Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm nghề giáo trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng!

Làm nghề giáo trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng!


Ám ảnh nỗi lo cơm áo đè nặng

Hiện nay, đất nước đổi mới, mở cửa. Người Việt Nam có nhiều cơ hội ra nước ngoài làm việc, lao động. Các công ty nước ngoài đầu tư vào trong nước lập nhà máy, xí nghiệp nên lao động phổ thông cũng dễ dàng tìm kiếm được việc làm.

Đại đa số người lao động không còn quá lo lắng tìm cho mình một công việc có nguồn thu nhập ổn định. Xét trong bối cảnh chung đó, lương giáo viên trở thành nguồn thu nhập thấp, cũng từ đó mà vai trò, vị trí người thầy cũng không còn được xã hội đề cao như trước đây.

Để có tiền để sống nhiều giáo viên hiện nay phải bươn chải làm nhiều nghề từ bán hàng online đến dạy thêm, học thêm… không ít trong đó đã chọn con đường nghỉ việc để tìm cho mình công việc mới. Đơn cử như thầy Lê Văn Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã “trốn” việc, nghỉ dạy để đi lao động tại Hàn Quốc hay như PGS.TS Đinh Công Hướng (một nhà toán học) đã phải bán nghiên cứu khoa học của mình cho nhiều trường đại học lấy tiền nuôi vợ con.

Câu chuyện những người thầy vất vả mưu sinh khiến dư luận xốn xang. Câu hỏi khi nào lương giáo viên mới đủ sống, người thầy mới được tự do sáng tạo, tự do cống hiến trí tuệ của mình mãi vẫn chưa có đáp án.

Đáng buồn hơn, trong xã hội vẫn còn những định kiến không hay khi người thầy “buông phấn”, vẫn còn những “bản án” quá hà khắc phán xét người thầy khi họ phải bán kiến thức của mình để có tiền lo cho gia đình, người thân.

Vẫn hết mình vì học trò

Bên cạnh những câu chuyện buồn như vậy, may mắn còn đó vẫn còn những tấm gương người thầy hằng ngày hết mình vì học sinh. Họ cống hiến một  cách tận tâm để mong một ngày cuộc sống của học trò và của chính họ được tươi sáng hơn.

Chuyện thầy Trương Văn Hiện (SN 1989) – người dân tộc Cờ Tu, giáo viên, Tổng phụ trách Đội, trường tiểu học Hòa Bắc, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng là một ví dụ sinh động. Người dân của vùng quê nghèo miền Trung ở núi rừng Trường Sơn này đã quen với hình ảnh thầy Hiện trên chiếc xe máy cũ kỹ, lai chiếc loa thùng “kẹo kéo” cồng kềnh phía sau hằng ngày đi tới các điểm trường để dạy học sinh những bài hát hay, hướng dẫn các em học tập, rèn luyện nề nếp đã quá quen thuộc.

Với đồng lương ít ỏi nhận được hơn 6 triệu đồng, đời sống của thầy còn rất khó khăn nhưng tình yêu đối với trẻ em người dân tộc, với học sinh của thầy Hiện không vơi đi mà ngày một lớn hơn.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Trương Văn Hiện chia sẻ, Trường Tiểu  học Hòa Bắc nơi thầy công tác có nhiều điểm trường. Trong đó, có nhiều điểm trường ở thôn đa số là người dân tộc. Vì thế, làm công tác đội, tổ chức sinh hoạt, hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ cho học sinh không được thuận lợi so với các môn học khác.

Tôi phải đến từng điểm lẻ. Từ điểm trường chính phải di chuyển 5 đến 10 cây số nữa mới vào các điểm trường. Để nắm bắt được nề nếp học sinh, tổ chức hoạt động cho các em, hằng tuần tôi phải di chuyển rất nhiều” – thầy Trương Văn Hiện kể.

Mỗi lần đến với các điểm trường, thầy Hiện phải dậy rất sớm. Bởi, giờ sinh hoạt học tập của các em thường bắt đầu từ 6h30 sáng. Với chiếc loa thùng kẹo kéo thầy Hiện vẫn cứ thế như một con ong chăm chỉ đến với các em. Nói về đồng lương hằng tháng nhận được, giọng thầy như trầm lại. Số tiền lương thực nhận 6,8 triệu, chắt bóp lắm thầy mới đủ trang trải. “So với người khác thực sự điều kiện mình rất khó khăn vì hai vợ chồng ở hai nơi” – Thầy Hiện tâm sự.

lam nghe giao trong boi canh hien nay khong he de dang hinh 1

Thầy Trương Văn Hiện (SN 1989) – người dân tộc Cờ Tu, giáo viên, Tổng phụ trách Đội, trường tiểu học Hòa Bắc, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.

Vợ chồng thầy Hiện hiện công tác ở hai tỉnh khác nhau, cách nhau hơn 100 cây số. Gia đình vợ chồng trẻ có hai người con. Để tiện chăm sóc, thầy nuôi cháu lớn đang học lớp 1 còn cháu bé ba tuổi ở với mẹ tận Quảng Nam. “Thời gian hai vợ chồng đến gặp nhau sinh hoạt gia đình có khi 2 tháng trời. Hai vợ chồng mong muốn được gần nhau để thể hiện trách nhiệm người chồng, người cha, vun vén hạnh phúc nhưng thực sự không có cách nào” – thầy Hiện kể.

Khó khăn, vất vả là thế nhưng thầy Hiện luôn lạc quan, thầy tin rằng khi tuổi còn trẻ mình cần cố gắng phấn đấu để con em mình, học trò mình có tương lai hơn. Xuất thân là người đồng bào dân tộc thiểu số đã quen với làm nông, lên núi lấy lá nón, bứt mây, để được như ngày hôm nay vợ chồng thầy đã phải cố gắng rất nhiều.

Tận hiến vì nghề nghiệp

Cũng giống như thầy Hiện, thầy Trần Đình Phương (SN 1991) – giáo viên Trường THCS & THPT Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một tấm gương tuổi trẻ dấn thân vì sự nghiệp giáo dục.

Học xong cao học ngành Toán, thầy Phương được điều động lên Trường THCS và THPT Hồng Vân làm việc. Khi bước lên trường vùng cao này, thầy Phương cảm thấy yêu mến vùng đất và con người miền núi nơi đây. “Nhìn học trò miền núi thật thà, thiếu thốn nên có cảm giác thương. Sau khi có tình thương rồi mình cố gắng dạy học” – thầy Phương chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận.

lam nghe giao trong boi canh hien nay khong he de dang hinh 2

Thầy Trần Đình Phương (SN 1991) – giáo viên Trường THCS & THPT Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gắn bó với nghề dạy học ở vùng núi cao của tỉnh Thừa Thiên Huế không phải là điều dễ dàng, với thầy Phương cũng vậy. Học sinh vùng cao nhiều em không thích đến trường. Để vận động và giữ các em đi học đầy đủ đã là một sự cố gắng lớn của thầy cô.

Do đó, thầy Phương luôn tâm niệm, phải cố gắng truyền đạt dạy học sao cho lôi cuốn, hấp dẫn nhất để lôi kéo học sinh đến trường. Chính việc các em đến trường cũng đã tạo nên động lực cho thầy cố gắng . “Có những lúc tình cảm của mình gửi đến học trò, không phải học trò đáp ứng lại được 100% nên thấy buồn. Nhưng sau đó suy nghĩ lại, vẫn còn những học trò cần mình hơn nên phải cố gắng, quá trình cứ lặp lại như vậy” – Thầy Phương chia sẻ.

Nhà cách trường gần 100 cây số, 6 năm qua thầy Phương đã nỗ lực hết mình để nâng cao chất lượng dạy học cho con em người dân vùng sơn cước. Đầu tuần, thầy Phương từ nhà đi xe máy lên trường, cuối tuần lại về nhà với gia đình thân yêu của mình. Hành trình từ nhà đến trường như vậy cũng rất gian nan, đặc biệt vào mùa mưa. Đường đi lại nguy hiểm, hay xảy ra sạt lở. Đôi khi, đi được nửa đường lại buộc phải quay lại nhà, có những lúc đợi đến hơn 5 tiếng đồng hồ để chờ thông đường vì mưa lớn gây sạt lở đất.

Hỏi về số lương hơn 6 triệu làm sao thầy nuôi được vợ con và đối ngoại, thầy Phương cười. Thầy Phương kể, để bù những thiếu thốn về vật chất bản thân thầy Phương chủ trương sống tình cảm. Vì thế, theo thầy Phương mình sống tình cảm thì người khác cũng đáp lại với mình bằng tình cảm. “Trong nhà, mình là con trai một nên mọi người trong gia đình muốn mình ở nhà. Ở Huế, con trai đi xa nhà hơi khó, nhất là con trai một. Nhưng hiểu cho nghề của mình, ba mẹ cũng thông cảm, giúp đỡ trông cháu để mình yên tâm công tác” – thầy Phương bày tỏ.

Thầy Phương cũng chia sẻ rằng, mỗi lần vào mùa mưa, khởi hành từ nhà đến trường bản thân mình cũng lo, thầy sợ nếu chẳng may xảy ra việc thì gia đình lấy ai gánh vác. Ở nhà mọi người trong gia đình thầy cũng lo lắng, nơm nớp sợ. Đặc biệt mùa này, ở Huế đang vào mùa mưa lũ. Lo lắng là thế, nhưng tình yêu trò với học trò vùng cao đã tạo nên động lực lớn để thầy Phương chăm chút, phấn đấu hàng ngày, trau dồi nghề nghiệp.

Qua tâm sự với thầy Hiện, thầy Phương có thể thấy để làm được nghề giáo trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng. Ngoài đồng lương ít ỏi không đủ sống, người thầy cần phải phấn đấu chuyên môn, lao động chăm chỉ suốt ngày. Như một định mệnh của cuộc đời, những người thầy hằng ngày đã nỗ lực phấn đấu, yêu nghề nên vượt lên trên khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Được trao đổi với thầy cô có thể thấy trong thâm tâm của thầy Hiện và thầy Phương cũng như nhiều thầy cô khác vẫn mong muốn một ngày rất sớm lương giáo viên đủ sống, để những người thầy như họ đỡ vất vả , để có điều kiện chăm chút và trau dồi nghề nghiệp hơn.

Trinh Phúc



Nguồn

Cùng chủ đề

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Cần ưu tiên chính sách cho nhà giáo

Có thể nói gần như ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được xem là thành tố quan trọng nhất. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nếu một quốc gia có một nền giáo...

Hải Phòng trao thưởng cho 139 học sinh, sinh viên xuất sắc

139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024 của thành phố Hải Phòng được tặng Bằng khen và phần thưởng 10 triệu đồng/em. Tối 9-11, tại quảng trường Khu di tích quốc gia đặc biệt Danh nhân Văn hóa Trạng Trình...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản đồ so sánh kết quả bầu cử Mỹ 2020 và 2024

(CLO) Đảng Cộng hòa đã giành được nhiều phiếu bầu hơn ở mọi bang vào năm 2024 so với năm 2020. ...

Chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống qua triển lãm gốm Hiện Linh

(CLO) Triển lãm gốm “Hiện Linh” của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính khai mạc vào ngày 10/11 tại Hà Nội trưng bày gần 200 tác phẩm gốm độc đáo mong muốn gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Việt Nam lọt danh sách 5 điểm đón Giáng sinh đáng nhớ ở Châu Á

(CLO) Mới đây, Tạp chí du lịch World Expeditions đã đưa ra danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất ở châu Á, trong đó nước Việt Nam xếp vị trí thứ 2. ...

Quan hệ Việt Nam – Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Trump trở lại Nhà Trắng

(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

Cùng chuyên mục

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Nền tảng giáo dục phong phú của gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không chỉ nổi bật với ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, chính trị, truyền thông mà còn có một nền tảng giáo dục phong phú trải qua nhiều thế hệ.

Trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024

Ngày 9.11.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho 862 tân kỹ sư, tân cử nhân. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ,...

Che giấu học sinh đánh nhau, hiệu trưởng bị đề xuất kỷ luật cảnh cáo

(NLĐO)- Trong 2 năm học, Trường THCS Trung Hiếu xảy ra nhiều vụ học sinh đánh nhau gây thương tích nhưng hiệu trưởng không có giải pháp xử lý triệt để. ...

Mới nhất

Cao thủ MMA Lý Văn Huỳnh gặp võ sĩ Nam Phi ở LION Championship 19

LION Championship 19 (LC 19) chứng kiến cuộc đối đầu được chờ đón đặc biệt giữa hai tay đánh đứng khét tiếng nhất hạng cân 77kg: Lý Văn Huỳnh và Armando De Crescenzo nhằm chọn ra nhà vô địch. Sự kiện sẽ diễn ra từ lúc 19h30 ngày 16/11.Trở lại sau mùa giải 2023 vắng bóng, Lý Văn...

Cận cảnh “toa tàu hóa thạch” đồ sộ từ hơn 15.000 mảnh gốm ở tuyến metro Nhổn

Tác phẩm nghệ thuật "5 giờ sáng, Hà Nội thức giấc - Il est cinq heures, Hanoï s’éveille" được đặt tại ga S8 - Cầu Giấy tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đphác họa một toa tàu hóa...

ĐBQH: Phòng khám gắn mác quốc tế, bác sĩ ‘dỏm’ bủa vây bệnh nhân

Đặt vấn đề chất vấn tại Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV diễn ra chiều nay (11/11), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu thực trạng các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám, phòng mạch, bác sĩ gắn mác có yếu tố nước ngoài... treo bảng hiệu điều trị nhiều loại bệnh, trong đó...

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Chiều 11/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề "Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc".

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ. Từ ngày 4-8/11, Đoàn công tác Sở Công Thương Bình Định do ông Võ Mai Hưng - Phó Giám đốc Sở Công Thương làm Trưởng...

Mới nhất