Trang chủChính trịNgoại giaoLạm phát tràn lan khắp nước Nga, nền kinh tế "bùng nổ"...

Lạm phát tràn lan khắp nước Nga, nền kinh tế “bùng nổ” nhưng khủng hoảng đang dần tích tụ

Lạm phát ở Nga đang tăng vọt và giới chuyên gia dự đoán, nền kinh tế phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang dần tích tụ.

(Nguồn: RIA Novosti)
Ở Nga, thu nhập quốc dân tăng lên, nhưng không có sự cải thiện đáng kể nào về y tế, giáo dục, công nghệ và cơ sở hạ tầng.(Nguồn: RIA Novosti)

Ở Nga, số liệu chính thức cho thấy, hiện bơ, một số loại thịt và hành tây đắt hơn khoảng 25% so với một năm trước. Một số siêu thị đã hạn chế bán bơ khi lạm phát tràn lan khắp đất nước.

Tỷ lệ lạm phát chung ở Nga dưới 10% – cao hơn nhiều so với dự đoán của Ngân hàng trung ương nước này.

Lạm phát tại Moscow đang bị thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng của tiền lương, khi Điện Kremlin đổ hàng tỷ USD vào các ngành công nghiệp quân sự và nhiều nhân sự đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bên ngoài ngành quân sự thiếu nhân viên và đang phải trả lương cao hơn.

Ông Alexandra Prokopenko tại Trung tâm Carnegie Russia Eurasia ở Berlin (Đức) nói rằng, giá cả đang tăng vì chiến dịch quân sự đặc biệt. Tiền lương tăng vì người sử dụng lao động phải cạnh tranh mới “hút” được nhân sự.

Các nhà kinh tế khác thì đánh giá, ở xứ bạch dương, thu nhập quốc dân tăng lên, nhưng không có sự cải thiện đáng kể nào về y tế, giáo dục, công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Trở ngại chính

Trong nỗ lực làm giảm lạm phát, Ngân hàng trung ương Nga đã tăng lãi suất chủ chốt vào tháng 10 lên mức cao kỷ lục là 21%.

Về vấn đề này, các nhà kinh tế nhận thấy: “Áp lực lạm phát gia tăng không chỉ sẽ tiếp diễn mà thậm chí có thể tiếp tục đi lên”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng này cho biết, nền kinh tế cần gần 1 triệu lao động mới vì tỷ lệ thất nghiệp là 2,4%, hay “gần như không có thất nghiệp”.

Ông Putin mô tả tình trạng thiếu hụt lao động ở đất nước là một trong những trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế.

“Chúng tôi có khoảng nửa triệu người làm trong ngành xây dựng. Ngành này sẽ cần 600.000 nhân sự nữa. Còn ngành sản xuất cần thêm ít nhất 250.000 nhân sự”, người đứng đầu Điện Kremlin thông tin.

Chi phí lao động và lãi suất cao đang gây sức ép lên các công ty.

Hồi tháng 10/2024, Ngân hàng Alfa cho biết, các công ty đã gặp khó khăn và với việc lãi suất chủ chốt tăng lên 21%, tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa. “Chúng tôi không loại trừ nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp gia tăng”, đại diện Ngân hàng Alfa dự báo.

Ngân hàng trên cũng cho rằng, ​​lãi suất chủ chốt sẽ được Ngân hàng Trung ương Nga tăng lên 23% vào tháng tới.

Trọng tâm của tình trạng hiện tại là vì chi tiêu của Điện Kremlin. Ngân sách quân sự sẽ tăng gần 1/4 vào năm 2025, chiếm 1/3 tổng chi tiêu của nhà nước và 6,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Cộng thêm các khoản chi tiêu khác được gọi là “an ninh quốc gia”, thì chiếm tới 40% ngân sách liên bang.

Theo dự thảo ngân sách công bố vào tháng 9, chi tiêu quốc phòng của Nga trong năm 2025 sẽ ít nhất gấp đôi chi tiêu xã hội, bao gồm phúc lợi và lương hưu.

Nga Vượt 'cơn bão' kinh tế (nguồn: CNN)
​​GDP của Nga dự báo sẽ tăng 3,6% trong năm nay. (nguồn: CNN)

Nền kinh tế “bùng nổ”

Nền kinh tế Nga được dự đoán sẽ sụp đổ sau khi các lệnh trừng phạt chưa từng có từ phương Tây vào năm 2022. Nhưng trái dự đoán, nền kinh tế đã bất ngờ “bùng nổ”.

Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang Nga (Rosstat) cho biết, mức tăng trưởng GDP của Nga trong quý III/2024 được ước tính tạm thời ở mức 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành chế biến là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng GDP, trong đó phân khúc máy móc đóng góp lớn nhất. Các chỉ số cao đã được chứng minh bằng sản lượng của từng loại phương tiện cơ giới và thiết bị, bao gồm toa xe lửa và đầu máy xe lửa.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến, ​​GDP của Moscow sẽ tăng 3,6% trong năm nay. Để so sánh, mức dự báo ở Washington là 2,8%.

Các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng không hạ gục xứ bạch dương. Đất nước đã tránh lệnh trừng phạt bằng cách nhập khẩu công nghệ phương Tây thông qua các nước thứ ba, đặc biệt là thông qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ.

Và bất chấp tất cả các lệnh trừng phạt, kim ngạch nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) từ Nga vẫn đạt gần 50 tỷ USD vào năm ngoái.

Điện Kremlin vẫn gặt hái lợi ích từ việc xuất khẩu dầu và khí đốt sang Ấn Độ và Trung Quốc – chủ yếu thông qua “hạm đội bóng tối”.

Ở trong nước, thu nhập của nhà nước đang tăng lên, đặc biệt là thông qua thuế bán hàng khi người Nga chi tiêu nhiều hơn.

Theo Cục Thống kê Nhà nước Nga, thu nhập sau khi điều chỉnh theo lạm phát đã tăng 5,8% vào năm 2023, khi các công ty săn đón người lao động.

Đối với hàng triệu người dân làm thêm giờ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng và sản xuất, hiện tại là thời cơ rất tốt. Và đặc biệt, những người giàu có từng chi tiêu nhiều tiền cho các chuyến nghỉ dưỡng ở châu Âu giờ đây đang ở Nga và tiêu tiền. Điều này tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế.

Các gia đình cũng được hưởng lợi từ mức lương cao hơn.

Không phải ai cũng hưởng lợi

Ông Prokopenko cho biết, những người lao động trong khu vực công – bao gồm bác sĩ, giáo viên – hay những người về hưu và người hưởng trợ cấp xã hội đang bị ảnh hưởng nặng nề do lạm phát. Đất nước của Tổng thống Putin cũng chưa có cách giải quyết cho tình trạng thiếu lao động kéo dài.

Không chỉ thế, theo giới chuyên gia, tình hình nhân khẩu học dài hạn của nước này cũng rất ảm đạm.

Liên hợp quốc dự kiến, ​​dân số Nga sẽ giảm xuống còn 142 triệu vào năm 2030, từ mức dưới 145 triệu hiện nay. Độ tuổi trung bình của nước này cũng đang tăng lên: Hơn 1/5 dân số ở độ tuổi 60.

Năm 2022, Bộ Quốc phòng Anh ước tính, có khoảng 1,3 triệu người rời khỏi Nga khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev. Điều này làm trầm trọng thêm xu hướng lực lượng lao động đang giảm sút của đất nước. Trong số những người rời đi, có nhiều người là những chuyên gia trẻ tuổi.

Các nhà phân tích cho rằng, nền kinh tế Nga đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang dần tích tụ.

Mặc dù có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên trong vài năm qua nhưng nền kinh tế Nga vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc trong bối cảnh toàn cầu bất ổn. Giá hàng hóa thấp hơn, nhu cầu dầu thô của Bắc Kinh đối với Moscow chậm lại và chiến tranh thương mại đều sẽ tác động đến nền kinh tế.

Và khi chiến dịch quân sự kết thúc, Nga sẽ phải thích nghi với nền kinh tế mới. Ở đó, những ưu tiên cho quân sự sẽ phải giảm bớt và những ngành đang được hưởng lợi sẽ phải thay đổi.





Nguồn: https://baoquocte.vn/lam-phat-tran-lan-khap-nuoc-nga-nen-kinh-te-bung-no-nhung-khung-hoang-dang-dan-tich-tu-294243.html

Cùng chủ đề

Tin vui đến từ chi tiêu tiêu dùng và lạm phát, tăng trưởng vững vàng trên 7%

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) dự báo, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2024.

Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga từ chối bán uranium cho Mỹ, Washington đã “đi” nhanh hơn

Ngày 18/11, hãng thông tấn TASS đưa tin, tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Liên bang Nga (Rosatom) tuyên bố tiếp tục cung cấp uranium cho tất cả các nước khách hàng, ngoại trừ Mỹ.

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

(CLO) Bộ Trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó cho biết quyết định của Mỹ có thể mở rộng cuộc khủng hoảng Ukraine ra quy mô toàn cầu. ...

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cho biết Mỹ và phương Tây đang sử dụng quân đội Ukraine làm "lực lượng tấn công" để chống lại Nga và có nguy cơ gây ra một cuộc xung đột toàn cầu, theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa...

Quan chức Trung Quốc nói về tin Mỹ “cởi trói” tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Dân trí) - Quan chức Trung Quốc bình luận sau khi truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin rằng Washington dường như đã cho phép Ukraine dùng tên lửa viện trợ tấn công sâu vào Nga. Trung Quốc phản đối bất kỳ động thái nào có thể dẫn đến sự leo thang trầm trọng hơn trong cuộc xung đột ở Ukraine và gia tăng căng thẳng, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Liu Pengyu cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đức, Singapore và “cú bắt tay lịch sử” tại G20

Singapore và Đức nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm như an ninh, trí tuệ nhân tạo (AI) và năng lượng sạch.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nêu bật nỗi đau do xung đột, nỗ lực vì thế giới không có vũ khí hạt nhân, nói gì về tình hình Ukraine?

Ngày 19/11, trong ngày thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rio de Janeiro, Brazil, các nhà lãnh đạo tham dự đã đưa ra Tuyên bố chung.

Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Trong không khí náo nhiệt của Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12, hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.

Tiện lợi, tiết kiệm hơn khi mua sắm tại Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024 có nhiều ưu đãi với hàng nghìn sản phẩm chất lượng, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng giải pháp thanh toán điện tử.

Bài đọc nhiều

Giá heo hơi đi ngang, dự báo sản lượng thịt heo và xuất khẩu toàn cầu năm 2025

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên toàn quốc. Trong đó, khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với một số tỉnh ghi nhận mức 64.000 đồng/kg. Dự kiến ​​sản lượng và mức tiêu thụ thịt heo toàn cầu năm 2025 sẽ giảm dưới 1%.

Kinh tế đang phục hồi, EU tìm cách ứng phó khi ông Trump ‘đánh tiếng’ áp thuế

Việc các đối tác thương mại tiếp tục gia tăng những biện pháp bảo hộ có thể làm đảo lộn thương mại toàn cầu, gây sức ép lên nền kinh tế có độ mở cao của EU.

Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Góp phần xây dựng tương lai phát triển ASEAN vững mạnh cũng chính là góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng của hơn 100 triệu người dân Việt Nam.

Giá cà phê đang ở mức cao, hàng Việt đang cao nhất thế giới, coi EUDR là một cơ hội

Liên minh châu Âu là thị trường cà phê lớn, chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam. Trong top 10 thị trường nhập khẩu nhiều cà phê nhất của Việt Nam có đến 5 nước thuộc EU, theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương.

Hà Nội tạo điều kiện phát triển cơ sở y tế tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 15/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn trường Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế (IUHW) của Nhật Bản. Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND TP khẳng định, trên cơ sở quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, Thủ đô Hà Nội luôn coi trọng và quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, tích cực thúc đấy hợp tác với nhiều địa phương...

Cùng chuyên mục

Đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường

Trong không khí náo nhiệt của Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12, hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.

Tiện lợi, tiết kiệm hơn khi mua sắm tại Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024 có nhiều ưu đãi với hàng nghìn sản phẩm chất lượng, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng giải pháp thanh toán điện tử.

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Sáng 18/11/2024 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững" dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm 2024. Sau 19 lần tổ chức, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay quy tụ sự tham gia đông đảo nhất của các nhà lãnh đạo từ...

Tin vui đến từ chi tiêu tiêu dùng và lạm phát, tăng trưởng vững vàng trên 7%

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) dự báo, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2024.

Giá cà phê đang ở mức cao, hàng Việt đang cao nhất thế giới, coi EUDR là một cơ hội

Liên minh châu Âu là thị trường cà phê lớn, chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam. Trong top 10 thị trường nhập khẩu nhiều cà phê nhất của Việt Nam có đến 5 nước thuộc EU, theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương.

Mới nhất

Gạo thơm tăng nhẹ, nhu cầu mua lúa thơm và dẻo tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ so với hôm qua. Thị trường nguồn ít mua bán chậm, ít gạo đẹp. Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nguồn về lai rai, lượng ít, nông dân chào giá...

Việt Nam chi gần 20.000 tỷ nhập về ăn, tiết lộ sốc giá trái cây Trung Quốc

Khoảng gần 20.000 tỷ đồng đã được chi ra để nhập khẩu các loại rau quả Trung Quốc về Việt Nam trong 10 tháng qua. Đến chợ đầu mối Việt, dân buôn tiết lộ mức giá sốc của các loại trái cây Trung Quốc. Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 10 tháng năm 2024,...

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và “thắp lửa” đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi...

Quảng Trị: Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 20024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, Ngày hội đại...

TPHCM rà soát, thay thế 17 cầu sắt trên 50 năm tuổi xuống cấp

TPHCM rà soát kết cấu 17 cầu sắt được xây dựng trước năm 1975 để lên phương án thay thế dần nhằm đảm bảo an toàn giao thông và phát triển hạ tầng đô thị. Theo thống kê của Sở GTVT TPHCM, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.123 cây cầu. Trong đó có 17 cây cầu sắt cũ...

Mới nhất