Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm sao để ngành triết trở nên hấp dẫn hơn?

Làm sao để ngành triết trở nên hấp dẫn hơn?


Triết học tiềm ẩn sự hấp dẫn tự nhiên

Hôm qua 5.8, tại Khoa Triết, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, đã khai mạc khóa học “Cơ sở triết học phân tích: Frege, Russell, Wittgenstein”, do TS Trịnh Hữu Tuệ làm giảng viên. Khóa học có sự tham gia của GS Ngô Bảo Châu với tư cách khách mời thuyết trình trong phần cuối của phân khúc về Frege. Khóa học gồm 12 buổi, kéo dài đến 28.8. Đây là khóa học miễn phí, dành cho những người học hoặc làm việc trong ngành triết, yêu mến ngành triết. Giảng viên, diễn giả không nhận thù lao.

Làm sao để ngành triết trở nên hấp dẫn hơn?- Ảnh 1.

TS Trịnh Hữu Tuệ tại lớp học cơ sở triết học phân tích

TS Trịnh Hữu Tuệ cho biết việc ông đứng ra đảm nhiệm khóa học cơ sở triết học phân tích ở Khoa Triết, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, “đơn giản là vì thích”. “Tôi có một nhóm bạn, mà hiện có 3 người đang ngồi trong lớp này. Chúng tôi thảo luận về cuốn sách Các cơ sở của số học (Die Grundlagen der Arithmetik), ấn phẩm được coi là tuyệt tác của Gottlob Frege, trong khoảng hơn một năm. Tôi muốn tiếp tục không gian thảo luận đó ở phạm vi rộng hơn”, TS Trịnh Hữu Tuệ nói.

Theo TS Trịnh Hữu Tuệ, triết học phân tích là mảng nội dung không thể thiếu trong bất kỳ khoa triết nào. Tuy nhiên, dường như trong các khoa triết của các trường ĐH ở Việt Nam, triết học phân tích dường như chưa được quan tâm. Trong khi đó, nhiều người học triết ở Việt Nam lại rất hào hứng khi được dịp thảo luận về triết học phân tích.

Nhận lời giảng bài cho khóa học với tâm thế “vui là chính”, TS Trịnh Hữu Tuệ không đặt ra bất kỳ mục tiêu, hay kỳ vọng gì ở khóa học: “Lớp như thế này là khá đông người rồi. Ban đầu tôi nghĩ có lẽ chỉ khoảng dăm, bảy người tham gia. Nhưng tôi đồ rằng số người ngồi lại cho đến buổi cuối cùng sẽ rất ít, phải là những bạn nào rất thích thì mới ở lại. Môn này, nếu không có đủ sự kỹ càng thì cũng không vui được. Nếu chỉ nói qua qua cho biết được các ý chính thì chẳng để làm gì”.

Khi được hỏi về việc làm sao để thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa của các bạn trẻ tới ngành học triết, TS Trịnh Hữu Tuệ cho rằng đây không phải là một vấn đề quá phải bận tâm. Bản thân triết tiềm ẩn trong mình một sự hấp dẫn tự nhiên, do thỏa mãn được sự ham hiểu biết – vốn là một nhu cầu tự thân của mỗi người.

TS Trịnh Hữu Tuệ nhận định: “Ở đâu cũng vậy, triết học không dành cho số đông. Nhưng sẽ luôn luôn có một nhóm người thấy triết học hấp dẫn, thấy nó đủ hay để dành cho triết một sự quan tâm thỏa đáng. Có những thứ mờ mịt quá, khó hiểu quá, bay bổng quá… khiến người ta cảm thấy rất khó nắm bắt. Nhưng triết học phân tích là những cái rất cụ thể, rõ ràng, kể cả khi người ta chưa hiểu thì họ cũng thấy có gì đó để hiểu”.

Mong muốn cộng đồng có cái nhìn cởi mở hơn về triết học

Theo TS Trần Thị Điểu, Phó chủ nhiệm Khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, bấy lâu nay Khoa Triết học vẫn tổ chức các bài giảng, các buổi nói chuyện, với sự ủng hộ nhiệt tình của các chuyên gia trong và ngoài nước. Chẳng hạn, hiện nay khoa vẫn thường xuyên mở chuỗi bài giảng bổ sung thêm kiến thức khoa học tự nhiên cho giảng viên và người học, do nhóm triết học trong khoa học tự nhiên mà PGS Nguyễn Hoàng Hải (Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội) phụ trách, GS Ngô Bảo Châu tham gia.

Làm sao để ngành triết trở nên hấp dẫn hơn?- Ảnh 2.

Khóa học cơ sở triết học phân tích của TS Trịnh Hữu Tuệ được đông đảo người học quan tâm

TS Trần Thị Điểu nói: “Khóa học cơ sở triết học phân tích của TS Trịnh Hữu Tuệ là mong muốn từ lâu của thầy trò Khoa Triết học. Ở Việt Nam hiện nay có nhu cầu tìm hiểu triết học, nhưng những khóa học như thế này còn hạn hữu. TS Trịnh Hữu Tuệ là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp chuyên sâu trong lĩnh vực triết học ngôn ngữ, vì thế những bài giảng của TS Trịnh Hữu Tuệ chắc chắn giúp cho giảng viên và những người học triết có kiến thức sâu rộng hơn”.

Trong các buổi học, diễn giả và người đọc sẽ cùng đọc, cùng thảo luận về các tác phẩm kinh điển, từ đó người học được học cách đọc, cách trao đổi, cách phản biện. Đặc biệt, thông qua khóa học, Khoa Triết học kỳ vọng tạo sự lan tỏa tinh thần triết học trong cộng đồng, khiến cộng đồng có cái nhìn cởi mở hơn về triết học.

“Ban đầu ban tổ chức dự định TS Trịnh Hữu Tuệ giảng bài trong một lớp học khoảng 20 chỗ ngồi. Tuy nhiên, số lượng đăng ký lên đến hơn 300 người, vì thế nhà trường đã bố trí cho khóa học một phòng học rộng hơn, có quy mô 40 người.

Đối tượng học viên rất phong phú, đủ mọi lứa tuổi (từ 20 đến 50 – 60 tuổi). Có giảng viên Khoa Triết học. Có cán bộ nghiên cứu triết học, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên ngành triết. Đặc biệt, có một số sinh viên các ngành học khác. Việc đăng ký này là một kênh thông tin có giá trị tham khảo về sự hấp dẫn của triết học, qua đó cho thấy triết học với tư cách là một khoa học luôn có chỗ đứng riêng”, TS Trần Thị Điểu chia sẻ.

TS Trịnh Hữu Tuệ hiện làm việc ở Đức. Ông nhận bằng tiến sĩ (PhD) từ Viện Công nghệ Massachusetts, Vương quốc Anh và bằng tiến sĩ khoa học (Habilitation) từ ĐH Humboldt, Đức. Trọng tâm nghiên cứu của ông là cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và triết học thời kỳ đầu của Wittgenstein. Các tạp chí ông đã từng đăng bài bao gồm Synthese, Linguistics & Philosophy, Natural Language Semantics, Journal of Pragmatics.




Nguồn: https://thanhnien.vn/lam-sao-de-nganh-triet-tro-nen-hap-dan-hon-185240805235147451.htm

Cùng chủ đề

Từ nghiện game đến tốt nghiệp thủ khoa và học bổng toàn phần tại Pháp

Từng là một học sinh có thành tích không tốt, nghiện game, Đỗ Mạnh Tuấn đã quyết tâm thay đổi bản thân khi vào đại học và trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 2024, nam sinh này còn nhận được học bổng toàn phần du học bậc thạc sĩ tại University of Paris Saclay, Pháp. Từng rất nghiện game  Tuấn cho biết sinh ra tại...

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025 được điều chỉnh thế nào?

GS. Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Điểm mới trong đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ 2025

Cụ thể, theo GS Nguyễn Tiến Thảo, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh đạt được theo Chương trình GDPT và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới. Theo đó, dạng thức và câu hỏi thi, đề thi năm 2025 sẽ được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo...

Nhà khoa học cần hỗ trợ từ đơn vị ươm tạo để thương mại hóa ‘đứa con’ tinh thần

TPO - Việc hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển các doanh nghiệp spin - off, start - up trong trường đại học là giải pháp mang tính chiến lược để đạt được mục tiêu gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn. Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, Đại học (ĐH) Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức chương trình kết nối các nhà khoa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa, quận Ô Môn. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp các sở, ban...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và sự phát triển của Học viện Chính trị Quốc...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Mới nhất

Mang trung thu đến sớm với thiếu nhi vùng lũ

NDO - Những ngày qua, cơn bão số 3 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền bắc nước ta. Trong đó, không ít thiếu niên, nhi đồng đã trở thành trẻ mồ côi, bị mất toàn bộ nhà cửa, sách vở, trường lớp ngập trong bùn đất... khiến việc học tập...

Điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Hà Giang

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Hà Giang về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Công văn nêu rõ: Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra...

Thủ tướng không hài lòng với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệm, không để xảy ra trì trệ, né tránh trách nhiệm, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể.”   Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình,...

Thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú kéo dài 90 ngày

Bộ Y tế đồng ý về mặt chủ trương thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày và giao thẩm quyền cho người đứng đầu các bệnh viện. Cụ thể thời gian như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh và các yếu...

Mới nhất