Trang chủKinh tếNông nghiệpLàm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng đáng từ các tổ chức tín dụng và phi chính phủ…

Tín dụng xanh “tự tìm đến” nhờ sản xuất bền vững

Trước đây, gia đình ông Trần Văn Tiền ở ấp Vàm Ray (xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) có thu nhập chủ yếu từ trồng 1ha mía. Tuy nhiên, từ khi ngành mía đường bị cạnh tranh bởi đường lậu, cây mía liên tục mất giá. Ông Tiền đã dành nhiều thời gian tìm hiểu các mô hình sản xuất khác và nhận thấy rằng, luân canh lúa – tôm ít rủi ro, phù hợp với đất đai địa phương, đặc biệt sản phẩm làm ra an toàn nên được thị trường ưa chuộng.

Ông quyết định “gõ cửa” ngân hàng để vay vốn. Sau khi xem xét, thấy dự án của ông Tiền phù hợp với chương trình cho vay “xanh”, có lãi suất ưu đãi hơn so với khoản vay thông thường, cán bộ ngân hàng đã hỗ trợ ông hoàn thiện thủ tục cần thiết. Nhờ đó, ông có tiền chỉnh trang đồng ruộng, làm thủy lợi, và chuyển hẳn sang trồng lúa kết hợp nuôi tôm.

Mỗi năm, sau khi thu hoạch 2 vụ lúa, ông tiếp tục cho nước vào để nuôi thêm một vụ tôm và cua luân phiên. Tôm và cua ăn sinh vật và tàn dư của cây lúa, giúp giảm một phần chi phí thức ăn và công chăm sóc. Khi mưa xuống, nước ngọt đẩy nước mặn trở lại biển, ông Tiền lại trồng lúa. Những năm được giá, gia đình ông lãi khoảng 80 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2-3 lần so với chỉ trồng mía trước đây.

Tín dụng xanh – động lực phát triển bền vững: Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3) - Ảnh 1.

Ông Danh Mẫm, xã Đông Yên (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) phát triển mô hình tôm sạch – lúa thơm từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Kiên Giang, cho thu nhập cao gấp gần 3 lần so với độc canh cây lúa, và gần 2 lần so với chỉ nuôi tôm. Ảnh: Trà My

“Ban đầu ở đây chỉ có một vài hộ làm theo mô hình này, nhưng bây giờ đã có nhiều hộ tham gia hơn. Mô hình này rất chắc ăn bởi nếu lúa không đạt năng suất thì vẫn có tôm và nếu tôm rớt giá thì còn có cua để bù lại. Thêm nữa, mô hình tôm – lúa thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, ít tác động tới môi trường nên được chính quyền khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và hướng dẫn chúng tôi tham gia vào chuỗi sản xuất lúa – tôm bền vững”, ông Tiền khẳng định.

Câu chuyện của ông Tiền không phải là cá biệt, có vốn xanh “tự tìm đến”. Tín dụng xanh là động lực quan trọng để bà con khu vực nông thôn chuyển đổi các mô hình kém hiệu quả sang canh tác lúa – tôm an toàn, theo hướng hữu cơ, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP). Thậm chí, nếu có được mô hình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, người dân và doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn xanh từ các tổ chức tài chính và tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. 

Là chủ một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê và hạt tiêu hàng đầu vào châu Âu, từ 14 năm trước, ông Phan Minh Thông (Công ty CP Phúc Sinh – TP.HCM) đã thực hiện các công việc phát triển bền vững tại vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khi đó, nhà nhập khẩu châu Âu yêu cầu đến năm 2015, tất cả sản phẩm cà phê và hạt tiêu của Phúc Sinh phải đạt chứng chỉ an toàn thực phẩm của châu Âu mới nhập hàng và phân phối vào các siêu thị.  

Chia sẻ với Dân Việt, ông Thông cho biết thời điểm đó, ông chỉ suy nghĩ đơn giản là “làm theo yêu cầu của khách hàng”. Sau một thời gian, ông Thông nhận thấy con đường này không chỉ mang lại lợi nhuận nhiều hơn mà phát triển bền vững sẽ là xu hướng bắt buộc. 

Thực tế, khi Phúc Sinh đạt được chứng nhận Rainforest Alliance (RA – Chứng nhận Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững giúp bảo vệ rừng và môi trường), khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm có chứng nhận. 

Tín dụng xanh – động lực phát triển bền vững: Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3) - Ảnh 2.

Nông dân huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) thu hoạch những quả cà phê chín đạt chuẩn cung cấp cho nhà máy Phúc Sinh Sơn La thuộc Công ty CP Phúc Sinh. Ảnh: T.L

Nhờ vậy, ông Thông có thêm tiền và động lực để tiếp tục phát triển bền vững, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, đầu tư vào các chương trình đào tạo cho nông dân và nhân viên công ty nhằm giúp họ nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng thực hành các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).

Thực tế là khi vùng cà phê của Phúc Sinh đạt được chứng nhận Rainforest Alliance (RA – Chứng nhận Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững giúp bảo vệ rừng và môi trường), khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho những sản phẩm có chứng nhận.

Nhờ vậy ông Thông có thêm tiền và động lực để tiếp tục theo đuổi con đường phát triển bền vững, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; đầu tư vào các chương trình đào tạo cho nông dân và nhân viên công ty nhằm giúp họ nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng thực hành các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị).

Trái ngọt cho việc kiên trì sản xuất xanh của Phúc Sinh là tháng 10 vừa qua, doanh nghiệp này đã nhận được khoản tài trợ không hoàn lại từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), trị giá 575 triệu Euro, nhằm hỗ trợ các sáng kiến ESG và phát triển bền vững của công ty. Đây là khoản tài trợ không hoàn lại lớn nhất từ trước đến nay mà DFCD dành cho một công ty nông nghiệp tại Việt Nam. Trước đó, vào giữa tháng 8/2024, Phúc Sinh cũng nhận khoản đầu tư trị giá 25 triệu USD từ Quỹ Đầu tư & Green của Hà Lan để làm nông nghiệp bền vững.

Chia sẻ với Dân Việt, ông Phan Minh Thông cho biết: “Mấu chốt ở đây là kể cả khi chưa có các quỹ đầu tư cấp tiền, Phúc Sinh vẫn làm các dự án phát triển bền vững cho nông dân ở những vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu. Chúng tôi làm bởi điều đó mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, sản phẩm dễ dàng truy xuất nguồn gốc chứ không phải để lấy thành tích”.

Tín dụng xanh – động lực phát triển bền vững: Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3) - Ảnh 3.

Nông dân chăm tỉa vườn trồng cà phê bền vững nằm trong hệ thống vùng nguyên liệu của Công ty CP Phúc Sinh thuộc xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông. Ảnh: Hoài Yến

Nhu cầu tín dụng xanh khu vực nông nghiệp rất lớn

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cho biết, nhu cầu vốn xanh của nông dân, HTX và doanh nghiệp là rất lớn. Chỉ riêng Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh từ nay đến năm 2030, dự kiến cần nguồn vốn khoảng 2,7 tỷ USD. Cùng với đó, Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 cần tổng kinh phí khoảng 2.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng đang triển khai Quyết định 3444/QĐ-BNN-KH về kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và thực hiện Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025.  

“Ngày 15/10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã thông tin về việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh, với 2 giai đoạn cho vay vốn (căn cứ theo 2 giai đoạn triển khai Đề án theo Quyết định 1490). Trong đó, giai đoạn thí điểm từ nay tới cuối năm 2025 do Agribank là ngân hàng chủ lực cho vay và giai đoạn mở rộng từ khi kết thúc thí điểm tới năm 2030 là tại các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn, tiết giảm chi phí để xem xét áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1%/năm so với lãi suất cho vay của kỳ hạn tương ứng đang áp dụng đối với khách hàng cùng kỳ hạn/cùng nhóm”.

P.V

Thực tế, nông nghiệp không chỉ là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam mà còn là nguồn sống của đa số người dân. Ngành nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 tại Việt Nam, sau ngành công nghiệp – theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Do đó, các đề án nói trên đều nhằm chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, phát triển bền vững, với mục tiêu chính là giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tăng thu nhập cho nông dân. 

“Với nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, việc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp, HTX và nông dân được xem là tất yếu và sống còn. Trong bối cảnh này, tín dụng xanh là công cụ tài chính quan trọng, giúp các tác nhân tham gia chuỗi sản xuất tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào các dự án nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn”, ông Lê Đức Thịnh nói.

Thế nhưng, không phải người dân, doanh nghiệp hay bất cứ dự án nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh. Như chia sẻ của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam, không phải khách hàng nói mình trồng rừng, mình làm nông nghiệp hữu cơ là dự án đó đủ tiêu chuẩn để tiếp cận tín dụng xanh, tài chính xanh. 

“Hiện tại, hành lang pháp lý của kinh tế xanh, tài chính xanh vẫn đang từng bước hoàn thiện. Do đó, các ngân hàng không chỉ là trung gian tài chính mà lúc này đóng vai trò hỗ trợ, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp trong việc hoàn thiện thủ tục chứng minh dự án đó là xanh, đáp ứng các tiêu chí cho vay”, ông Hùng nói.

Đây cũng là một trong những vướng mắc được ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) nêu ra khi đề cập tới việc cung – cầu vốn tín dụng xanh chưa gặp nhau. 

Tín dụng xanh – động lực phát triển bền vững: Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3) - Ảnh 4.

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) khẳng định nhu cầu vốn tín dụng xanh của nông dân, HTX, doanh nghiệp rất lớn. Ảnh: K. Nguyên

Ông Thịnh cho biết, thực tế vay vốn xanh hay vốn thông thường, các doanh nghiệp và người dân vẫn phải đáp ứng các điều kiện như dự án có tài sản đảm bảo, có phương án kinh doanh khả thi. Đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện về môi trường, phát thải tùy theo yêu cầu của mỗi tổ chức tín dụng. Thế nhưng, việc chứng minh dự án, phương án sản xuất đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên không hề đơn giản đối với người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một số dự án trong chuỗi giá trị người dân vay nhưng không phải họ đầu tư cho sản xuất mà để quay vòng vốn, thu mua nguyên liệu, ứng trước cho nông dân xây dựng hợp đồng liên kết. Ở một số quốc gia, với những trường hợp vay trong diện này, họ sẽ không căn cứ vào tín chấp mà thông qua hợp đồng mua bán nông sản, tần suất giao dịch nông sản. Nhưng ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng không cho vay theo hướng này vì các chuỗi giá trị liên kết nông sản ở nước ta chưa đủ minh bạch và chưa đủ cơ sở dữ liệu để họ tin tưởng đó là giao dịch thật.

“Điều này không phải lỗi do tổ chức tín dụng gây khó dễ, cũng không phải do nông dân hay doanh nghiệp năng lực quá yếu, mà do hiện nay chúng ta chưa có hành lang pháp lý, quy định rõ ràng, chưa có định mức kỹ thuật cho quy trình sản xuất xanh, nên chưa có gì đảm bảo rủi ro cho các tổ chức cho vay, dẫn đến các ngân hàng khó đưa ra quyết định rót vốn. Bên cho vay và bên muốn vay không đến được với nhau”, ông Thịnh nói.

Từ thực tế này, ông Thịnh cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ để cung – cầu vốn tín dụng xanh gặp nhau. Tuy nhiên, về phía nông dân, doanh nghiệp và HTX, theo ông Thịnh, họ phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức lại sản xuất nhằm minh bạch hóa toàn bộ quá trình tham gia chuỗi giá trị trong sản xuất.

Đặc biệt, các HTX và doanh nghiệp cần lưu ý minh bạch tài chính, các giải pháp cải thiện môi trường và quản trị. Các yếu tố này là “điểm cộng” trong hồ sơ xin vay vốn/tài trợ. 

Ông Albert Bokkestijn – Quản lý Dự án của Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (SNV-DFCD):

“Các doanh nghiệp nào lấy phát triển bền vững làm cốt lõi trong hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều khả năng thu hút được nguồn tài trợ. Nguồn vốn đó không chỉ từ các quỹ thương mại mà còn từ các tổ chức phi chính phủ, trong đó có SNV-DFCD, đặc biệt trong thời điểm cụm từ ESG đang trở thành xu hướng trọng tâm của toàn cầu”.

Bà Natalia Pasishnyk – Giám đốc Phát triển bền vững Quỹ Đầu tư & Green (Hà Lan):

“Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều bước chuyển mình và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế. Trên thế giới, nông nghiệp cũng được xem là một trong những khoản đầu tư ESG hiệu quả nhất và đang được các nhà đầu tư, doanh nghiệp lựa chọn tuân thủ. Nếu không phát triển bền vững, không thực hành ESG tốt, các quỹ và tổ chức tín dụng sẽ không tiếp cận rót vốn”.

Tín dụng xanh – động lực phát triển bền vững: Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3) - Ảnh 5.





Nguồn: https://danviet.vn/tin-dung-xanh-dong-luc-phat-trien-ben-vung-lam-sao-de-von-xanh-tu-tim-den-bai-3-20241105155917353.htm

Cùng chủ đề

Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước. Ngày 17/12, tại Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), diễn đàn Mekong Connect 2024 đã được khai mạc. Sự kiện năm nay thu hút sự quan tâm của các lãnh đạo trung ương, địa phương, chuyên gia kinh tế...

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Đáng nói, trong chuỗi 12 tiêu chí cạnh tranh, có một...

Doanh nghiệp “hút” ứng viên tiềm năng bằng hình ảnh thương hiệu

Một thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và bền vững. Doanh nghiệp “hút” ứng viên tiềm năng bằng hình ảnh thương hiệuMột thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng...

Tuyệt đối không để ách tắc, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng

Đây là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. Công điện nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh...

Tuyệt đối không để ách tắc, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng

Đây là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. Công điện nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Khí tài quân sự “khủng” của Việt Nam xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024

Trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024, hàng loạt khí tài quân sự tiên tiến, hiện đại của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu. Đáng chú ý, mẫu máy bay huấn luyện và trinh sát TP-150 chạy bằng xăng ôtô A95 do Việt Nam sản xuất lần đầu xuất hiện, thể hiện bước tiến đáng...

Phụ huynh “lách luật” đưa con ra nước ngoài lấy bằng tú tài bị từ chối nhận hồ sơ vào đại học ở Macau

Các trường ở Macau, đặc biệt ít phụ thuộc vào học phí từ sinh viên đại lục hơn so với Hong Kong, đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn bằng cách cấm không cho phép sinh viên không thi "gaokao" nộp đơn. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Làm bò một nắng kiểu gì mà đạt sao OCOP, anh nông dân Bình Thuận bán đặc sản đắt hàng?

Ông Nguyễn Thúc Phước Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện vừa công nhận thêm những mặt hàng nông sản, đặc sản đạt sao OCOP năm 2024, trong đó có sản phẩm bò một nắng của...

Mới nhất

Nam sinh Hà Nội bị nhóm thanh thiếu niên cầm hung khí đuổi chém giữa phố

Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang điều tra vụ nam sinh lớp 10 bị nhóm thiếu niên dùng hung khí chém nhiều nhát gây thương tích.Theo đại diện Công an quận Thanh Xuân, nguyên nhân ban đầu do mâu thuẫn khi chơi bóng đá. Công an quận Thanh Xuân triệu tập nhóm thanh thiếu niên liên quan...

Tại sao một số người cảm thấy buồn ngủ hơn sau khi uống cà phê?

Tuy cà phê được biết đến là thức uống giúp tỉnh táo, tăng năng lượng và tập trung, nhưng nhiều người lại cảm...

Quyền lợi của cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp bộ máy

(Dân trí) - Cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được điều động, luân chuyển đến các cơ quan hoặc hưởng chế độ, chính sách với người thôi việc, tinh giản biên chế... Liên quan đến quyền lợi, chế độ đối với cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp, bà...

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay. Đông khách vẫn lo Với lịch sử gần 100 năm tồn tại, chợ Bình Tây (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là...

Mới nhất