Trong những năm gần đây, nhờ sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng nên bà con nông dân tỉnh Gia Lai trồng sắn đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiện đang trồng 3ha sắn, ông Nguyễn Đình Bằng – xã Ia Pior (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) cho biết, trước đây ông thường bón các loại phân đơn như: đạm, lân… Đối với 1ha, ông Bằng bón 12 bao phân đạm SA (Amoni Sunfat), 4 bao phân lân tổng chi 4.500.000 đồng. Kết thúc mùa vụ, ông Bằng thu được 13 tấn sắn/ha, bán được 39.000.000 đồng.
Sử dụng phân bón đúng cách giúp trồng sắn đạt năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao. Ảnh: Quốc Việt
Gần đây ông Bằng chuyển qua dùng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn (loại NPK 15-5-15 + 1,5 S + TE). Đánh giá mùa vụ vừa rồi, ông Bằng sử dụng 10 bao phân NPK Mặt Trời Mới, tổng chi là 6.000.000 đồng. Kết thúc mùa vụ, ruộng sắn ông Bằng đạt năng suất 23 tấn/ha (tăng 77% so với trước), bán được 69.000.000 đồng.
Mặc dù dùng phân bón Mặt Trời Mới khiến chi phí phân bón tăng 1.500.000 đồng/ha nhưng năng suất sắn tăng thêm 10 tấn/ha. Do đó, sau khi trừ đi chi phí mua phân ông Bằng thu lợi thêm 28.500.000 đồng/ha so với phương pháp canh tác dùng phân bón thông thường.
Ông Bằng là một trong nhiều nông dân tại tỉnh Gia Lai đang dùng phân bón Mặt Trời Mới để bón cho cây sắn. Phân bón Mặt Trời Mới NPK 15-5-15 + 1,5 S + TE đã được sử dụng cho mô hình chuyên trồng sắn tại huyện Krông Pa và cho năng suất bình quân 30 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 28%.
So với ruộng trồng sắn bón phân NPK khác, chỉ cho năng suất 27 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26%. Riêng ruộng sắn không bón phân (trồng quảng canh) thì năng suất chỉ đạt 21,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 25%.
Theo TS. Nguyễn Thanh Phương – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, lý do khiến năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột thấp là do trước đây, các ruộng này bón phân đạm SA và lân nhưng thiếu kali dẫn mất cân đối trầm trọng.
“Thiếu kali thì năng suất và hàm lượng tinh bột trên cây sắn giảm mạnh”, TS. Phương cho biết.
Do đó, với dòng phân bón của Mặt Trời Mới giúp bổ sung kali, một số vi lượng (TE) cần thiết nên đảm bảo dinh dưỡng để cây sắn sinh trưởng phát triển tốt. Mặc dù chi phí phân bón chuyên dùng cho cây sắn cao hơn bón phân NPK khác, nhưng cho năng suất cao hơn 3 tấn/ha. Do đó, lãi ròng ở mô hình bón phân chuyên dùng cao hơn ruộng bón phân NPK khác 17,4% và so với ruộng sắn không bón phân là 34,2%.
Mô hình trồng sắn bón phân công nghệ mới này cũng được áp dụng tại tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, tại Bình Định năng suất tăng 12,9%, lãi ròng tăng 28,5% so với trồng sắn bón phân đơn và phân chuồng. Tại Quảng Ngãi, năng suất tăng 10,2%, hàm lượng tinh bột tăng gần 1% so với sử dụng phân đơn.
Công ty Cổ phần vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định khuyến cáo, để phát triển bền vững cây sắn tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên cần sử dụng giống sắn thích nghi với từng vùng sinh thái (đất cát, đất đồi, chịu hạn). Giống phải có năng suất cao, ổn định (35-50 tấn/ha), tỷ lệ tinh bột > 26%; giống trung và ngắn ngày (khoảng 8-9 tháng); giống chống chịu với sâu, bệnh hại nhất là bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Virus – CMV), bệnh chổi rồng (Phytho plasma), rệp sáp bột hồng…
Cần chú ý rải vụ sắn, tránh việc gây áp lực cho nhà máy, cho nông dân. Người nông dân chú ý bón phân cho cây sắn bằng những loại phân NPK chuyên dùng, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Đối với canh tác sắn trên đất dốc, cần chú ý áp dụng quy trình canh tác trên đất dốc để bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, làm đất tối thiểu, quan tâm đến bồi dưỡng đất. Trồng sắn luân canh, xen canh với cây họ đậu là biện pháp hữu hiệu trong canh tác sắn bền vững.
Nguồn: https://danviet.vn/lam-the-nao-de-trong-san-dat-nang-suat-va-ham-luong-tinh-bot-cao-20240729171533133.htm