Trang chủKinh tếNông nghiệpLàm mô hình vườn-ao-chuồng-VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân...

Làm mô hình vườn-ao-chuồng-VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu 2 tỷ/năm


Vay tiền ngân hàng đầu tư trang trại chăn nuôi

Vốn quê gốc ở Quảng Ninh, sau khi gặp vợ ở Hàn Quốc, do hợp duyên nên anh Chung và vợ kết hôn, đến năm 2016 thì hai vợ chồng về nước và quyết định phát triển kinh tế tại địa phương.

Chia sẻ với PV Dân Việt, vợ anh Chung cho biết: Do có kinh nghiệm chăn nuôi gà từ khi còn bên nước ngoài, nên khi về nước, với số tiền tích góp được sau gần chục năm làm việc, cộng với vay thêm ngân hàng, năm 2017 vợ chồng chị đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà gia công quy mô hơn 1.000m2 tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

Phát triển mô hình VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 1.

Hiện gia đình anh Hà Đức Chung (Tổ dân phố Văn Hữu, thị trấn Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) có diện tích chuồng trại nuôi gà trên 2.000m2 với quy mô hơn 2 vạn gà mỗi năm. Ảnh: Hà Thanh

Đến năm 2020, vợ chồng anh chị tiếp tục mở rộng quy mô, đầu tư thêm một chuồng trại nuôi gà rộng hơn với diện tích 1.300m2. Ban đầu do chưa quen khách hàng, nên việc tìm thị trường đầu ra cũng tương đối khó khăn. Nhưng dần dần, từng bước vợ chồng chị đã tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng giới thiệu sản phẩm và đã có nguồn khách ổn định.

Hiện nay, tổng diện tích khu trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Chung khoảng 6.000m2, trong đó riêng diện tích chuồng trại khoảng 2.500m2. Nếu khai thác hết công suất, gia đình chị có thể nuôi 2,5 vạn gà.

Theo anh Chung, đối với gà trắng đòi hỏi kỹ thuật chăn nuôi cao hơn các giống gà thông thường khác, phải có sự chăm sóc tỉ mỉ hơn vì loại gà này có sức đề kháng kém hơn. Trong đó, điểm cần lưu ý đặc biệt là nhiệt độ và nước uống. Thông thường, nhiệt độ thích hợp khi mới vào gà khoảng 34 – 35oC, sau đó nhiệt độ sẽ giảm dần theo ngày tuổi của gà. Đến khi gà trưởng thành, nhiệt độ thích hợp chỉ còn khoảng 19 – 20OC.

Để phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của gà, chuồng trại chăn nuôi được gia đình anh Chung đầu tư lò sưởi và giàn mát nhằm đảm bảo mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Với công suất như hiện tại, trung bình mỗi năm gia đình anh Chung chăn khoảng 5 – 6 lứa gà, với thời gian 60 ngày/lứa. Trung bình mỗi năm, gia đình anh xuất bán khoảng trên 400 tấn gà với giá bán hiện tại 31.500đ/kg.

Sau mỗi lứa xuất bán, gia đình sẽ thực hiện việc khử trùng bằng vôi và thuốc sát trùng trước khi vào lứa gà mới để đảm bảo phòng, ngừa dịch bệnh khi tái đàn. Do gà trắng có sức đề kháng kém hay mắc bệnh như Ecoli nên phải thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vào mùa đông khi thời tiết lạnh, dễ mắc bệnh nên càng cần chú ý sát sao hơn.

Cùng với việc nuôi gà, vợ chồng anh Chung còn tận dụng những nguồn thức ăn dư thừa từ gà để nuôi cá. Hiện, gia đình anh có khoảng 5.000m2 diện tích mặt nước nuôi cá, với sản lượng trung bình 20 – 25 tấn cá mỗi năm bao gồm các loại như: rô phi, trắm, chép…

Phát triển mô hình VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Bênh cạn đó, gia đình anh Chung còn có khoảng 5.000m2 diện tích mặt nước để chăn nuôi cá. Ảnh: Hà Thanh

Với sản lượng cá như vậy, gia đình anh Chung vẫn chủ yếu xuất bán ra thị trường tự do. Thu nhập từ bán cá mỗi năm của gia đình anh Chung khoảng 200 – 300 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, anh Chung còn trồng khoảng 4.000m2 diện tích cây ăn quả như hồng da tre, chanh và liên kết với công ty cây xanh Thái Nguyên trồng một số loại cây cảnh như: thông, chay, vú sữa, cau… Trong đó, có 1.200 cây thông, 1.000 cây cau, 500 cây vú sữa, 500 cây chay.

Phát triển mô hình VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 3.

Vườn cây ăn quả rộng hơn 4.000m2 của gia đình anh Chung với nhiều loại cây ăn quả và cây cảnh. Ảnh: Hà Thanh

Để đảm bảo phát triển mô hình vườn – ao – chuồng hiệu quả, ngoài hai vợ chồng trực tiếp tham gia sản xuất, gia đình anh Chung còn thuê thêm 2 lao động làm việc thường xuyên với mức chi trả nhân công từ 7,5 – 8 triệu đồng/người/tháng và 4 – 5 lao động làm việc thời vụ với mức ngày công khoảng 300.000 – 400.000đ/người/ngày.

Lợi nhuận hàng tỷ đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp

Với mô hình kinh tế tổng hợp vườn – ao – chuồng như hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh Chung thu về khoảng gần 2 tỷ đồng lợi nhuận.

Phát triển mô hình VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Với mô hình kinh tế tổng hợp vườn – ao – chuồng như hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh Chung thu về khoảng gần 2 tỷ đồng lợi nhuận. Ảnh: Hà Thanh

Dự định của anh Chung trong thời gian tới sẽ mở rộng thêm quy mô chăn nuôi, đầu tư trang trại tách biệt ở một khu vực khác nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra. Trước nhu cầu thực tế đó, anh Chung mong muốn sẽ được hỗ trợ thêm nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, gia tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Phát triển mô hình VAC quy mô lớn, vợ chồng anh nông dân Thái Nguyên thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Cán bộ Hội Nông dân huyện Đồng Hỷ đến thăm mô hình kinh tế của gia đình anh Chung. Ảnh: Hà Thanh

Đánh giá về hiệu quả mô hình kinh tế của gia đình anh Chung, ông Lâm Văn Đức – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Hoá Thượng cho biết: Anh Hà Đức Chung là hội viên nông dân xã Hoá Thượng, năm 2017 gia đình anh đã đầu tư chăn nuôi trang trại, từ đó đến nay, vợ chồng anh lần lượt mở rộng thêm diện tích và quy mô chăn nuôi trên địa bàn. 

Đến thời điểm này, theo đánh giá, anh Chung là một trong những hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương năm 2023. Có thể nói đây là một trong những hội viên nông dân có kinh tế ổn định trên địa bàn thị trấn Hoá Thượng.

“Trong thời gian tới, Hội Nông dân thị trấn Hoá Thượng sẽ quan tâm, hỗ trợ về các thủ tục cấp chứng nhận VietGap trong chăn nuôi với quy mô trang trại cho gia đình anh Chung”, ông Đức thông tin thêm.





Nguồn: https://danviet.vn/lam-mo-hinh-vuon-ao-chuong-vac-quy-mo-lon-vo-chong-anh-nong-dan-thai-nguyen-thu-2-ty-nam-202409282241279.htm

Cùng chủ đề

Tháo gỡ khó khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/12, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) diễn ra tại TP Thái Nguyên. ...

Huy động trên 100 tỷ đồng chăm lo người nghèo và an sinh xã hội

Ngày 17/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại Hội nghị, Ủy ban MTTQ tỉnh hiệp thương kiện toàn bổ...

Năm 2024 là một năm bứt phá của du lịch Thái Nguyên

Mảnh đất Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn du khách đã và đang được quảng bá một cách rộng rãi góp phần xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm. ...

Giá trị văn hoá cần được bảo tồn

(CLO) Thái Nguyên - nơi hội tụ, chung sống lâu đời của 46 dân tộc anh em. Nhiều nơi trong địa bàn tỉnh vẫn giữ được những nét đẹp độc đáo, bản sắc dân tộc thông qua những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc. ...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Trường ngoài công lập đong đếm bài toán thưởng Tết

Thời điểm này, nhiều trường học tại TPHCM đã dự trù mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho cán bộ, công nhân viên. ...

Đường hoa nông thôn mới ở một huyện của Đồng Tháp đêm điện sáng, ngày bông trang nở cản chả kịp

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã có những chuyển biến tốt, đặc biệt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/12, ngay sau khi tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày của triển lãm. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Đường hoa nông thôn mới ở một huyện của Đồng Tháp đêm điện sáng, ngày bông trang nở cản chả kịp

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã có những chuyển biến tốt, đặc biệt...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ để xây dựng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả cao. ...

Cần cơ chế pháp lý, giúp các tổ “danh chính ngôn thuận”

Mặc dù cả nước đã có 5.036 tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được thành lập, song số lượng các tổ KNCĐ hoạt động có hiệu quả còn ít. Một phần do chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, vai trò của tổ, năng lực còn hạn chế; một phần chưa...

Mới nhất

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng...

‘Dân mạng’ năm 2024 quan tâm đến âm nhạc hơn ăn uống

Theo báo cáo Nhìn lại các hot trend trên mạng xã hội (MXH) năm 2024 do YouNet Media vừa công bố cho thấy, một năm đang dần khép lại, tô điểm một bức tranh rực rỡ với vô vàn trào lưu ấn tượng: từ những chương trình giải trí "gây bão" đến các lễ hội âm nhạc cuồng...

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Ngày 19/12, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày chuyển đổi xanh trong EVFTA. Theo đó, xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại...

Thanh niên Đà Nẵng học hỏi từ lịch sử, vững bước lập nghiệp

Hàng trăm đoàn viên thanh niên Đà Nẵng xem phim tài liệu, nghe những câu chuyện xúc động từ các Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhân tại chương trình Giao lưu với các nhân chứng lịch sử vào ngày 19-12. ...

Khẩn trương ‘lên đời’ đường chuyên dụng xuất nhập khẩu hàng hóa Việt

TPO - Tỉnh Lạng Sơn đang khẩn trương thi công dự án mở rộng đường chuyên dụng xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 từ 4 làn lên 8 làn xe; tiến hành các thủ tục điều chỉnh dự án lên 14 làn xe để đồng bộ với cơ sở hạ tầng phía Trung Quốc. ...

Mới nhất