Powered by Techcity

Chùa Vĩnh Nghiêm: Danh lam cổ tự ở Bắc Giang

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cách trung tâm thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Nam. Chùa Vĩnh Nghiêm từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Bắc Giang nói riêng và là một “Đại danh lam cổ tự” nổi tiếng khắp cả nước nói chung.





Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, Trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, Trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam

Chùa thờ Phật và 3 vị Trúc Lâm tam tổ là vua Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng, thiền sư Pháp Loa (1284-1330) và thiền sư Huyền Quang (1254-1334).

Theo thư tịch cổ và tài liệu văn bia còn lưu giữ tại chùa cho thấy, chùa được xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI) với tên gọi chùa Chúc Thánh. Đến thế kỷ XIII, ở thời Trần, Trần Nhân Tông cho mở mang xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo và đổi tên thành chùa Vĩnh Nghiêm. Lịch sử phát triển của chùa gắn liền với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Ba vị Trúc Lâm tam tổ từng trụ trì và mở trường thuyết pháp, đào tạo tăng đồ, lập sổ bộ tăng tịch định các chức danh cho tăng, ni trong các nước. Đây cũng là thư viện lớn nhất lưu trữ tài liệu, kinh sách, hồ sơ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nơi khởi thủy truyền bá tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – đạo Phật Việt Nam do đích thân Phật hoàng Trần Nhân Tông truyền giảng. Do đó, chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, Trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam và là trung tâm Phật giáo thời Trần. 

Chùa nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, mặt hướng ra nơi tụ hội của sông Thương và sông Lục Nam, chùa Vĩnh Nghiêm có tổng diện tích khoảng 1 ha. Trên tấm bia lục lăng khắc bằng chữ Hán vào năm Hoằng Định thứ 7 (1606) tại sân chùa còn ghi “Chùa Vĩnh Nghiêm là một danh lam được xây dựng giữa một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vùng Kinh Bắc. Nơi đây trang nghiêm rực rỡ, non cao ngàn dặm, trùng trùng điệp điệp vây quanh thành hình cái nong, chùa ở chỗ con sông sóng nước dạt dào mênh mông, quanh co uốn lượn chầu về như dải lụa bạc. Đây là một danh lam đứng đầu trong thiên hạ”.

Chùa Vĩnh Nghiêm hiện có 7 khối kiến trúc chính gồm: Cổng tam quan; tòa tiền đường, thiên hương, thượng điện; nhà tổ đệ nhất; gác chuông; nhà tổ đệ nhị; hai dãy hành lang Đông Tây; khu vườn tháp.

Năm 1964 chùa được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia, đến năm 2015, chùa được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, đa số nét kiến trúc còn lại của chùa là những tác phẩm nghệ thuật thời Lê – Nguyễn. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Hệ thống tượng Phật với quy mô bài trí chuẩn mực, các bia đá, hoành phi, câu đối… Đặc biệt, chùa còn lưu giữ được kho mộc bản kinh Phật với 3.050 bản ván khắc chữ Hán, Nôm rất có giá trị nghiên cứu về Phật học, khoa học và lịch sử. 

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là bộ sưu tập mộc bản duy nhất hiện còn lưu giữ được của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nội dung chính của kho mộc bản là các bộ kinh, sách, luật giới nhà Phật và trước tác của một số danh nhân, thiền sư đã sáng lập, chấn hưng, phát triển trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm trong nhiều thế kỷ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển về văn hóa, xã hội trong lịch sử Việt Nam như: Trần Nhân Tông, Pháp Loa Đồng Kim Cương, Huyền Quang Lý Đạo Tái,…

Kho mộc bản có 3.050 tấm ván rời, với 9 đầu sách được chia thành ba nhóm: Kinh Phật: có hai bộ kinh Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (gọi là kinh Hoa Nghiêm, cả phần kinh và phần chú giải) và A Di Đà kinh; Giới luật nhà Phật: gồm Đại thừa chỉ quán, Tỳ khâu ni giới, Sa di ni giới kinh; Sách: gồm Thần du Tây phương ký, Tây phương mỹ nhân truyện, Kính tín lục, Yên Tử nhật trình – Thiền tông bản hạnh. 

Mộc bản được chế tác trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Kích thước các mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm không đồng đều, tùy theo từng bộ kinh, sách mà có kích thước khác nhau. Bản khắc lớn nhất là loại sớ, điệp chiều dài hơn 100 cm, rộng 40-50 cm, bản nhỏ nhất dài khoảng 15 cm, rộng 20 cm. Trên các mộc bản có những hoa văn và hình chạm khắc đặc biệt thể hiện triết lý Phật giáo. Mỗi bản có 2 mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2.000 chữ Hán, Nôm.

Nội dung mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm có ý nghĩa lớn đối với xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện như: Lịch sử, triết học, y học, giáo dục, ngôn ngữ, nghệ thuật. Đặc biệt, các mộc bản quý có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá quá trình tự chủ trong tư tưởng, văn hóa của dân tộc; giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt, từ chỗ sử dụng chủ yếu chữ Hán sang coi trọng và chủ động sử dụng chữ Nôm, ngôn ngữ của người Việt ra đời từ thế kỷ XI.

Kho mộc bản là bản nguyên gốc, còn tương đối nguyên vẹn và được bảo quản kỹ lưỡng. Mộc bản đã được UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012.

Trải qua hơn 700 năm hình thành, chùa Vĩnh Nghiêm vẫn còn được bảo tồn, trở thành chốn văn hóa tâm linh linh thiêng ở Bắc Giang. Hàng năm, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội lớn, bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngoài phần lễ trang nghiêm, trong phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan, vãn cảnh chùa cầu mong quốc thái, dân an.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20/11 đến 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.   Theo chương trình kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 20/11, Ủy viên Ủy...

Dalanewfarm “trình làng” 2 sản phẩm ĐTHT mới

Tại 3 gian hàng của Phiên chợ rau - hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 5/12 - 15/12/2024 trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, Công ty TNHH Rau Hoa Song Bill (thương hiệu Dalanewfarm) “trình làng” 2 sản phẩm mới đông trùng hạ thảo (ĐTHT) tiềm gà và bồ câu. Đây là 2 sản phẩm ĐTHT được chuyển giao quy trình chế biến từ đầu bếp 5 sao nổi tiếng trong nước, sau đó Công ty...

Cùng tác giả

Trồng lạc đen và chanh dây ngọt trong vườn cà phê

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã triển khai có kết quả 2 mô hình trồng cây lạc đen và cây chanh ngọt trong vườn cà phê tại 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà.    Cụ thể trồng cây lạc đen CNC1 trong vườn cà phê tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng quy mô 2 ha/2 hộ, tỷ lệ cây sống trên 90%. Thời gian trồng đến thu hoạch 130-135 ngày. Chiều cao cây thu hoạch...

Chống lãng phí, nhiệm vụ cấp bách hiện nay (Bài 2)

Cả tham nhũng, lãng phí và tiêu cực đều gắn với quyền lực bị tha hóa, chúng đều có chung bản chất là lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để tư lợi cá nhân, sống ích kỷ, ăn bám, trên sức lao động của người khác. Vì vậy, rõ ràng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra ở mọi cấp, mọi ngành, không loại trừ một ai, ở cương vị nào, nó cũng được...

Giải ngân xây dựng nông thôn mới đạt gần 62%

Thống kê đến đầu tháng 11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đã giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước xây dựng nông thôn mới đạt gần 260 tỷ đồng, gần 62% kế hoạch năm 2024. Tổng vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 tại Lâm Đồng là trên 331 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 200 tỷ đồng, ngân sách...

Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục họp đợt thứ 2 từ ngày 20/11 đến 30/11. Sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.   Theo chương trình kỳ họp, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Chiều 20/11, Ủy viên Ủy...

Dalanewfarm “trình làng” 2 sản phẩm ĐTHT mới

Tại 3 gian hàng của Phiên chợ rau - hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 5/12 - 15/12/2024 trong dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, Công ty TNHH Rau Hoa Song Bill (thương hiệu Dalanewfarm) “trình làng” 2 sản phẩm mới đông trùng hạ thảo (ĐTHT) tiềm gà và bồ câu. Đây là 2 sản phẩm ĐTHT được chuyển giao quy trình chế biến từ đầu bếp 5 sao nổi tiếng trong nước, sau đó Công ty...

Cùng chuyên mục

Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm

(LĐ online) - Từ ngày 14 - 19/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt tổ chức “Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2024", tại Điểm du lịch Thác Datanla. Chương trình do các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động du lịch mạo hiểm hướng dẫn Chương trình được tổ chức thành 2 khoá,...

Mô hình chuỗi liên kết du lịch nông thôn đầu tiên trên địa bàn 3 huyện

(LĐ online) - Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Mô hình chuỗi liên kết du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương. Du khách trong vườn trái cây Avocado Farm Mô hình chuỗi liên kết được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển du lịch canh nông kết hợp tham quan, trải nghiệm...

Làng rèn nổi danh đất Bắc

Vẫn tiếng đe, tiếng búa nện vào không trung có nhịp có hồi; vẫn những bếp lò rèn đỏ lửa quanh năm suốt tháng; vẫn những con người cần mẫn, miệt mài với thứ hàng vốn vang danh “đệ nhất dao kéo” Đa Sĩ (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) hôm nay dường như đang mang trong mình một sức sống mới, sức sống của làng nghề độc đáo trăm tuổi thu hút khách du lịch nước...

Lan man dã quỳ…

Hoa dã quỳ đang bung nở khắp nơi, tạo nên những mảng màu vàng rực dưới ánh nắng trong veo đầu đông. Dân cư mạng đã điểm, suốt dọc dài đất nước Việt Nam, từ Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Tam Đảo, Ba Vì, Ninh Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng... đang xôn xao bởi dã quỳ về rồi... Những cung đường thu hút du khách mùa dã quỳ Không có kiểm chứng, nhưng người ta cho rằng, dã...

Phát triển du lịch chất lượng cao, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách

e7837c02845ffd04018473e6df282e92 ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 ED663DB2E03637B2E05382FC0367D4C6 8a10ed2284f659130185042d9d400025 /video/ Phát triển du lịch chất lượng cao, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách 8a10ed2292c548da0192c9c86f2c259b Media (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: http://baolamdong.vn/video/202411/phat-trien-du-lich-chat-luong-cao-tro-thanh-diem-den-hap-dan-du-khach-f2c259b/

Tiếp sóng trực tiếp: Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc Dã quỳ – Chư Đang Ya 2024”

e7837c02845ffd04018473e6df282e92 ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 ED663DB2E03637B2E05382FC0367D4C6 8a10ed2284f659130185042d9d400025 /video/ Tiếp sóng trực tiếp: Chương trình nghệ thuật "Vũ khúc Dã quỳ - Chư Đang Ya 2024" 8a10ed22930d61c6019310e93dbd1cff Media (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: http://baolamdong.vn/du-lich/202411/tiep-song-truc-tiep-chuong-trinh-nghe-thuat-vu-khuc-da-quy-chu-dang-ya-2024-dbd1cff/

Tuần lễ hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya: Cơ sở lưu trú sẵn sàng phục vụ du khách

Các khách sạn, homestay ở Gia Lai chuẩn bị chu đáo để đón tiếp lượng khách lớn trong Tuần lễ hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Với vị trí giữa trung tâm thành phố, Khách sạn Luxstay Gia Lai thường được khách đoàn từ 10-20 người lựa chọn làm điểm nghỉ ngơi Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya là sự kiện văn hóa-du lịch đặc biệt, diễn ra hàng năm vào dịp cuối thu khi...

Họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh về Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X

(LĐ online) - Chiều 7/11, tại Trụ sở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh - VTV9, Ban Chỉ đạo Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 đã tổ chức buổi họp báo để thông tin về Festival Hoa Đà Lạt và những tiềm năng, thế mạnh, chính sách, dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng. Đồng chí Phạm S - Phó...

Đẩy mạnh đầu tư, phát triển du lịch tại các khu vực trọng điểm

Tỉnh Lâm Đồng đang tập trung nguồn lực để phát triển du lịch và đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác các dự án đã được phê duyệt tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. Ngoài ra, tỉnh cũng đặt mục tiêu sẽ ưu tiên đầu tư và đưa vào hoạt động 2 công trình điểm là Khu du lịch Đankia - Suối Vàng và Khu du lịch hồ...

Định hướng phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao

Trong mục tiêu phát triển du lịch Lâm Đồng theo hướng chất lượng cao; xây dựng TP Đà Lạt trở thành đô thị du lịch, Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (Nghị quyết 18), có yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có giá trị gia...

Tin nổi bật

Tin mới nhất