Đối với đồng bào H’Mông ở Lai Châu, bánh dày là thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Người H’Mông quan niệm rằng, bánh dày là đại diện cho âm, dương; thứ có thể sinh ra vạn vật. Trong các dịp lễ tết, người H’Mông hay giã bánh dày để ăn và dùng làm lễ vật, làm quà. Tết Độc lập năm nay, giã bánh dày vẫn là phần không thể thiếu của cộng đồng người H’Mông.
Trong các dịp lễ, Tết, người ta thường tổ chức thi giã bánh dày trong cộng đồng dân tộc H’Mông, cuộc thi thu hút được rất đông người dân, du khách quan tâm.
Để có được bánh dày, bà con sẽ chuẩn bị gạo nếp nương. |
Sau đó đem đồ thành xôi. |
Trong lúc chờ xôi chín bà con sẽ chuẩn bị các vật dụng để giã bánh. |
Và chuẩn bị lá chuối để gói bánh. |
Thay vì dùng dầu, mỡ bà con dùng lòng đỏ trứng gà thoa đều vào các vật dụng để khi giã bánh không bị dính. |
Quá trình đồ liên tục phải kiểm tra độ chín của xôi, điều này quyết định một phần đến độ ngon, dẻo của bánh dày. |
Xôi chín sẽ được bà con đưa vào cối để chuẩn bị giã . |
Xôi sẽ được mọi người thay phiên nhau giã liên tục ngay lúc còn nóng để bảo đảm độ nhuyễn, dẻo. |
Xôi được giã càng nhuyễn, càng dẻo thì bánh sẽ càng trắng càng mịn và ngon. |
Bà con sẽ bắt xôi sau khi giã xong và cắt thành từng phần. |
Sau đó sẽ nặn thành bánh. |
Người H’Mông quan niệm, bánh dày đại diện cho mặt trăng, mặt trời nên bánh nặn càng tròn thì càng đẹp. |
Trong các cuộc thi không thể không có phần chấm điểm. |
Và tất nhiên cũng không thể thiếu được khán giả, cổ động viên. |
TUẤN – HƯNG