạo lực và phương pháp hòa bình. Đấu tranh giành và giữ chính quyền bằng phương pháp hòa bình là quý và hiếm. Như vậy, có thể khẳng định rằng việc sử dụng bạo lực cách mạng của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga chỉ là giải pháp trong một tình thế cách mạng nhất định.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đà Lạt 90% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn áp dụng công nghệ chuồng trại khép kín

TP Đà Lạt phấn đấu đến năm 2030 đạt 90% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và 60% cơ sở chăn nuôi quy mô vừa áp dụng công nghệ chuồng trại khép kín, có hệ thống thu gom, tổng lượng chất thải hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi được thu gom, xử lý, tận dụng đạt mức cao nhất. Theo đó, TP Đà Lạt khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi trang trại quy mô lớn đã đạt...

Đại biểu HĐND tỉnh và TP Đà Lạt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm

(LĐ online) Ngày 24/12, tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa X và HĐND TP Đà Lạt khóa XII tiếp xúc cử các phường 8, phường 4 sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Cử tri kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh và thành phố Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe đại biểu HĐND 2 cấp báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp HĐND tỉnh và thành phố. Cử tri đã chia sẻ với những khó khăn chung...

Toàn tỉnh công nhận 30 vườn cây đầu dòng

Thống kê của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, toàn tỉnh đã công nhận 30 vườn cây đầu dòng, tổng diện tích 415.178 m2, vật liệu khai thác hơn 9,3 triệu mầm, chồi/năm.   Trong đó, chiếm nhiều diện tích nhất với 118.141 m2 cây mắc ca (5 vườn, 946,8 ngàn mầm, chồi/năm); 95.170 m2 cây bơ (5 vườn, gần 1,4 triệu mầm, chồi/năm); 93.805 m2 cây cà phê (7 vườn, hơn 2 triệu  mầm, chồi/năm).    Tiếp theo với 66.760 m2 cây...

Lạc Dương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ chanh dây

Kế hoạch hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chanh dây tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương vừa được UBND huyện này phê duyệt triển khai giai đoạn năm 2024- 2026, chủ  trì là Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đạ Chais. Theo đó với tổng kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ hơn 855,2 triệu đồng, HTX và nông hộ đối ứng hơn 882,3 triệu đồng), chuỗi liên kết sản...

Ðam Rông: Xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh

Năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đam Rông đã phát huy vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Nhờ vậy, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong Nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Người dân Đạ K'nàng tham gia buổi tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND huyện...

Cùng tác giả

Đà Lạt 90% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn áp dụng công nghệ chuồng trại khép kín

TP Đà Lạt phấn đấu đến năm 2030 đạt 90% cơ sở chăn nuôi quy mô lớn và 60% cơ sở chăn nuôi quy mô vừa áp dụng công nghệ chuồng trại khép kín, có hệ thống thu gom, tổng lượng chất thải hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi được thu gom, xử lý, tận dụng đạt mức cao nhất. Theo đó, TP Đà Lạt khuyến khích các doanh nghiệp chăn nuôi trang trại quy mô lớn đã đạt...

Đại biểu HĐND tỉnh và TP Đà Lạt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm

(LĐ online) Ngày 24/12, tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa X và HĐND TP Đà Lạt khóa XII tiếp xúc cử các phường 8, phường 4 sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Cử tri kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh và thành phố Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe đại biểu HĐND 2 cấp báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp HĐND tỉnh và thành phố. Cử tri đã chia sẻ với những khó khăn chung...

Toàn tỉnh công nhận 30 vườn cây đầu dòng

Thống kê của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, toàn tỉnh đã công nhận 30 vườn cây đầu dòng, tổng diện tích 415.178 m2, vật liệu khai thác hơn 9,3 triệu mầm, chồi/năm.   Trong đó, chiếm nhiều diện tích nhất với 118.141 m2 cây mắc ca (5 vườn, 946,8 ngàn mầm, chồi/năm); 95.170 m2 cây bơ (5 vườn, gần 1,4 triệu mầm, chồi/năm); 93.805 m2 cây cà phê (7 vườn, hơn 2 triệu  mầm, chồi/năm).    Tiếp theo với 66.760 m2 cây...

Lạc Dương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ chanh dây

Kế hoạch hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chanh dây tại xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương vừa được UBND huyện này phê duyệt triển khai giai đoạn năm 2024- 2026, chủ  trì là Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đạ Chais. Theo đó với tổng kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng (nhà nước hỗ trợ hơn 855,2 triệu đồng, HTX và nông hộ đối ứng hơn 882,3 triệu đồng), chuỗi liên kết sản...

Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày tăng

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận không có sự điều chỉnh giá như ngày hôm qua (24/12. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 25/12/2024: Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày liên tục tăng. Ảnh: Phúc Lộc Trong đó, hôm nay ghi nhận nhiều tỉnh giao dịch ở mức 69.000 đồng/kg, gồm: Phú Thọ,...

Cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND tỉnh và TP Đà Lạt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp cuối năm

(LĐ online) Ngày 24/12, tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa X và HĐND TP Đà Lạt khóa XII tiếp xúc cử các phường 8, phường 4 sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Cử tri kiến nghị với đại biểu HĐND tỉnh và thành phố Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe đại biểu HĐND 2 cấp báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp HĐND tỉnh và thành phố. Cử tri đã chia sẻ với những khó khăn chung...

Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày tăng

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (25/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận không có sự điều chỉnh giá như ngày hôm qua (24/12. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 25/12/2024: Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày liên tục tăng. Ảnh: Phúc Lộc Trong đó, hôm nay ghi nhận nhiều tỉnh giao dịch ở mức 69.000 đồng/kg, gồm: Phú Thọ,...

Ðam Rông: Xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh

Năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đam Rông đã phát huy vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân. Nhờ vậy, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong Nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Người dân Đạ K'nàng tham gia buổi tiếp xúc cử tri với Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND huyện...

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW. Đại biểu trải nghiệm không gian số của Viettel Sơn La Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là...

Giá cà phê đồng loạt tăng trở lại, trong nước tăng gấp đôi, mức giá nào là hợp lý?

Giá cà phê hôm nay 25/12/2024 Giá cà phê thế giới cùng tăng trở lạ trên cả sàn London và New York. Giá cà phê trong nước điều chỉnh tăng nhẹ từ 200 – 400 đồng/kg, hiện đang giao dịch trong khoảng 120.200 – 121.000 đồng/kg. So với cùng kỳ năm ngoái giá cà phê trong nước hiện đã tăng gấp đôi. Giá cà phê tăng khi Brazil dự báo giảm sản lượng vụ 2025 – 2026. Theo Sở Giao dịch hàng...

Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng ổn định

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 25/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước hôm nay sau nhiều phiên giảm đã duy trì ổn định và đang neo ở mức khá cao. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa phương là 144.600 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở Gia Lai và tỉnh Bình Phước được thu mua với mức giá 144.000 đồng/kg; tỉnh Bà Rịa –...

Cảnh hoang tàn, xuống cấp của những ngôi biệt thự cổ ở Đà Lạt

24/12/2024 | 16:35 TPO – Nhiều năm qua, bốn ngôi biệt thự trên đường Cô Giang, phường 9, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) không được đưa vào sử dụng nên đã xuống cấp trầm trọng, gây lãng phí. Tất cả thuộc nhóm có giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa và thuộc...

Giá tiêu trong nước ngày mai biến động tăng trở lại

Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 25/12/2024 biến động tăng trở lại. Nguyên nhân chính là do sự biến động nguồn cung và cầu ở thị trường trong nước và quốc tế, cùng với những yếu tố khách quan khác. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 24/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước sau nhiều phiên giảm đã duy trì ổn định và đang neo ở mức khá cao....

Khẩn trương hoàn chỉnh phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đảm bảo đúng quy trình và tiến độ

(LĐ online) - Chiều 24/12, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng chủ trì.  Đồng chí Nguyễn Thái Học - Quyền Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW tỉnh Lâm Đồng Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Thị Phúc - Phó...

Cố gắng, nỗ lực để hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trong năm 2025

(MPI) – Văn phòng chính phủ vừa có Thông báo số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Ảnh minh họa. Nguồn: MPI Tại Thông báo, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất