Powered by Techcity

Dệt những nỗi niềm – Báo Lâm Đồng điện tử

Xưa, cả làng theo nghề dệt, nhà nhà làm, người người làm. Nay, không còn sự nhộn nhịp của một làng dệt thổ cẩm. Nhịp khung cửi như tiếng lòng của bà con thôn Đạ Nghịch (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) về đầu ra của sản phẩm, về tương lai của một làng nghề.





Bài toán đầu ra cho thổ cẩm vẫn là vấn đề nan giải đối với chính quyền địa phương
Bài toán đầu ra cho thổ cẩm vẫn là vấn đề nan giải đối với chính quyền địa phương

Nhiều cụ cao niên trong làng khẳng định rằng, nghề dệt thổ cẩm đã có từ rất lâu, còn lâu đến bao nhiêu thì không rõ, vì khi các cụ còn nhỏ đã thấy có làng nghề rồi.

Thôn Đạ Nghịch đẹp, nằm thoáng đãng trên một sườn đồi. Nhiều nóc nhà gỗ của đồng bào người Mạ vẫn còn giữ nét mộc mạc núi rừng. Toàn thôn có 316 hộ, đời sống của đồng bào chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm nghề truyền thống.

Nhiều năm trước, bà con được xây dựng một xưởng chung để dệt vải. “Niềm vui ngắn chưa tày gang”, bà con đã phải ai về nhà nấy cùng với khung dệt. Niềm hy vọng về một ngôi làng chuyên nghiệp dệt thổ cẩm, tiếng khung cửi vang lên thường xuyên, đều đặn chưa thực hiện được… 

Quay về nhà, lay lắt dệt vải; dệt luôn những nỗi niềm. Làm sao bỏ được vì nghề đã in hằn trong tiềm thức, chai hằn trên đôi tay khéo léo của phụ nữ người Mạ nơi đây.

“Trước nhà nào cũng dệt vải, cả làng dệt vải. Giờ còn hơn 100 hộ dệt vải nhưng làm thường xuyên chỉ vài chục”, một người dân cho biết. 

Chị Ka Rủ (50 tuổi) biết dệt khi còn thời niên thiếu; tính đến nay, chị có 35 năm dệt thổ cẩm. Mùa này, Bảo Lộc triền miên những cơn mưa, chị em không đi nương rẫy được, tranh thủ thời gian để dệt vải. Chị Ka Rủ tâm sự: Ngày thường khô nắng thì chị em đi làm các việc khác như đi nương rẫy, làm thuê, làm mướn; mưa gió thì tranh thủ ở nhà dệt vải. Mòn mỏi với nghề nhưng thu nhập không được bao nhiêu vì để cho ra một sản phẩm mất rất nhiều công sức.

Gia đình bà Ka Hiểu có 4 người làm nghề dệt vải. Sản phẩm của gia đình bán ở nhiều nơi trong tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, cái khó vẫn là đầu ra cho sản phẩm, lâu lâu gia đình mới bán được một tấm. Thành phẩm làm ra cất giữ ở nhà khá nhiều. 

Chị Ka Hợp, con gái bà Ka Hiểu với quyết tâm giữ nghề, nên cố gắng theo đuổi dù thu nhập chưa xứng đáng lắm với công sức đổ ra. Chị Ka Hợp bảo vì là sản phẩm thủ công nên người dệt cần phải chắc tay trong mỗi đường dệt, một tấm thổ cẩm chỉ cần một đường dệt không chắc tay là giá trị giảm, đôi khi hỏng cả tấm. Nếu có khách hàng thường xuyên thì chị em sống được với nghề, có thu nhập ổn định.

Chỉ tay vào từng tấm thổ cẩm, chị Ka Hợp phân tích: Tấm này làm chăn đắp, to, rộng lắm, công nhiều lắm. Tập trung làm thì hết khoảng 4 ngày, làm cầm chừng thì 15 ngày mới xong. Tiền một tấm bán ra từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng, chưa trừ chi phí sợi dệt. “Chúng em cũng muốn một lúc làm ra thành phẩm, có ngay tiền nhưng kẹt nỗi phải xoay cơm áo, gạo tiền từng bữa. Vì sản phẩm làm ra phải để nhà chờ người đến mua, không chủ động được khâu đầu ra sản phẩm”, chị Ka Hợp nói thêm. 

Năm 2020, trước những đắn đo, suy nghĩ của bà con về tương lai làng nghề, Hội Phụ nữ xã Lộc Châu đã thành lập Tổ phụ nữ dệt thổ cẩm với 45 thành viên tham gia. Chị Nguyễn Thị Mai – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lộc Châu cho biết: Đến nay, tổ vẫn còn hoạt động nhưng khó khăn nhất vẫn là đi tìm đầu ra cho sản phẩm, dệt xong sản phẩm, chị em phải bán lại cho một người thu mua cũng ở tại thôn để mang đi nơi khác tiêu thụ. Chính việc không chủ động đó đã dẫn đến khó khăn cho sự hoạt động của tổ dệt thổ cẩm, sự chênh lệch về giá cả cũng là vấn đề chị em quan tâm. 

Ông Nguyễn Xuân Huệ – Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Châu cho biết: “Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của làng nghề. Nhu cầu vay vốn của bà con để mua vật tư luôn được đáp ứng theo yêu cầu, lớp học nghề vẫn thường xuyên được tổ chức. Nói chung, vấn đề bây giờ là bài toán đầu ra cho sản phẩm, đây là việc cốt lõi mà chúng tôi vô cùng trăn trở”.

Hiện nay, xã Lộc Châu đang đề nghị lên các cấp, ban, ngành TP Bảo Lộc hỗ trợ khu trưng bày sản phẩm thổ cẩm của đồng bào đặt tại nhà sinh hoạt của thôn. Vì mỗi lần có người đến hỏi thăm hay có du khách, lại phải dắt đi từng nhà. Nhưng không phải nhà nào, lúc nào, ngày nào cũng dệt, cũng có mặt ở nhà. Rồi nữa, dắt đi từng nhà nhưng khách hàng chưa đồng ý lắm, chưa đồng thuận mua bán thì cũng “khó ăn, khó nói” với bà con.

“Địa phương cũng đang lên phương án nếu được hỗ trợ khu trưng bày sản phẩm thì cần bổ sung thêm về công tác quản lý, bảo quản thổ cẩm, có người giới thiệu sản phẩm…”, Phó Chủ tịch xã Lộc Châu, Nguyễn Xuân Huệ cho biết thêm.    



Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao chất lượng công tác phòng không Nhân dân

Việc thực hiện tốt công tác phòng không Nhân dân (PKND) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng tham gia Hội thi Bắn đạn thật lực lượng phòng không lục quân, PKND năm 2024 Ban Chỉ đạo PKND tỉnh Lâm Đồng với 22 thành viên đặt dưới sự lãnh...

Hỗ trợ nông dân trồng bắp nuôi bò sữa

Cát Tiên, vùng đất mới của những con bò sữa sản lượng cao đang trong những ngày rộn ràng thu hoạch. Dòng sữa trắng mang lại niềm hy vọng, thu nhập ổn định cho những người nông dân. Anh Lê Thanh Hải trong vườn bắp sinh khối Bà Hồ Thị Lâm, khuyến nông viên thị trấn Cát Tiên, huyện Đạ Huoai chia sẻ, từ vài năm nay, dự án phát triển đàn bò sữa trên địa bàn Cát Tiên phát triển...

Huyện Lạc Dương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, huyện Lạc Dương đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Huyện Lạc Dương luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản đảm bảo về số lượng và chất...

Giải pháp phát triển ngành hoa mang tầm quốc tế (Bài 2)

Theo định hướng, ngành hoa toàn tỉnh tập trung tái cơ cấu và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh bền vững, đặc biệt phát huy tối đa lợi thế từng khu vực sinh thái và năng lực sản xuất của nhà nông, doanh nghiệp, từ đó hình thành mô hình điểm về làng hoa xanh trên địa bàn, tạo ra sản phẩm với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường nội địa và xuất khẩu. Nâng...

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học: Phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm trước Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII

(LĐ online) - Chiều 12/1, ngay sau khi phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc kết thúc, Ban Chỉ đạo Xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh đã tổ chức cuộc họp trực tuyến quán triệt đến các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Quyền Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo tại hội nghị Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học và Phó Bí...

Cùng tác giả

Nâng cao chất lượng công tác phòng không Nhân dân

Việc thực hiện tốt công tác phòng không Nhân dân (PKND) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ngày càng vững chắc. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh Lâm Đồng tham gia Hội thi Bắn đạn thật lực lượng phòng không lục quân, PKND năm 2024 Ban Chỉ đạo PKND tỉnh Lâm Đồng với 22 thành viên đặt dưới sự lãnh...

Hỗ trợ nông dân trồng bắp nuôi bò sữa

Cát Tiên, vùng đất mới của những con bò sữa sản lượng cao đang trong những ngày rộn ràng thu hoạch. Dòng sữa trắng mang lại niềm hy vọng, thu nhập ổn định cho những người nông dân. Anh Lê Thanh Hải trong vườn bắp sinh khối Bà Hồ Thị Lâm, khuyến nông viên thị trấn Cát Tiên, huyện Đạ Huoai chia sẻ, từ vài năm nay, dự án phát triển đàn bò sữa trên địa bàn Cát Tiên phát triển...

Huyện Lạc Dương thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, huyện Lạc Dương đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn. Huyện Lạc Dương luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản đảm bảo về số lượng và chất...

Giải pháp phát triển ngành hoa mang tầm quốc tế (Bài 2)

Theo định hướng, ngành hoa toàn tỉnh tập trung tái cơ cấu và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh bền vững, đặc biệt phát huy tối đa lợi thế từng khu vực sinh thái và năng lực sản xuất của nhà nông, doanh nghiệp, từ đó hình thành mô hình điểm về làng hoa xanh trên địa bàn, tạo ra sản phẩm với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường nội địa và xuất khẩu. Nâng...

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học: Phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm trước Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII

(LĐ online) - Chiều 12/1, ngay sau khi phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc kết thúc, Ban Chỉ đạo Xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh đã tổ chức cuộc họp trực tuyến quán triệt đến các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Quyền Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo tại hội nghị Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thái Học và Phó Bí...

Cùng chuyên mục

Hỗ trợ nông dân trồng bắp nuôi bò sữa

Cát Tiên, vùng đất mới của những con bò sữa sản lượng cao đang trong những ngày rộn ràng thu hoạch. Dòng sữa trắng mang lại niềm hy vọng, thu nhập ổn định cho những người nông dân. Anh Lê Thanh Hải trong vườn bắp sinh khối Bà Hồ Thị Lâm, khuyến nông viên thị trấn Cát Tiên, huyện Đạ Huoai chia sẻ, từ vài năm nay, dự án phát triển đàn bò sữa trên địa bàn Cát Tiên phát triển...

Giải pháp phát triển ngành hoa mang tầm quốc tế (Bài 2)

Theo định hướng, ngành hoa toàn tỉnh tập trung tái cơ cấu và phát triển các vùng sản xuất chuyên canh bền vững, đặc biệt phát huy tối đa lợi thế từng khu vực sinh thái và năng lực sản xuất của nhà nông, doanh nghiệp, từ đó hình thành mô hình điểm về làng hoa xanh trên địa bàn, tạo ra sản phẩm với năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thương trường nội địa và xuất khẩu. Nâng...

Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2024-2026

(LĐ online) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kế hoạch nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2024-2026. Theo đó, Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đề ra giải pháp tự hoàn thiện, cải thiện rõ nét hơn về môi trường kinh doanh của tỉnh theo hướng thuận lợi, minh...

Nông dân Đạ Huoai chăm chút vụ dưa Tết

(LĐ online) - Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán năm 2025, thời điểm này, người nông dân trồng dưa hấu tại huyện Đạ Huoai đang tất bật chăm sóc ruộng dưa để phục vụ thị trường Tết. Dưa hấu trồng tập trung tại cánh đồng ngã ba Hoài Nhơn Những ngày này, đi dọc theo tuyến đường ĐT.721 qua địa bàn thị trấn Đạ Tẻh và các xã An Nhơn, Đạ Lây sẽ dễ dàng bắt...

Lâm Đồng tổng kết công tác uỷ thác cho vay

(LĐ online) - Ngày 9/1/2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH)  tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện ủy thác cho vay giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội (TCCT-XH) tỉnh năm 2024.  Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh và trực tuyến đến các điểm cầu của tất cả các huyện, thành phố… Ký kết giao ước thi đua giữa NHCSXH...

Truyền tải điện Lâm Đồng: Đảm bảo an ninh năng lượng trên toàn tuyến

(LĐ online) - Chiều 9/1, Truyền tải điện Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng - chuyên môn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 Truyền tải điện Lâm Đồng triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 trong bối cảnh còn nhiều khó khăn kéo dài từ năm 2023 như tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, ảnh hưởng thời...

Đam Rông phát động xuống đồng sản xuất vụ Đông Xuân

(LĐ online) - Sáng 10/1, tại cánh đồng Cọp, xã Đạ M’rông, UBND huyện Đam Rông tổ chức Lễ phát động xuống đồng sản xuất vụ Đông Xuân những ngày đầu năm 2025, nhằm thi đua lập thành tích chào mừng 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ông Trần Đức Bắc – Phó Chủ tịch UBND huyện cùng bà con nông dân thực hiện những luống...

Bảo Lộc: 100% sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu quảng bá trên sàn thương mại điện tử

Trong năm 2024, TP Bảo Lộc quảng bá 100% sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu trên các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, 100% doanh nghiệp trên địa bàn TP Bảo Lộc ứng dụng thanh toán điện tử và sử dụng hóa đơn điện tử; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; 100% xã có điểm bưu chính phục vụ người dân; 100% phòng, ban, đơn vị và UBND...

Bảo Lâm: Trên 10.250 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Đoàn công tác tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với huyện Bảo Lâm để kiểm tra, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đồng Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết: Giai đoạn 2010 - 2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn...

Bảo Lâm: Gần 110 tỷ đồng dư nợ tín dụng ưu đãi cho thanh niên vay phát triển kinh tế

Ngày 8/1, Huyện Đoàn Bảo Lâm cho biết, nhằm tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên được vay vốn chính sách để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, năm 2024, Huyện Đoàn Bảo Lâm đã đứng ra ủy thác với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bảo Lâm hỗ trợ đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Bảo Lâm tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Tính đến hết năm 2024,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất