Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống sau bão Yagi (bão số 3), HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách, biện pháp để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua, việc giải ngân gói hỗ trợ 1.180 tỉ đồng khắc phục sau bão số 3 tại Quảng Ninh mới chỉ đạt 13%.
Với quá trình đô thị hóa, những năm gần đây, nghề đan cỏ bàng Ba Chúc có nguy cơ mai một. Hiện chỉ còn gần 30 hộ gắn bó với nghề, chủ yếu là lao động nữ. Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển nghề, giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, làng nghề đan cỏ bàng Ba Chúc đã chuyển sang mô hình tổ hợp tác.
Người có công làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng là chị Trần Thị Trang, chủ cơ sở Trung Trang, ở ấp An Hòa A, thị trấn Ba Chúc. Tuổi thơ của chị Trang lớn lên bên những chiếc đệm cỏ bàng nên chị chứng kiến, thấu hiểu sự thăng trầm của nghề hơn ai hết. Nhờ những năm tháng đi làm, học hỏi, tìm hiểu về sản phẩm mỹ nghệ ở nhiều địa phương xung quanh, chị Trang đã có cái nhìn mới. Từ đó, chị ấp ủ, quyết tâm đem theo khát khao đổi mới làng nghề. Khởi đầu là những chiếc giỏ làm từ cỏ bàng do chị và mẹ sản xuất, được khách hàng đón nhận, chị học hỏi trên mạng thiết kế thêm mẫu mã mới. Rồi chị học vẽ, sáng tạo mẫu túi xách, balo, ví, dép…
Chị Trần Thị Trang chia sẻ: Từ khi tham gia vào Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc, chị được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, cách quản lý và khả năng thiết kế mẫu mã hiện đại, tiên tiến, được tham quan mô hình sản xuất nhiều nơi. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng của sản phẩm làm từ cỏ bàng của Tổ hợp tác rất bắt mắt, bán rất chạy.
Hiện tại, chị Trang nhận được nhiều đơn hàng như nệm, nón, giỏ xách, túi thời trang, các loại ví cho nam và nữ… Bình quân mỗi tháng, chị Trang có thu nhập trên 10 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Bà Nguyễn Thị Máy, Tổ trưởng Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc cho biết: “Để đảm bảo việc cung cấp đủ hàng cho Công ty, Tổ hợp tác đã huy động nguồn lực từ các xã lân cận như Lê Trì, Lạc Quới, Lương Phi. Những ai có nhu cầu đan thì đến mua cỏ bàng tại Tổ hợp tác mang về đan gia công và bán lại cho Tổ với giá 20.000 đồng mỗi cái. Sau đó Tổ phân phối về Công ty với giá 25 – 40 ngàn đồng/cái. Sau khi giao hàng, Công ty sẽ làm quai, đáy giỏ, ép khuôn, thêm hoa văn hoàn chỉnh chiếc giỏ rồi xuất khẩu”.
Theo ông Phan Bá Phước, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ba Chúc, nhận thấy tiềm năng, lợi thế của cây cỏ bàng, cấp ủy Đảng, chính quyền thị trấn đã thành lập Tổ hợp tác cỏ bàng Ba Chúc nhằm hướng dẫn, dạy nghề đan cỏ bàng; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Khi vào Tổ hợp tác, các chị em được hỗ trợ dạy nghề nên biết đan rất nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng và đã xuất đi nhiều nước ở châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…
“Tất cả các sản phẩm đều được thị trường đón nhận tích cực. Khi tham gia Tổ hợp tác, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của chị em phụ nữ được nâng lên đáng kể” ông Phước cho biết.
Những năm gần đây, cuộc sống của nhiều người dân vùng biên đã bước sang một trang mới nhờ nghề đan cỏ bàng. Với những cách làm mới, hiệu quả, Tổ hợp tác đã góp phần giúp người dân xứ Ba Chúc và nhiều người dân làng nghề truyền thống của huyện Tri Tôn thay đổi tư duy phát triển làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, nhất là đồng bào DTTS.
Nguồn: https://baodantoc.vn/lam-song-lai-nghe-dan-co-bang-o-ba-chuc-1733458188201.htm