Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPLâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng cao chất lượng sản phẩm, giới thiệu quản bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP cho bà con đến với người tiêu dùng nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Khơi dậy thế mạnh địa phương

Nhiều năm trở lại đây, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, gắn với sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung triển khai sâu rộng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Để làm được việc này, Lâm Bình khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ theo chuỗi giá trị, nhằm phát huy sức sáng tạo và nội lực để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Mục tiêu đến năm 2025, huyện Lâm Bình sẽ có sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao, tiêu chuẩn hoá, nâng cấp 5 sản phẩm đã phân hạng năm 2020 từ 3 sao lên hạng 4 sao.

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo
Anh Tráng A Vào thôn Tiên Cốc xã Bình An huyện Lâm Bình làm giàu từ mô hình nuôi trâu bò

Được biết, huyện Lâm Bình hiện có 25 sản phẩm OCOP được công nhận cấp tỉnh, trong đó 4 sản phẩm chất lượng 4 sao, 21 sản phẩm chất lượng 3 sao, bao gồm các loại sản phẩm: Rượu men lá, chè Khau Mút, cá lăng, thịt dê… trong đó sản phẩm thịt dê đang là hướng đi mới để phát triển kinh tế hộ gia đình và đẩy mạng xóa đói, giảm nghèo tại nhiều địa phương trong huyện.

Với địa hình núi cao, thảm thực vật phong phú, có nhiều loại cây là thức ăn phù hợp cho dê sinh trưởng nên thương hiệu dê núi Lâm Bình nhanh chóng được nhiều người biết đến. Để đưa sản phẩm dê núi thành sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn, năm 2022, Lâm Bình đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang cải tạo đàn dê núi của địa phương để đàn dê cho năng suất, chất lượng cao. Bước đầu mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tham gia chăn nuôi, nhân rộng đàn dê, hộ nuôi dê.

Ông Quang Minh Toàn, xã Bình An, cho biết: Gia đình ban đầu có 2 cặp bố mẹ dê, đến nay đã có 12 cặp, dê nuôi kết hợp bán tự nhiên, nên việc kiểm soát dịch bệnh cho dê được đảm bảo, việc sinh sản của dê cũng được kiểm soát tốt nên tỷ lệ dê sinh sản chết non gần như không có. Nuôi dê không vất vả như nuôi trâu, bò mà lại cho hiệu quả kinh tế cao, giá thịt dê khoảng 150 ngàn đồng/kg, nhờ nuôi dê, gia đình tôi đã có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Tăng sản phẩm OCOP để giảm tỷ lệ hộ nghèo

Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Lâm Bình sẽ có 6 sản phẩm mới tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Hiện nay, các địa phương có sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đang tập trung hoàn thiện thủ tục hồ sơ, quảng bá, giới thiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Điển hình thịt chua lợn đen Phúc Yên là một trong 6 sản phẩm của huyện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP vào cuối năm 2023. Để đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, ngoài việc thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng, xã Phúc Yên còn quan tâm tuyên truyền, vận động và dành những nguồn lực ưu đãi hỗ trợ các gia đình trong nhóm sở thích duy trì, nhân rộng việc chăn nuôi lợn đen địa phương, góp phần đảm bảo có đủ nguồn cung cấp chế biến thịt chua.

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo
Số lượng đàn dê hộ chăn nuôi dê sẽ tăng lên khi đó vấn đề tạo việc làm tại chỗ cho bà con đồng bào dân tộc sẽ được giải quyết

Ngoài 6 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng mới, huyện Lâm Bình còn có thêm 11 sản phẩm đã đánh giá, phân hạng đợt 2 năm 2020 cũng sẽ tham gia đánh giá, phân hạng lại. Để nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, huyện luôn quan tâm, tạo điều kiện, hướng dẫn các chủ thể sản phẩm OCOP lập phương án và tổ chức phát triển sản xuất kinh doanh đảm bảo đạt hiệu quả, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, cải tiến nhãn mác, mẫu mã, bao bì. Hỗ trợ kinh phí xây dựng gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP tại các hội chợ, hội nghị, nhằm giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, cho biết, Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, do đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao, được thị trường chấp nhận, tạo thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn. Đối với sản phẩm thịt dê Lâm Bình, tới đây, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân nhân thêm đàn, chăm sóc theo đúng quy trình, đồng thời kết hợp với các nhà phân phối đưa sản phẩm thịt dê Lâm Bình trở thành thương hiệu của tỉnh Tuyên Quang. Một khi đã có thương hiệu riêng, được người dân đón nhận thì tức khắc số lượng đàn dê, hộ chăn nuôi dê… sẽ tăng lên, khi đó vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số sẽ được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo sẽ giảm mạnh theo từng năm.

nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/lam-binh-tuyen-quang-nang-cao-gia-tri-san-pham-ocop-giup-dan-thoat-ngheo-364293.html

Cùng chủ đề

Gia Lai: Sản phẩm OCOP chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết

(GLO)- Thị trường giỏ quà Tết tại Gia Lai bắt đầu vào mùa cao điểm. Năm nay, các sản phẩm OCOP địa phương đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Khác với những năm trước, thị trường quà Tết năm nay chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì những món...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long

Tối 5/1, tại Quảng trường 6/1, trung tâm thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Phước Long (6/1/1975 - 6/1/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm. ...

Ngoại giao góp phần đắc lực, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng và các lực lượng sản xuất mới

Sáng 6/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành. Thứ nhất, mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao phải phục vụ...

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

(TN&MT) - Sáng 6/1 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41 – phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thường vụ Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần của Kỳ họp thứ 8 vừa qua; bám...

Bài đọc nhiều

Hoà Thành có thêm 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

(BTNO) - Sáng 26.12, UBND thị xã Hoà Thành tổ chức lễ trao chứng nhận và giải thưởng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Hoà Thành Lê Hồng Vân chủ trì buổi lễ. Theo đó, có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Bia Núi Bà Lager – Đen, Bia Thuỷ Lợi Lager – Vàng, Bia Toà Thánh Bale – Ale (công ty TNHH...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Sản phẩm OCOP từ chăn nuôi: Tạo việc làm, tăng thu nhập

(GLO)- Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trong tỉnh Gia Lai đã đầu tư chế biến các sản phẩm OCOP từ chăn nuôi. Nhờ đó, các chủ thể tăng thu nhập đáng kể và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương. Chị Trần Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (353/12 Trường Chinh, TP. Pleiku) cho biết: Sau 6 năm hoạt động trong lĩnh...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Sản phẩm OCOP chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết

(GLO)- Thị trường giỏ quà Tết tại Gia Lai bắt đầu vào mùa cao điểm. Năm nay, các sản phẩm OCOP địa phương đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Khác với những năm trước, thị trường quà Tết năm nay chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì những món...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

Mới nhất

Phương án sáp nhập cơ quan báo chí tại các địa phương ở miền Tây

(NLĐO)- Một số địa phương ở miền Tây Nam Bộ đã có phương án sáp nhập báo và đài, thành lập trung tâm báo chí. ...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là "viên ngọc xanh" của Quảng Bình mà còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo, "Vương quốc hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng...

Người hâm mộ “nhuộm đỏ” sân bay Nội Bài

(Dân trí) - Sau chiến thắng quả cảm trước đội tuyển Thái Lan tối, chiều 6/1, đội tuyển bóng đá Việt Nam trở về Hà Nội trong sự chào đón của hàng vạn người hâm mộ. 14:15, 06/01/2025 "Nhuộm đỏ" sân bay Nội Bài Càng sát giờ máy báy đưa tuyển Việt Nam hạ cánh, người hâm mộ đổ về càng đông....

Đề cử Phong Nha – Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới

 Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình không chỉ là một di sản thiên nhiên của Việt Nam mà còn là của toàn nhân loại. Nếu trở thành "Khu dự trữ sinh quyển thế giới" sẽ giúp nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị tự nhiên này. Vùng đệm...

Mới nhất