Trang chủNewsThời sựLàm sao để nông dân có đủ nước sinh hoạt, canh tác?

Làm sao để nông dân có đủ nước sinh hoạt, canh tác?


Sản xuất nông nghiệp đứng trước nguy cơ kiệt quệ

– Dưới góc nhìn của nhà khoa học, ông đánh giá thế nào về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu và suy giảm nguồn nước ở nước ta thời gian qua?

Làm sao để nông dân có đủ nước sinh hoạt, canh tác? -0

– Trước hết, phải nói rằng, chúng tôi hết sức vui mừng khi Quốc hội quyết định chất vấn về nhóm vấn đề an ninh nguồn nước, giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu và suy giảm nguồn nước. Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Tại Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng thì sự ảnh hưởng này ngày càng biến động phức tạp hơn, không theo quy luật khí hậu thông thường của những năm trước. Làm sao để nông dân có đủ nguồn nước sinh hoạt và canh tác nông nghiệp, vì thế, là vấn đề vô cùng cấp bách của quốc gia hiện nay.

Như báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra, trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước thời gian qua ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có xu thế gia tăng, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiếu nước ngọt cục bộ và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương.

Tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với khai thác thượng nguồn nên xâm nhập mặn đã liên tục xảy ra đối với vùng ĐBSCL, điển hình như mùa khô 2015 – 2016, 2019 – 2020, 2023 – 2024 và mặn cục bộ đầu năm 2024 vừa qua. Xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn so với trước đây khi nước mặn vào sâu > 70km.

Trong mùa khô năm 2024, lượng nước về ĐBSCL qua Tân Châu, Châu Đốc trên sông Tiền và sông Hậu tính hết tháng 4.2024 khoảng 75 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 8%; riêng trong tháng 5.2024 khoảng 11 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%. Xâm nhập mặn cao nhất vào trung tuần tháng 3.2024 và xâm nhập mặn (4g/l) sâu vào sông Tiền, sông Hậu 50 – 65km.

Chúng ta đã biết, ĐBSCL chiếm 12% diện tích tự nhiên, gần 20% dân số, đóng góp 17% GDP cả nước, 47% diện tích trồng lúa, 56% sản lượng lương thực, 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta. Có thể khẳng định, ĐBSCL chính là vùng kinh tế trọng điểm, bảo đảm an ninh lương thực cả nước. Vậy nhưng, với diễn biến về thời tiết khí hậu trong 4 tháng qua, sản xuất nông nghiệp tại đây đang đứng trước nguy cơ kiệt quệ do hạn, mặn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Nếu tình trạng khô hạn và tốc độ xâm nhập mặn tiếp tục phức tạp như hiện nay thì dự báo trong những năm kế tiếp, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ khó mà duy trì. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thật căn cơ để kịp đối phó với thực tại mà ĐBSCL đã và sẽ tiếp tục phải hng chịu.

– Trong báo cáo gửi tới các ĐBQH, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra rất nhiều giải pháp để phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước. Theo ông, những giải pháp nào cần được ưu tiên triển khai sớm?

– 14 nhóm giải pháp Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa rất đầy đủ và đồng bộ. Vấn đề là tốc độ triển khai các giải pháp đó ra sao và hiệu quả đến đâu.

Trong số những giải pháp đã được nêu ra, tôi cho rằng Bộ cần làm tốt việc công bố kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh, bắt đầu từ năm 2025. Kịch bản này sẽ là căn cứ để điều hòa phân bổ nguồn nước. Các bộ, UBND cấp tỉnh trên lưu vực sông dựa vào kịch bản này để lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhằm chủ động nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Cùng với đó, phải ưu tiên đầu tư các công trình lớn điều tiết mặn, ngọt, dâng nước, trữ nước trên hệ thống sông lớn, bổ sung nước ngọt cho vùng ven biển phục vụ dân sinh, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, kinh tế biển khu vực ven biển.

Muốn ổn định sản xuất, hạn chế thiệt hại thì đầu tư cho dự báo thời tiết, khí hậu cũng rất cấp thiết. Nếu dự báo trước được sự thay đổi của thời tiết, người nông dân có thể tránh được những hậu quả do thiên tai gây ra, đồng thời có những phương án cụ thể trong việc phát triển các loại cây trồng phù hợp. Đó có thể là việc lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, đồng thời chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản thích ứng với thay đổi khí hậu để tăng thêm năng suất, hiệu quả cho việc sản xuất, phát triển lĩnh vực nông nghiệp của người dân theo tiêu chí: “thích ứng – hiệu quả – bền vững”.

Đặc biệt, tôi rất tán thành việc Bộ sẽ nghiên cứu đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ nước, điều tiết nguồn nước, liên kết vùng… chủ động nguồn nước cấp cho sinh hoạt, kinh tế – xã hội trên các lưu vực sông.

Cần tích trữ và điều tiết nguồn nước ngọt hợp lý

– Theo ông, giải pháp nào có thể giúp “tăng cường khả năng trữ nước” để nông dân ĐBSCL có đủ nguồn nước sinh hoạt và canh tác?

Hiện tại, ĐBSCL có 1,82 triệu ha đất phục vụ trồng lúa, trong đó có 1,7 triệu ha chuyên canh lúa, 185.000 ha luân canh lúa – màu (ngô, đậu tương, rau màu) và  240.000 ha luân canh lúa – thủy sản. Nếu gặp hạn hán và xâm mặn như 4 tháng đầu năm 2016 thì chúng ta mất trắng khá nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân và khó có thể tiếp tục canh tác trong vụ Hè – Thu do thiếu nước ngọt. Ngoài ra, nguy cơ ngập lụt có thể phát triển diện rộng vào thời điểm từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11 dương lịch. Như vậy, bài toán đặt ra là phải biết tích trữ và điều tiết nguồn nước ngọt của dòng Mêkong từ thượng nguồn đổ v.

Chúng ta chỉ cần dành ra từ 3 5% tổng diện tích trồng lúa để đào hồ chứa nước ngọt dọc theo 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu thì chúng ta sẽ có từ 54.600ha đến 91.000ha mặt nước. Nếu hồ chứa có chiều sâu 2m thì mỗi năm sau khi lũ đổ về chúng ta đã trữ được 1,1 tỷ m3 đến 1,82 tỷ m3 nước ngọt để lưu trữ phục vụ cho tưới tiêu cây trồng cạn hoặc canh tác lúa nếu gặp hạn hán.

Ngoài ra, tổng diện tích mặt nước và tổng khối lượng nước được tồn trữ sẽ góp phần làm giảm áp lực và chiều sâu ngập lũ tại các vùng trũng ở ĐBSCL (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…), đồng nghĩa vi việc chúng ta có thêm một lượng diện tích mặt nước không nhỏ để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tổng diện tích mặt nước như vậy cũng sẽ góp phần cải thiện môi trường và tiểu khí hậu tại ĐBSCL.

– Đề xuất này ảnh hưởng như thế nào đến an ninh lương thực, thưa ông?

Với hơn 40 năm nghiên cứu khoa học và xâm nhập thực tế sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, tôi tin rằng việc dành ra 3 5 % diện tích trồng lúa phục vụ cho giải pháp trên chắc chắn không làm giảm sản lượng lúa của vùng mà còn cải thiện và nâng cao hiệu quả nông học cũng như hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp. Mong rằng, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL phối hợp nghiên cứu, quy hoạch hợp lý cho đề xuất trên nhằm góp phần phòng tránh và ứng phó có hiệu quả với hạn hán và xâm mặn.

– Xin cảm ơn ông!



Nguồn: https://daibieunhandan.vn/quoc-hoi-va-cu-tri/lam-sao-de-nong-dan-co%CC%81-du-nu%C6%A1%CC%81c-sinh-hoa%CC%A3t-canh-ta%CC%81c-i373855/

Cùng chủ đề

Từ cảnh ‘lợn ăn gì mình ăn nấy’, nay cô gái đồng sở hữu 21 căn hộ ở Mỹ

(Dân trí) - Lớn lên trong một gia đình nghèo, chỉ có mẹ là điểm tựa duy nhất, Diễm Phương đã nỗ lực cả chặng đường dài, thoát khỏi lũy tre làng để đặt chân đến Mỹ, thay đổi số phận.   21h, Diễm Phương, quản lý cấp cao cho một công ty vay thế chấp ở Mỹ, mới kết thúc một ngày làm việc. Đợt này, công ty vừa tuyển dụng thêm nhiều nhân viên nên công việc của Phương...

Công an tỉnh Bình Phước điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

TPO - Ngày 27/5, Công an tỉnh Bình Phước tổ chức công bố các quyết định về việc bổ nhiệm và điều động cán bộ. Đại tá Bùi Xuân Thắng, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước chủ trì lễ trao quyết định. Theo đó, đại tá Bùi Xuân Thắng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm trung tá Tô Nam Hải (42...

‘Biển người’ chứng kiến ngày cuối Kroos khoác áo Real Madrid

03/06/2024 | 11:40 TPO - Tiền vệ Toni Kroos là tâm điểm trong buổi diễu hành, ăn mừng danh hiệu vô địch Champions League của Real Madrid vào rạng sáng 2/6 (giờ Hà Nội). Hơn 40.000 cổ...

Quảng Nam đề xuất bổ sung dự án thuỷ điện 1.200 tỷ vào Quy hoạch Điện VIII

Quảng Nam đề xuất bổ sung dự án thuỷ điện 1.200 tỷ đồng vào Quy hoạch Điện VIIIDự án Thủy điện Tăk Lê có tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng, chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí khoảng 350 tỷ đồng, vì vậy tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung dự án này vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII. ...

Lợi nhuận và giá cổ phiếu diễn biến trái chiều

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra: Lợi nhuận và giá cổ phiếu diễn biến trái chiềuKỳ vọng hồi phục hoạt động xuất khẩu cá tra đã giúp cổ phiếu nhóm thủy sản nói chung và nhóm xuất khẩu cá tra nói riêng bật tăng. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024 của các doanh nghiệp này không như kỳ vọng. Giá cổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đưa đặc sản vải thiều Thanh Hà vươn xa

Mất mùa, được giá Chị Liên, một trong những chủ nhà vườn nổi tiếng vì chất lượng cũng như sản lượng nhiều nhất nhì tại tại xã Thanh Quang (huyện Thanh Hà) cho biết: tại thời điểm này, vườn vải nhà chị đã chín, trung bình mỗi ngày chị thuê 4 - 5...

Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ

Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về cảnh vệ, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước Bày tỏ đồng tình với quy định, trường hợp lực lượng cảnh vệ không đủ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật mang theo thì việc thuê...

Bổ sung nguyên tắc về sử dụng các biện pháp cảnh vệ

Góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều thống nhất với tính cấp thiết của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và thực hiện quy trình thông qua tại một kỳ họp bởi dự thảo Luật đã...

Bảo đảm tính bao quát, không gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân

Khái niệm "vũ khí thô sơ" cần mang tính bao quát hơn Đánh giá cao dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung một số từ ngữ nhằm giải thích các khái niệm về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, ĐBQH Nguyễn Sỹ Quang (TP. Hồ Chí Minh) nêu...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Xử lý những trường hợp không hoàn thành việc gỡ khó cho doanh nghiệp

Hết tháng 5.2024, Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Tổ 997) đã xử lý dứt điểm 43 kiến nghị, đang tiếp tục xử lý 24 kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư....

Bài đọc nhiều

Ông Zelenskyy và phương Tây kêu gọi viện trợ tại Đối thoại Shangri-La

Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Tướng Carsten Breuer cho biết, lượng đạn pháo được cung cấp nhiều hơn đã tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine, nhất là ở mặt trận mới Kharkiv, nhưng vẫn cần nhiều hơn nữa - đặc biệt là tên lửa đất đối không. ...

Thừa Thiên Huế xử lý đăng tin sai sự thật liên quan đến sự việc ông Thích Minh Tuệ

Chiều ngày 03/6/2024, tại UBND xã Hương Thọ, thành phố Huế, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với lực lượng chức năng đã tiến hành làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông N.V.T (sinh năm 1990) - chủ tài khoản Youtube “15s Bình Dương” về hành vi đăng các video có tiêu đề, ảnh bìa thể hiện nội dung “giật tít, câu view”, thông tin sai sự thật về...

Giành 2 HCV ở Đài Loan, điền kinh Việt Nam chưa thể có vé dự Olympic

Giải điền kinh Đài Loan mở rộng 2024 diễn ra từ ngày 30/5 đến 3/6, điền kinh Việt Nam tham dự với trọng tâm là tổ tiếp sức 4x400m nữ, hướng đến mục tiêu cải thiện thành tích để cạnh tranh suất chính thức dự Olympic Paris 2024.Các vận động viên thi đấu ở nội dung 4x400m tiếp sức nữ tối 2/6. Các chân chạy theo thứ tự xuất phát lần lượt là Nguyễn Thị Ngọc, Quách Thị...

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng gián đoạn rồi xuất hiện mưa giông mạnh

Theo chuyên gia Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội ngày 3/6, có mây, sáng và trưa có nắng gián đoạn, chiều tối mưa rào và giông; nền nhiệt cao nhất trong ngày 34 độ; đêm giảm còn 27-29 độ.  Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén có trục qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh dần nên từ chiều tối 3 đến...

Tuần này, Quốc hội dành 2,5 ngày chất vấn 4 vấn đề quan trọng

Từ hôm nay (3.6), Quốc hội bắt đầu bước vào tuần làm việc thứ 3 và cũng là tuần làm việc cuối cùng của đợt 1.Trọng tâm của tuần làm việc này là Quốc hội dành 2,5 ngày cho việc chất vấn và trả lời chất vấn với 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực như Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Kiểm toán; Văn hóa Thể thao và Du lịch.Phiên chất vấn diễn ra từ ngày...

Cùng chuyên mục

Từ cảnh ‘lợn ăn gì mình ăn nấy’, nay cô gái đồng sở hữu 21 căn hộ ở Mỹ

(Dân trí) - Lớn lên trong một gia đình nghèo, chỉ có mẹ là điểm tựa duy nhất, Diễm Phương đã nỗ lực cả chặng đường dài, thoát khỏi lũy tre làng để đặt chân đến Mỹ, thay đổi số phận.   21h, Diễm Phương, quản lý cấp cao cho một công ty vay thế chấp ở Mỹ, mới kết thúc một ngày làm việc. Đợt này, công ty vừa tuyển dụng thêm nhiều nhân viên nên công việc của Phương...

Thành phố Plzen của Séc mong muốn thúc đẩy hợp tác địa phương với Việt Nam

Ngày 3/6, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Dương Hoài Nam dẫn đầu đã có chuyến thăm làm việc tại Plzen, thành phố lớn thứ tư của Cộng hòa Séc. Tại cuộc làm việc, chính quyền thành phố Plzen bày tỏ sự quan tâm và mong muốn thúc đẩy hợp tác địa phương với Việt Nam. Thị trưởng thành phố Plzen, ông Roman Zarzycky cũng...

Tổng giám đốc SJC: ‘Biến động giá vàng chỉ trong ngắn hạn, người mua nên cân nhắc’

Trao đổi với báo chí chiều nay 3-6, Tổng giám đốc SJC Lê Thúy Hằng khẳng định biến động của giá vàng chỉ trong ngắn hạn chứ không phải luôn luôn. Bà Lê Thúy Hằng, tổng giám đốc SJC, trả lời phỏng vấn về giá vàng chiều nay, 3-6 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN Trong khi đó các chuyên gia nhận định giá vàng có thể còn giảm nữa, người dân cân nhắc khi  mua vàng lúc này.  Giá vàng vẫn chưa chạm...

Kỳ thú tháng 6: Việt Nam đón hạ chí, rơi vào ngày nào?

Tháng 6 cũng là thời điểm hạ chí ở Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam. Ngày này có gì đặc biệt? Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) thông tin về những sự kiện thiên văn thú vị của tháng 6 này. Trăng mới (ngày 6.6) Mặt trăng sẽ nằm ở cùng phía của trái đất với mặt trời và sẽ không nhìn thấy được trên bầu trời đêm. Giai đoạn này xảy ra lúc 19 giờ 39 (giờ Việt Nam)....

Điền kinh Việt Nam đoạt 5 HCV tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á

Đoàn Việt Nam đã giành 5 huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc và 1 huy chương Đồng ngay trong ngày thi đấu đầu tiên tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13. Chiều 3/6, tại sân Điền kinh Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng), Ban tổ chức Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13 đã trao huy chương cho các vận động viên của nhiều nội dung...

Mới nhất

Thành phố Plzen của Séc mong muốn thúc đẩy hợp tác địa phương với Việt Nam

Ngày 3/6, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam do Đại sứ Dương Hoài Nam dẫn đầu đã có chuyến thăm làm việc tại Plzen, thành phố lớn thứ tư của Cộng hòa Séc. Tại cuộc làm việc, chính quyền thành phố Plzen bày tỏ sự quan tâm và mong...

4 bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn trước Quốc hội

Dân trí) - Trong tuần làm việc cuối của đợt 1, Quốc hội tiến hành chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành. Những người được lựa chọn đăng đàn là Bộ trưởng TN&MT, Công Thương, VH-TT&DL và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Theo chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, từ sáng 4/6 đến...

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

  Quốc hội đã họp riêng để xem xét, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Phiên làm việc ngày 3.6 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Đông Ngày 3.6, Tổng Thư ký Quốc hội đã có thông cáo báo chí số 13 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội...

Tổng giám đốc SJC: ‘Biến động giá vàng chỉ trong ngắn hạn, người mua nên cân nhắc’

Trao đổi với báo chí chiều nay 3-6, Tổng giám đốc SJC Lê Thúy Hằng khẳng định biến động của giá vàng chỉ trong ngắn hạn chứ không phải luôn luôn. Bà Lê Thúy Hằng, tổng giám đốc SJC, trả lời phỏng vấn về giá vàng chiều nay, 3-6 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN Trong khi đó các chuyên gia nhận định...

Kỳ thú tháng 6: Việt Nam đón hạ chí, rơi vào ngày nào?

Tháng 6 cũng là thời điểm hạ chí ở Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam. Ngày này có gì đặc biệt? Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) thông tin về những sự kiện thiên văn thú vị của tháng 6 này. Trăng mới (ngày 6.6) Mặt trăng sẽ nằm ở cùng phía của trái đất với mặt trời và sẽ...

Mới nhất