Powered by Techcity

“Xác lập kỷ lục” rừng hoa đỗ quyên lớn nhất Việt Nam tại Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường năm 2024

Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ I năm 2024 có chủ đề “Về miền đỗ quyên” sẽ diễn ra từ ngày 22/11 đến ngày 24/11 tại khu vực Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Chương trình nghệ thuật “Về miền Đỗ Quyên” khai mạc Lễ hội sẽ diễn ra vào 20h ngày 22/11 với tại Sân khấu Hồ Mường Lự – Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tại sự kiện sẽ công bố Quyết định công nhận rừng hoa đỗ quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m có diện tích lớn nhất Việt Nam.

Xác lập kỷ lục rừng hoa đỗ quyên lớn nhất Việt Nam tại Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường- Ảnh 1.Rừng hoa đỗ quyên cổ thụ tập trung trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m có diện tích lớn nhất Việt Nam. Ảnh: LC

Cùng với đó là màn nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào, nhân dân các dân tộc huyện Tam Đường. Màn nghệ thuật có sự kết hợp giữa các yếu tố âm nhạc, điện ảnh cùng hiệu ứng ánh sáng và sân khấu.

Các hoạt cảnh múa giới thiệu về mảnh đá và con người Tam Đường, Lai Châu – miền đất với những cánh rừng hoa đỗ quyên bạt ngàn, những cọn nước quanh năm cuộn chảy. Cầu kính rồng mây với độ cao 2.800m so với mực nước biển. Âm nhạc sẽ dẫn dắt khán giả thả mình trong những biển mây, biển hoa với âm thanh và màu sắc say đắm lòng người…

Không khí vui tươi trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc anh em cũng sẽ được sân khấu hóa, cảnh sinh hoạt cộng đồng của những người dân nơi đây được tái hiện, mỗi con người, mỗi phong tục tập quán đều mang một nét đẹp riêng, độc đáo, rực rỡ sắc màu, tạo nên mênh mang đất trời Tam Đường… Kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa mặt đất quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Tam Đường.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ I năm 2024

Điểm nhấn của Lễ hội Putaleng là Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng Việt Nam mở rộng lần thứ III với hai nội dung thi đấu dù lượn có động cơ và không có động cơ được Khai mạc 8h ngày 21/11 và Bế mạc vào 16h30 ngày 24/11 tại Nhà Biểu diễn đa năng Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông – Sân vận động huyện Tam Đường (cất cánh tại Bãi dù lượn bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu; hạ cánh tại Sân vận động huyện Tam Đường).

Xác lập kỷ lục rừng hoa đỗ quyên lớn nhất Việt Nam tại Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường- Ảnh 3.Đến với Lễ hội Putaleng du khách sẽ được trải nghiệm giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: LC

Đặc biệt, từ ngày 22/11 đến ngày 24/11 diễn ra chuỗi hoạt động sôi nổi khác như: Giải chạy truyền thống PuTaLeng mở rộng lần thứ II chinh phục Thác Tác Tỉnh; Giải đua bè trên Hồ Mường Lự; Thi ẩm thực cộng đồng; Triển lãm ảnh đẹp Tam Đường; Giải bóng chuyền da mở rộng huyện Tam Đường lần thứ I; Liên hoan Khèn Mông huyện Tam Đường lần thứ II; Tổ chức thi các môn thể thao dân tộc và nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá du lịch địa phương, trưng bày sản phẩm OCOP…

Không chỉ vậy, đến với Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ I năm 2024 du khách sẽ được trải nghiệm giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số qua những bản du lịch cộng đồng, tham gia vào chợ phiên vùng cao và săn mây trên những đỉnh núi Tả Liên Sơn, Pu Ta Leng… hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những kỷ niệm khó quên.

Lễ Bế mạc sẽ diễn ra vào lúc 15h30 phút ngày 24/11 tại sân khấu Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường.

Lễ hội là dịp để quảng bá tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và khẳng định những thành tựu, bước phát triển tiến bộ của huyện Tam Đường nói riêng cũng như Lai Châu nói chung.

Đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá các di tích, danh lam thắng cảnh là tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đến khảo sát, đầu tư tại Tam Đường.

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch, dịch vụ của địa phương tới đông đảo du khách và doanh nghiệp lữ hành; kết nối tour, tuyến với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài tỉnh. Kích cầu du lịch, phát triển kinh tế, xã hội.

Hà Tùng Long

Nguồn:https://danviet.vn/xac-lap-ky-luc-rung-hoa-do-quyen-lon-nhat-viet-nam-tai-le-hoi-putaleng-huyen-tam-duong-20241102164334346.htm

Cùng chủ đề

Lý do Lai Châu quảng bá du lịch tại Đà Nẵng

Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng bá các tiềm năng, các sản phẩm du lịch. Vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng năm 2024. Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về điều kiện khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng...

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học

Đưa bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học là cách làm mà huyện Than Uyên (Lai Châu) đã và đang thực hiện nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung. Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu...

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"... Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. Theo thông tin từ ban tổ chức, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày diễn ra...

Phát triển du lịch cộng đồng ở Pu Sam Cáp

Xã Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ) có 4 bản với 293 hộ, 1.652 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 96,4%. Với ưu thế có độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển; khí hậu mát mẻ quanh năm và thiên nhiên đẹp với những dãy núi hùng vĩ và nhiều khu ruộng bậc thang uốn quanh sườn đồi. Đây đang là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, du...

Cùng tác giả

Mở “khóa” giảm nghèo cùng nông dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng tổ chức hội, hội viên vững mạnh, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động hỗ trợ nông dân. Ðáng chú ý, việc hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh đã mang lại kết quả tích cực, góp phần giúp hội viên giảm nghèo và vươn lên phát triển kinh tế. Mô hình nuôi cá lồng mang lại thu nhập ổn định, giúp người...

Cung leo núi đẹp như mơ chưa nhiều người biết ở Lai Châu

Tuy không có độ cao ấn tượng, núi Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng vẫn là điểm trekking thách thức những tay leo núi dày dạn kinh nghiệm nhất. Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng là hai cung đường leo núi khá mới lạ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30km. Nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, chóp Can Chua Thìa Sảng cao 2.403m và...

Lý do Lai Châu quảng bá du lịch tại Đà Nẵng

Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng bá các tiềm năng, các sản phẩm du lịch. Vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng năm 2024. Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về điều kiện khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng...

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học

Đưa bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học là cách làm mà huyện Than Uyên (Lai Châu) đã và đang thực hiện nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung. Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu...

Cùng chuyên mục

Trao giải cuộc thi ảnh đẹp về đề tài dân tộc thiểu số

(BLC) – Chiều 20/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi ảnh đẹp về đề tài dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu năm 2024.Dự có đồng chí: Đào Thị Thanh Nhàn – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trần Mạnh Hùng – Quyền Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh và các tác...

Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội nghị Viên chức, người lao động năm 2025

Các đại biểu dự hội nghị.Hội nghị công chức, người lao động là dịp để phát huy quyền làm chủ của viên chức, người lao động; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tập hợp sức mạnh của tập thể, năng lực sáng tạo của viên chức, người lao động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, thực hiện tốt...

“Sắc xuân biên giới năm 2025”

(BLC) - Tối 11/1, tại chợ Đêm San Thàng, xã San Thàng (thành phố Lai Châu), Công an tỉnh Lai Châu phối hợp với Công đoàn Công an Nhân dân, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hải Phòng, Nhà hát ca múa nhạc Công an nhân dân tổ chức Chương trình nghệ thuật “Sắc xuân biên giới năm 2025”. Tiết mục văn nghệ mở màn "Việt Nam trong tôi" do các nghệ sỹ Nhà hát ca múa nhạc...

Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024

(BLC) - Chiều 10/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác VHTT&DL năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố… dự. Các...

29 tác phẩm được trao Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Lai Châu lần thứ IV, năm 2024

(BLC) - Sáng 4/1, UBND tỉnh tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Lai Châu lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Lai Châu; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; các thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn...

Xây dựng nếp sống văn minh trong đồng bào các dân tộc xã Mù Sang

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhân dân xã Mù Sang (huyện Phong Thổ), Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2024-2030 đã đi vào cuộc sống và thực hiện hiệu quả. Nhiều hủ tục, phong...

Xuân về miền biên cương

(BLC) - Tối 31/12, tại xã Dào San, UBND huyện Phong Thổ tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng năm mới xuân Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề: “Xuân về miền biên cương”. Tiết mục hát múa "Tuổi xuân dâng Đảng". Chương trình nghệ thuật gồm 15 tiết mục ca, múa, nhạc đặc sắc, ca ngợi mùa xuân, tình yêu quê hương đất nước, con người Lai Châu được dàn dựng công phu cả về nội dung và hình...

Chương trình Nghệ thuật Chào năm mới 2025

(BLC) - Tối 31/12, tại phố đi bộ Hoàng Diệu, UBND thành phố Lai Châu phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào năm mới 2025. Các đồng chí: Tống Thanh Hải – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Tống Thanh Bình - Uỷ viên Ban Thường vụ, Bí thư Thành ủy dự chương trình.Dự chương trình có lãnh đạo...

Hội thi văn nghệ dân gian dân tộc Mông huyện Than Uyên năm 2024

(BLC) - Chiều 31/12, Ban Tổ chức Chương trình Chào năm mới 2025, Tuần Văn hoá - Du lịch huyện Than Uyên năm 2024 tổ chức Hội thi văn nghệ dân gian dân tộc Mông huyện Than Uyên năm 2024 với chủ đề “Vùng cao đổi mới”. Dự Hội thi có các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban chuyên môn, đoàn thể huyện; lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và các nghệ nhân, diễn viên...

HANG HUỔI HIÊM XÃ VÀNG SAN, HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU ĐƯỢC XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH.

Hang Huổi Hiêm thuộc địa phận bản Pắc Pạ, xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Hang Huổi Hiêm nằm trên thung lũng giữa những dãy núi đá vôi, hệ thống hang được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh và nương rẫy của bà con nhân dân. Hang nằm cách trung tâm xã Vàng San khoảng 3km, theo hướng đông nam, cách trung tâm huyện Mường Tè khoảng 12 km.Xã Vàng San là một trong những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất