Powered by Techcity

Khẳng định chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta

(LĐ online) – Vừa qua, một số đối tượng gây mất an ninh trật tự ở Đắk Lắk, nói theo cơ quan chức năng thì đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền Nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của chúng rất man rợ, mất nhân tính. Những đối tượng đó đã bị lực lượng chức năng bắt giữ và sẽ đưa ra xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Lợi dụng sự việc này, các tổ chức cá nhân chống phá, thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam đã vu cáo chính quyền, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đưa ra chiêu bài vu cáo “Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền”, các đối tượng chống phá tiếp tục rêu rao rằng nguyên nhân của vụ việc là do “người dân tộc không khuất phục, không quy thuận người Kinh” hoặc “do căng thẳng sắc tộc, tôn giáo”… 

Có đối tượng bị lực lượng chức năng bắt khai rằng họ được một người đang ở nước ngoài dụ dỗ kêu gọi: “Nếu không đứng lên sẽ bị nô lệ suốt đời”…! Lực lượng chức năng đã có tài liệu, chứng cứ chứng minh vụ án xảy ra có sự hậu thuẫn chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, thậm chí cử đối tượng từ nước ngoài xâm nhập trái phép về Việt Nam chỉ đạo tấn công khủng bố. 

Hiện nay, các cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ. Vụ việc này đã được đưa tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động nắm bắt, hiểu rõ bản chất vấn đề, không bị ảnh hưởng của những luận điệu xuyên tạc từ các đối tượng xấu.

Đáng chú ý là các đối tượng chống phá thường xuyên khai thác sự chênh lệch về mức sống cả vật chất và tinh thần giữa các vùng miền để khoét sâu những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi có thiên tai, địch họa để xuyên tạc rằng “Đảng, Nhà nước ta thiếu quan tâm”, “đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam bị ngược đãi, phân biệt đối xử”. 

Cũng phải nói đến việc lợi dụng một số yếu kém, sai phạm trong công tác quản lý, điều hành ở các địa phương, cơ sở, các đối tượng thừa cơ lu loa, quy kết chính sách dân tộc của Việt Nam thiếu bình đẳng, không công bằng. Cũng không loại trừ mưu đồ sâu xa là tạo cớ, kích động, kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế nhằm “quốc tế hóa” vấn đề nội bộ để lật đổ chế độ.

Cần khẳng định rằng, ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã xác định chính sách dân tộc có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là một yếu tố mang tính quyết định, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính sách dân tộc được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sửa đổi hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế đất nước trong từng giai đoạn lịch sử nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ để các dân tộc thiểu số tiến kịp trình độ chung của đất nước. 

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã viết: “Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến kiến quốc”. Ba nguyên tắc cơ bản “đoàn kết, bình đẳng, tương trợ” có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau hợp thành một thể thống nhất, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển. Có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; có đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển thì mới thực hiện được bình đẳng. 

Tuy nhiên, tuyên bố quyền bình đẳng về mặt pháp lý và thực hiện quyền bình đẳng trên thực tế vẫn còn một khoảng cách bởi điều kiện và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc không đồng đều. Vì vậy, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc bao hàm cả việc các dân tộc đa số, có trình độ phát triển cao hơn giúp đỡ các dân tộc thiểu số chậm phát triển và ngược lại. 

Đương nhiên, sự giúp đỡ của Nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng vì là sự đầu tư tập trung, tạo điều kiện về con người, phương tiện để các dân tộc tự vươn lên, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến kịp trình độ chung của đất nước.

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 ghi rõ: “Tất cả các quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo… Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng kịp miền xuôi”. 

Các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) đều long trọng tuyên bố quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Điều 5 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng với phát triển đất nước”. Đây cũng là điểm mới quan trọng so với Hiến pháp 1992.

Quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên có những chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo, định hướng đối với công tác dân tộc. Có thể kể đến một số văn bản tiêu biểu: Đó là Nghị quyết số 22/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 27/11/1989 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền núi. Đó là Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 12/3/2003 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX riêng về công tác dân tộc. Quốc hội ban hành các luật khung và luật chuyên ngành nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý cho việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền cũng như chính sách hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Theo thống kê sơ bộ từ 2010 đến 2022 Chính phủ đã ban hành hơn 100 văn bản chính sách; hơn 50 đề án, chính sách dân tộc trực tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi. Ngày 28/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP về chiến lược công tác dân tộc, tầm nhìn đến 2045, trong đó tiếp tục nhấn mạnh quan điểm kiên trì và nhất quán thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác dân tộc.

Ghi nhận những kết quả tích cực trong thực hiện chính sách dân tộc, Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 30/10/2019 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW nêu rõ: Công tác dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được triển khai mạnh mẽ, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của các nước đã giảm từ 9,88% cuối 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm 1,4%/năm. Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngường được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”.

Dẫu còn nhiều vấn đề trăn trở trong việc chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ở những địa bàn miền núi khác nhau, nhưng sự phát triển của đất nước về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện và nâng cao, niềm tin của dân đối với sự lãnh đạo được củng cố… là minh chứng thuyết phục về sự đúng đắn và nhất quán trong những chủ trương chính sách của Đảng ta về công tác dân tộc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển bền vững.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐ online) - Trong những ngày đầu năm mới dư luận rất quan tâm đến Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (Nghị định 168). Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Nghị định 168 với 4 chương và 55 điều được kỳ vọng sẽ góp phần...

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay – Tiếp cận từ vai trò của nhân tố...

(LĐ online) - Có nhiều nhân tố làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, trong đó việc xem xét nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính trị, tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự hội tụ sức mạnh dân tộc không chỉ trong 20 năm chống Mỹ, mà là sự phát huy đến đỉnh cao sức mạnh của cả dân...

Đầu tư hoàn thiện 830 km đường giao thông nông thôn

Giai đoạn 2019 - 2024, toàn tỉnh đầu tư hoàn thiện 830 km đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn ngân sách 2.027 tỷ đồng và nguồn vốn lồng ghép 6.251 tỷ đồng. Cụ thể gồm 118 km đường huyện, đường xã; 252 km đường thôn, liên thôn; 420 km đường ngõ xóm và gần 40 km đường nội đồng. Đồng thời triển khai các công trình thủy lợi trọng điểm như: Hồ Ta Hoét, Đông Thanh, Kazam; phát...

Đơn Dương phân hạng lần đầu 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Đơn Dương vừa phê duyệt phân hạng lần đầu đối với 7 sản phẩm OCOP 3 sao của 7 chủ thể trên địa bàn. Cụ thể, gồm 1 sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của Công ty TNHH Avo-cado Farm (thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập); 1 sản phẩm cây cảnh mai anh đào của hộ kinh doanh vườn cây cảnh Bảo Lâm (Tổ dân phố Nghĩa Lập 4, thị trấn Thạnh Mỹ).  Còn lại...

Cây côm nước ven hồ

Cuối đông trời dịu nắng phai Về thương phố núi nghiêng vai ngựa thồ Thả trôi vất vả âu lo Nhìn cây côm nước ven hồ đón ta Từng chùm úp xuống đèn hoa Một mùi tinh khiết la đà đưa hương Chùa trên rơi thỏm tiếng chuông Gió đông gờn gợn hồ vương vấn chiều Thõng tay níu sợi mưa xiêu Chợt nghe nắng lạnh vàng phiêu lãng đồi Bao giờ hoa côm nước rơi Ta xin nhặt cánh tinh khôi sương mù Ướp vào tóc núi hoang du Tặng người thao thức...

Cùng tác giả

Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên

  Để mạch nguồn văn hóa của các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên được bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong đời sống xã hội hiện đại, có vai trò vô cùng quan trọng của các nghệ nhân, già làng. Các nghệ nhân, già làng ở Tây Nguyên là hiện thân của những “đại thụ” vững chãi, những hiền nhân thông thái của rừng già…  Họ không có trong tay cây quyền trượng, nhưng họ có uy tín, có...

Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (9/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Yên Bái, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng, lần lượt đạt 69.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,...

Cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐ online) - Trong những ngày đầu năm mới dư luận rất quan tâm đến Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (Nghị định 168). Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Nghị định 168 với 4 chương và 55 điều được kỳ vọng sẽ góp phần...

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay – Tiếp cận từ vai trò của nhân tố...

(LĐ online) - Có nhiều nhân tố làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, trong đó việc xem xét nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính trị, tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự hội tụ sức mạnh dân tộc không chỉ trong 20 năm chống Mỹ, mà là sự phát huy đến đỉnh cao sức mạnh của cả dân...

Nơi ‘ấm no’, nơi còn ẩn số

THƯỞNG THÁNG LƯƠNG THỨ 13 Phó hiệu trưởng một trường liên cấp ngoài công lập tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết thông thường trường sẽ thưởng cho giáo viên (GV), nhân viên một tháng lương thứ 13 vào trước Tết Nguyên đán và khoản này được coi như tiền thưởng tết. Lương tháng 13 thông thường sẽ tương đương lương các tháng trong năm, căn cứ tùy thuộc vào thâm niên, chức vụ, hiệu suất công việc của người...

Cùng chuyên mục

Những “di sản sống” ở buôn làng Tây Nguyên

  Để mạch nguồn văn hóa của các DTTS tại chỗ ở Tây Nguyên được bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong đời sống xã hội hiện đại, có vai trò vô cùng quan trọng của các nghệ nhân, già làng. Các nghệ nhân, già làng ở Tây Nguyên là hiện thân của những “đại thụ” vững chãi, những hiền nhân thông thái của rừng già…  Họ không có trong tay cây quyền trượng, nhưng họ có uy tín, có...

Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (9/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Yên Bái, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng, lần lượt đạt 69.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 9/1/2025: Miền Bắc tăng nhẹ (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 68.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang, Vĩnh Phúc,...

Cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ

(LĐ online) - Trong những ngày đầu năm mới dư luận rất quan tâm đến Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (Nghị định 168). Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Nghị định 168 với 4 chương và 55 điều được kỳ vọng sẽ góp phần...

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay – Tiếp cận từ vai trò của nhân tố...

(LĐ online) - Có nhiều nhân tố làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, trong đó việc xem xét nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính trị, tinh thần của quân dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự hội tụ sức mạnh dân tộc không chỉ trong 20 năm chống Mỹ, mà là sự phát huy đến đỉnh cao sức mạnh của cả dân...

Nơi ‘ấm no’, nơi còn ẩn số

THƯỞNG THÁNG LƯƠNG THỨ 13 Phó hiệu trưởng một trường liên cấp ngoài công lập tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết thông thường trường sẽ thưởng cho giáo viên (GV), nhân viên một tháng lương thứ 13 vào trước Tết Nguyên đán và khoản này được coi như tiền thưởng tết. Lương tháng 13 thông thường sẽ tương đương lương các tháng trong năm, căn cứ tùy thuộc vào thâm niên, chức vụ, hiệu suất công việc của người...

Mộng mơ sắc tím “vẽ” trên đồi chè xanh mơn man

NDO – Hàng loạt cây hoa mua tím đang vào mùa mãn khai, vẽ nên bức tranh tự nhiên diệu kỳ trên đồi chè ôlong tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Sắc tím trên triền xanh mơn man đã thu hút du khách tìm đến trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc với bức tranh thôn quê thơ mộng. NDO – Hàng loạt cây hoa mua tím đang vào mùa...

Để có hệ thống chính trị tinh – gọn – mạnh 

Phát biểu tại một phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn thừa nhận bộ máy hệ thống chính trị (HTCT) Việt Nam hiện quá cồng kềnh, chồng chéo và tình trạng này nếu không được kịp thời khắc phục sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước. Người đứng đầu Đảng ta khẳng định “không tinh gọn sẽ không thể phát triển được”. Tiếp theo tinh thần này, mới đây, Tổng...

Công an huyện Đơn Dương đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận trong năm 2024

(LĐ online) - Sáng 8/1, Công an huyện Đơn Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Thượng tá Phạm Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng; Dương Thị Ngà - Bí thư Huyện ủy Đơn Dương; đại diện lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện. Các đại biểu tham dự hội nghị Theo báo cáo tại...

Đoàn công tác TP Hồ Chí Minh thăm, chúc Tết Học viện Lục quân

(LĐ online) - Chiều 8/1, đoàn công tác TP Hồ Chí Minh do đồng chí Ngô Minh Châu - Trưởng Ban Nội chính Thành uỷ TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết cán bộ, học viên Học viện Lục quân. Thiếu tướng Trần Danh Khải - Chính uỷ Học viện Lục quân cùng lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, khoa thuộc Học viện đón tiếp đoàn. Thiếu tướng Trần Danh Khải - Chính uỷ Học viện...

Công an TP Bảo Lộc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

(LĐ online) - Sáng 8/1, Công an TP Bảo Lộc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công an năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Quang cảnh Hội nghị Dự Hội nghị có các đồng chí: Đại tá Trương Minh Đương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng; Tôn Thiện Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc và Ngô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất