Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm sao để phát hiện bằng giả?

Làm sao để phát hiện bằng giả?


Hôm qua 25.11, lãnh đạo Trường CĐ Công thương Việt Nam cho biết trường vừa phát hiện ông N.T.H dùng bằng tiến sĩ giả để nộp hồ sơ vào vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin của trường.

Trong quá trình ông N.T.H thử việc ở vị trí này, Trường CĐ Công thương Việt Nam đã gửi công chứng văn bằng tiến sĩ của ông N.T.H sang Trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐH Quốc gia TP.HCM để xác minh thì nhận được kết quả thông tin của văn bằng không có trong dữ liệu lưu trữ của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.

Vụ dùng bằng tiến sĩ giả giảng dạy khắp nơi: Làm sao để phát hiện bằng giả? - Ảnh 1.

Bằng tiến sĩ giả của ông N.T.H

NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Trước đó, ông N.T.H cũng từng dùng bằng tiến sĩ cùng tên, cùng ngày tháng năm sinh nhưng khác số hiệu bằng để đi dạy ở một số trường khác nhưng cũng đều bị các trường phát hiện. Ngay sau khi bị phát hiện, ông N.T.H chủ động nghỉ việc và cắt đứt liên lạc với các trường.

‘Tiến sĩ bằng giả’ suýt thành trưởng khoa trường cao đẳng

Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: “Trên các bằng tốt nghiệp đều có tem chống giả. Tuy nhiên, bất cứ ký hiệu gì nếu muốn làm giả đều có thể làm được. Ngay cả việc dùng giải pháp gắn chip, mã QR thì kẻ gian họ vẫn làm được. Chỉ có duy nhất một thứ không thể làm giả được, đó là thông tin lưu trữ tại đơn vị cấp bằng. Vì thế, khâu xác minh văn bằng vẫn là cách duy nhất để biết người đó có sử dụng bằng giả hay không”.

Theo tiến sĩ Tuấn, việc xác minh văn bằng có thể bằng 2 cách, đó là lên trang web của các trường gõ số hiệu văn bằng sẽ ra đầy đủ thông tin về người được cấp. Nhưng đa số các đơn vị sử dụng lao động vẫn gửi văn bản tới các đơn vị cấp bằng để nhờ xác minh bằng cấp của người lao động.

Xem nhanh 20h ngày 25.11: Tiến sĩ dỏm suýt thành trưởng khoa | Thực hư vụ ‘người lạ cho tiền học sinh’

Cùng quan điểm này, thạc sĩ Văn Chí Nam, Phó khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhìn nhận: “Nếu sử dụng mã QR trên văn bằng, việc tra cứu, xác minh văn bằng sẽ thuận lợi và chính xác hơn vì mã QR có phép dẫn link đến dữ liệu xác thực văn bằng của nơi cấp bằng. Dù người ta vẫn có thể làm giả mã này, nhìn bằng mắt thường không thể phân biệt được bằng thật hay giả, nhưng nếu là bằng giả, khi quét thì mã QR sẽ không thể dẫn tới thông tin xác thực chính xác của nơi cấp bằng”.

Về việc gắn chip trên bằng, thạc sĩ Nam cho rằng vẫn có thể làm để chống giả tuy nhiên sẽ phức tạp cho việc tra cứu hơn và người ta cũng có thể làm một con chip giả, nhìn bằng mắt thường sẽ khó xác định là bằng giả hay thật. Chưa kể việc gắn chip còn tốn kém chi phí cho nhiều bên liên quan. 

“Vì thế, giải pháp chủ yếu và chính xác nhất để xác định bằng thật hay giả vẫn là qua việc tra cứu văn bằng trên dịch vụ trực tuyến được nơi cấp bằng cung cấp hoặc gửi văn bản nhờ đơn vị cấp bằng xác minh”, thạc sĩ Nam chia sẻ.

Vụ dùng bằng tiến sĩ giả giảng dạy khắp nơi: Làm sao để phát hiện bằng giả? - Ảnh 2.

Trang tra cứu văn bằng của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng nhận định việc chống làm giả bằng cấp hiện khó có giải pháp triệt để. “Cách tốt nhất vẫn là thực hiện xác minh văn bằng, có thể lên trang web các trường để tra cứu hoặc gửi công văn nhờ đơn vị cấp bằng xác nhận. Hiện nay các đơn vị sử dụng lao động vẫn dùng cách này để xác định ứng viên dùng bằng thật hay giả”, tiến sĩ Khang cho hay.

Được biết, tại trang tra cứu văn bằng của Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Văn Lang và nhiều trường ĐH khác, chỉ cần nhập số hiệu văn bằng là sẽ hiện ra thông tin về người được cấp bằng, vì vậy việc phát hiện bằng giả hiện nay cũng không quá khó khăn.

Xem nhanh 12h ngày 26.11: Thời sự toàn cảnh

Luôn cẩn thận xác minh

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn cho biết thời gian qua, rất nhiều đơn vị tuyển dụng gửi công văn qua trường nhờ xác minh văn bằng. Qua đó trường cũng đã có một vài trường hợp dùng bằng giả để đi xin việc do thông tin không có trong dữ liệu của trường.

“Về phía trường, khi tuyển dụng giảng viên hay nhân viên, nếu là bằng cấp trong nước thì chúng tôi đều gửi văn bản về nơi cấp văn bằng để nhờ xác minh. Nếu là bằng nước ngoài thì kiểm tra thông tin đơn vị cấp bằng có được công nhận tại Việt Nam không, thông qua trang web của Cục quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT”, tiến sĩ Tuấn thông tin.

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang cũng chia sẻ quy trình tuyển dụng của trường diễn ra rất chặt chẽ. “Việc xác minh đều thực hiện bằng cách gửi văn bản đến đơn vị cấp bằng. Đến giờ trường vẫn chưa phát hiện có ứng viên nào dùng bằng giả để nộp hồ sơ vào trường”, ông Khang cho hay.



Source link

Cùng chủ đề

Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Mấy ngày nay, tên tuổi anh bạn điển trai Mr Pips Phó Đức Nam vốn “nổi” như cồn nay bị cơ quan công an lột mặt nạ bỗng khiến người ta nhớ đến một “Nam” khác. Anh bạn đó hơn Phó Đức Nam vài tuổi hẳn mọi người vẫn còn nhớ, đó là Phan Sào Nam, từng là ông trùm đường dây cờ bạc nghìn tỷ đồng trước khi sa lưới pháp luật. ...

Đà Nẵng: Kiến nghị sớm hoàn thiện, đưa khu công viên phần mềm số 2 vào hoạt động

DNVN - Tại kỳ họp thứ 21 của HĐND TP Đà Nẵng khai mạc ngày 11/12, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP kiến nghị cần khẩn trương hoàn thành dự án để sớm đưa hạ tầng khu công viên phần mềm (CVPM) số 2 vào hoạt động. ...

Trường dùng phần mềm điểm danh ‘nhà làm’, học sinh khen tiện quá

Không mặc đồng phục, không đeo phù hiệu nhưng học sinh vẫn dễ dàng điểm danh nhờ phần mềm 'nhà làm' của trường. Với mong muốn giúp giáo viên, nhà trường quản lý học sinh tốt hơn khi các em tham gia những hoạt...

Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau bị đề nghị kiểm điểm vì thiếu trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo xử lý các sai sót và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của ông Tạ Thanh Vũ, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, vì thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác. ...

‘Trường đại học’ thành ‘đại học’, bằng tốt nghiệp có khác?

Trước xu hướng trường đại học (ĐH) thành ĐH ở Việt Nam, không ít người vẫn chưa hiểu rõ vì sao lại tồn tại cách gọi 'rối' và dễ nhầm lẫn như vậy. Hai mô hình này khác nhau như thế nào, có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vera Wang bán thương hiệu cùng tên của mình sau 35 năm kinh doanh

Thương hiệu Vera Wang đã được sở hữu độc lập kể từ khi thành lập vào năm 1990,...

4 kiểu túi xách giúp bạn ‘cân’ mọi trang phục

Túi xách tote Túi xách tote là một trong những kiểu túi đa năng, dễ phối hợp...

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Bố và con trở thành bạn học cùng khóa trường y

Năm 2023, khi đang ở tuổi 43, ông Thành quyết tâm rủ con gái Thanh Bình (18 tuổi) cùng đăng ký xét tuyển vào Trường đại học Y Dược Thái Bình để viết tiếp ước mơ học đại học đang dang dở. ...

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, môn Ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi vào lớp 10 giúp giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông tin trên được Sở GD&ĐT TP.HCM nêu tại văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT về góp ý một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD&ĐT lần 2. Sở GD&ĐT...

Mới nhất

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với...

Lễ trao tặng Kỷ niệm chương

(MPI) - Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 79 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư, chiều ngày 15/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm...

Du lịch Việt Nam tạo đà bứt phá

Năm 2024, du lịch Việt Nam đã phục hồi sau đại dịch Covid-19, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là đón 17 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa. Sự phục...

48 tác phẩm đoạt giải cuộc thi ảnh về Quân đội nhân dân và Quốc phòng toàn dân

(ĐCSVN) - Ban tổ chức đã lựa chọn và trao tổng cộng 48 giải thưởng, bao gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 12 giải Khuyến khích cho mỗi thể loại ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật Cuộc thi ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật toàn quốc với chủ đề “80 năm Quân...

Vietnam Airlines giành giải thưởng ‘Ý tưởng phát triển bền vững’ tại Human Act Prize 2024

Vietnam Airlines đã vinh dự giành được giải thưởng "Ý tưởng phát triển bền vững" tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án "Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững". ...

Mới nhất