Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu một vài ý kiến tiêu biểu của bạn đọc.
Tại sao nhiều sinh viên, nhất là sinh viên giỏi không chọn ngành sư phạm? Cơ bản là áp lực nhiều từ mọi phía. Sau đó mới đến lương. Nghỉ hè 2 tháng chứ không phải 3 tháng. 2 tháng đó cũng không phải nghỉ hết.
Bạn đọc Mây Xanh
Được nghỉ 3 tháng hè, ngày dạy chưa tới 8 tiếng
Với việc nghỉ 3 tháng hè, đứng lớp không tròn 8 tiếng một ngày, thu nhập so với hành chính sự nghiệp khác đâu có thấp, nên câu chuyện lương thấp không phải là vấn đề chính.
Vấn đề nằm ở chỗ một giáo viên dạy quá lâu, nếu không có vi phạm gì quá nghiêm trọng thì cứ vẫn dạy đó năm này qua năm khác.
Đúng ra ngành giáo viên là ngành có sự đào thải mạnh nhất, nhưng hiện tại lại an bài nhất.
Muốn thu hút được người học không phải ở chỗ tăng lương, vấn đề nằm ở chỗ có xếp được chỗ dạy theo nguyện vọng, môi trường dạy học tốt hơn…
Bạn đọc Lê Hào
Mình thấy vấn đề là áp lực đối với giáo viên đang rất lớn vì phải quán xuyến số lượng học sinh quá nhiều.
Từ thời mình, mỗi cô phụ trách 45-50 cháu, mỗi cháu 1 vấn đề gì là cô cũng mệt rồi. Các em sinh viên thấy thế cũng ngán không dám chọn ngành này. Theo tôi, phải làm sau để giảm số lượng học sinh trong mỗi lớp học, lúc đó mới đỡ áp lực cho giáo viên.
Bạn đọc Lam
Đừng tưởng giáo viên chỉ có dạy học!
Xin đừng nhìn bằng con mắt phiến diện hay nhìn bề ngoài mà đánh giá nghề giáo an nhàn, đừng so sánh khập khiễng với khối hành chính.
Kính mời bạn vào dạy đi mới biết, đừng tưởng chỉ có dạy không! Thời gian nào soạn giáo án, thời gian nào chấm bài, thời gian nào làm công tác chủ nhiệm…
Rồi 3 tháng hè chắc không phải đi tập huấn, bồi dưỡng cái này cái kia. Với những thầy cô dạy cấp 3, chắc họ không phải đi coi thi chấm thi 10, 12?
Bạn đọc nick name Tôi
Tôi có quen một thầy giáo dạy cấp 2 ở một TP lớn, là chủ nhiệm của con tôi. Ngoài thời gian dạy ở lớp, còn lại thầy đều dành cho phong trào, từ cấp trường, quận rồi TP.
Có lần thầy chia sẻ thầy rất áp lực. Nếu chỉ dạy mà không tham gia phong trào sẽ bị lãnh đạo trường đánh giá không tốt về các hoạt động thi đua, phong trào.
Ngoài việc mang lại thành tích cho cá nhân cũng góp phần vào thành tích của trường; giải thưởng này nọ của học sinh, giáo viên, là cũng để có số liệu mà thống kê cuối năm để đánh giá giáo viên nào giỏi hơn, trường nào giỏi hơn…
Bạn đọc Minh Tuan
Ngành nghề nào cũng khó khăn riêng
Các bạn thấy nghề giáo cực như vậy, sao các bạn không nghỉ ra ngoài làm việc khác cho nhàn hơn. Chị mình là giáo viên dạy giỏi cấp 3, cũng làm chủ nhiệm lớp, dạy đội tuyển học sinh giỏi, học thạc sĩ…, đã nghỉ dạy học và ra đi làm công ty để lương cao hơn.
Chị mình cũng khẳng định lương giáo viên thấp hơn nhưng nhàn và ổn định, còn đi làm bên ngoài mệt hơn nhiều, áp lực cũng tăng gấp đôi, dù lương cao hơn đôi chút.
Nhà mình có nhiều người làm giáo viên, từ mầm non đến đại học nên các bạn đừng bảo mình đánh giá phiến diện.
Nghề nào cũng khó khăn, nghề giáo cũng không hẳn là nhàn nhưng việc suốt ngày kêu than nghề giáo vất vả, lương thấp… quá nhiều khiến mình thấy phản cảm và bất công cho những ngành nghề khác.
Bạn đọc tên Anh
Thấy các bạn bảo giáo viên nhiều việc không tên nhưng các ngành khác họ cũng có kém cạnh gì, học liên tục vì sợ không đáp ứng được công việc và thay đổi của thời thế.
Sau 30 tuổi còn sợ bị đào thải vì sức cày không bằng lớp trẻ, lo KPI cũng ngay ngáy ngày đêm…
Bạn đọc phamhang@…com
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ điều gì? Bạn có đồng ý với các ý kiến nêu trong bài viết?
Mời bạn bày tỏ quan điểm của mình qua thăm dò dưới đây. Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế… của bạn, chúng tôi sẽ chọn lọc đăng tải trong phần bình luận dưới bài viết. Trân trọng!