Powered by Techcity

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học

Đưa bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học là cách làm mà huyện Than Uyên (Lai Châu) đã và đang thực hiện nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.

Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung.
Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Mung, xã Tà Mung là đơn vị triển khai thực hiện tốt công tác đưa bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa vào giảng dạy trong các giờ học ngoại khóa. Mặc dù chưa có kinh phí để mua sắm trang phục, nhạc cụ… làm giáo cụ phục vụ giảng dạy, thực hành và xây dựng không gian trưng bày văn hóa, nhưng để sớm đưa vào giảng dạy, các thầy giáo, cô giáo, học sinh đã cùng huy động và thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như Khâu thêu, Văn nghệ, Tù Lu, múa khèn, thổi sáo…; đồng thời thường xuyên tổ chức hội thi văn nghệ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; hội thi trang trí lớp học gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học ảnh 1

Giờ học của câu lạc bộ khâu thêu khối lớp 5 Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung.

Không những vậy, tất cả các lớp học đều tổ chức trưng bày góc cộng đồng, tổ chức giữa giờ các trò chơi dân gian; các hoạt động múa hát sân trường; các bài hát, các điệu múa xòe, nhảy sạp, múa khèn của dân tộc Thái, H’Mông… Các hoạt động thiết thực này không chỉ giúp các em hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà còn được giao lưu học hỏi và biết thêm về bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.

Em Lò Thị Ngọc, học sinh lớp 5A2 cho biết: Em đến trường ngoài học tập các môn chính thì còn được học khâu thêu may vá, học các tiết mục múa Thái, học chơi ném Pao của các bạn người H’Mông… Chúng em được chia thành các nhóm để tự giới thiệu về dụng cụ, trang phục, nhạc cụ… của dân tộc mình; thỉnh thoảng trong các giờ học ngoại khóa, em còn được các thầy, cô đưa xuống chợ phiên cạnh đó để xem và giao lưu văn nghệ với các cô chú, anh chị các bản ra biểu diễn ở chợ phiên. Nhờ vậy, chúng em không chỉ hiểu biết về văn hóa dân tộc Thái của mình, mà còn biết thêm văn hóa các dân tộc khác.

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học ảnh 2

Chị Cứ Thị Sau (người dân địa phương) được mời đến hướng dẫn học sinh trong câu lạc bộ khâu thêu Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung.

Chị Cứ Thị Sau ở bản Hô Ta xã Tà Mung nguyên là cán bộ xã đã nghỉ hưu. Bốn năm nay, chị được Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Mung mời lên hướng dẫn cho câu lạc bộ khâu thêu của nhà trường với vai trò một nghệ nhân. Là người địa phương, thành thục khâu thêu, may vá cho nên giờ học ngoại khóa của câu lạc bộ mà chị Sau tham gia luôn được các học sinh nữ đón nhận và hưởng ứng. Mặc dù không có bất cứ phụ cấp hay hỗ trợ nào song chị Sau vẫn đều đặn một tuần hai buổi đến hướng dẫn câu lạc bộ.

Chị Sau chia sẻ: Tôi đến hướng dẫn các cháu biết may dây thắt lưng, gấu áo… biết thêu các họa tiết dân tộc mình lên váy áo là mừng lắm rồi. Ở đây, tôi hướng dẫn không chỉ con em đồng bào H’Mông mà cả các cháu học sinh người Thái cũng học được cách khâu thêu họa tiết truyền thống của dân tộc mình; ngược lại con em người H’Mông mình lại học được giá trị văn hóa truyền thống khác của dân tộc Thái từ những lớp học khác, điều này rất ý nghĩa.

Hiện nay tất cả 23 trường tiểu học, trung học cơ sở ở huyện Than Uyên đã thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với hơn 7.000 học sinh tham gia; 22 trong tổng số 35 trường học đã xây dựng Không gian văn hóa riêng, các trường còn lại lồng ghép không gian văn hóa trong “Góc cộng đồng” của thư viện hoặc trong lớp học. Bình quân các trường đều tổ chức ít nhất một lần trên tuần hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian trong các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động giữa giờ, các dịp lễ lớn, các hoạt động giáo dục ngoài giờ. Toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 80% học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục của dân tộc mình trong ngày lễ, trong tiết chào cờ đầu tuần…

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học ảnh 3

Học điệu múa dân tộc Thái của học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở xã Tà Mung.

Thầy Đoàn Văn Đạt, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên cho biết: Để có được kết quả trên, Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm tại nhà trường; tuyên truyền để nghệ nhân, nhân dân, cha mẹ học sinh am hiểu về văn hóa các dân tộc, tham gia cùng các hoạt động bảo tồn văn hóa tại nhà trường; đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ nòng cốt các trường, mời nghệ nhân câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian của huyện trực tiếp lên lớp.

Không những vậy, huyện còn chỉ đạo các trường tiếp tục thành lập câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các câu lạc bộ được chia thành nhóm sở thích khác nhau. Các trường thực hiện giảng dạy lồng ghép nội dung bảo tồn văn hóa các dân tộc trong chương trình chính khóa, trong chương trình giáo dục địa phương và trong các hoạt động ngoại khóa.

Ngoài ra, chỉ đạo các trường xây dựng Không gian bảo tồn văn hóa các dân tộc, tại đây sẽ tổ chức trưng bày các sản phẩm văn hóa các dân tộc và làm địa điểm sinh hoạt cho các câu lạc bộ, địa điểm để tổ chức truyền dạy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp các dân tộc cho học sinh.

Trần Tuấn và Thái Thịnh

Nguồn:https://nhandan.vn/bao-ton-ban-sac-van-hoa-tu-trong-truong-hoc-post843291.html

Cùng chủ đề

Mở “khóa” giảm nghèo cùng nông dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng tổ chức hội, hội viên vững mạnh, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động hỗ trợ nông dân. Ðáng chú ý, việc hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh đã mang lại kết quả tích cực, góp phần giúp hội viên giảm nghèo và vươn lên phát triển kinh tế. Mô hình nuôi cá lồng mang lại thu nhập ổn định, giúp người...

Cung leo núi đẹp như mơ chưa nhiều người biết ở Lai Châu

Tuy không có độ cao ấn tượng, núi Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng vẫn là điểm trekking thách thức những tay leo núi dày dạn kinh nghiệm nhất. Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng là hai cung đường leo núi khá mới lạ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30km. Nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, chóp Can Chua Thìa Sảng cao 2.403m và...

Lý do Lai Châu quảng bá du lịch tại Đà Nẵng

Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng bá các tiềm năng, các sản phẩm du lịch. Vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng năm 2024. Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về điều kiện khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng...

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"... Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. Theo thông tin từ ban tổ chức, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày diễn ra...

Cùng tác giả

Mở “khóa” giảm nghèo cùng nông dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng tổ chức hội, hội viên vững mạnh, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động hỗ trợ nông dân. Ðáng chú ý, việc hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh đã mang lại kết quả tích cực, góp phần giúp hội viên giảm nghèo và vươn lên phát triển kinh tế. Mô hình nuôi cá lồng mang lại thu nhập ổn định, giúp người...

Cung leo núi đẹp như mơ chưa nhiều người biết ở Lai Châu

Tuy không có độ cao ấn tượng, núi Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng vẫn là điểm trekking thách thức những tay leo núi dày dạn kinh nghiệm nhất. Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng là hai cung đường leo núi khá mới lạ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30km. Nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, chóp Can Chua Thìa Sảng cao 2.403m và...

Lý do Lai Châu quảng bá du lịch tại Đà Nẵng

Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng bá các tiềm năng, các sản phẩm du lịch. Vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng năm 2024. Lựa chọn Đà Nẵng, Lai Châu kỳ vọng rằng sự khác biệt về điều kiện khí hậu, về cảnh quan tự nhiên là cơ hội tốt để quảng...

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"... Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. Theo thông tin từ ban tổ chức, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày diễn ra...

Cùng chuyên mục

HANG HUỔI HIÊM XÃ VÀNG SAN, HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU ĐƯỢC XẾP HẠNG DI TÍCH CẤP TỈNH.

Hang Huổi Hiêm thuộc địa phận bản Pắc Pạ, xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Hang Huổi Hiêm nằm trên thung lũng giữa những dãy núi đá vôi, hệ thống hang được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh và nương rẫy của bà con nhân dân. Hang nằm cách trung tâm xã Vàng San khoảng 3km, theo hướng đông nam, cách trung tâm huyện Mường Tè khoảng 12 km.Xã Vàng San là một trong những...

Khai mạc Chương trình “Chào năm mới”, Tuần Văn hóa – Du lịch huyện Than Uyên năm 2025

(BLC) - Tối 28/12, UBND huyện Than Uyên long trọng tổ chức Khai mạc Chương trình “Chào năm mới”, Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Than Uyên năm 2025. Dự Chương trình về phía tỉnh Lai Châu có đồng chí Tống Thanh Hải - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ, UBND...

Ngày hội Văn hoá dân tộc Lự xã Bản Hon năm 2024

(BLC) - Sáng 28/12, tại Khu du lịch Bản Thẳm, UBND xã Bản Hon phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tam Đường tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hoá dân tộc Lự xã Bản Hon năm 2024 và Xuân đoàn kết - Tết thắm tình quân dân.Dự lễ khai mạc có đồng chí Tẩn Thị Quế - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện; lãnh đạo một số sở, ban, ngành...

297 học viên tham gia tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Lự...

(BLC) - Từ ngày 27-29/12, Vụ Văn hóa Dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Lự gắn với phát triển du lịch. Quang cảnh lớp tập huấn. Tham gia tập huấn có 297 học viên là cán bộ, công chức làm công tác văn hóa, dân tộc...

ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI GẦU TÀO DÂN TỘC MÔNG HUYỆN THAN UYÊN TỈNH LAI CHÂU

Theo truyền thuyết dân gian kể lại trước đây những cặp vợ chồng người Mông lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con, thì người chồng sẽ lên một quả đồi cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được con như ý muốn. Khi đã sinh được con như ý thì gia đình sẽ tổ chức Lễ hội Gầu Tào để tạ ơn các vị thần. Nguồn gốc Lễ hội Gầu Tào của người Mông...

ĐỘC ĐÁO TẾT CƠM MỚI DÂN TỘC LỰ LAI CHÂU

     Tết cơm mới “Kin khảu máy” diễn ra trước Tết Nguyên đán, không có ngày cố định nhưng thường trong khoảng từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 12 âm lịch hằng năm, tuy nhiên công tác chuẩn bị đã bắt đầu từ khi lúa chín. Khi đó, mỗi chủ nhà người Lự thu lấy gùi lúa non đầu tiên, để riêng làm xôi cốm (khảu háng), món đồ cúng quan trọng nhất trong ngày Tết Cơm...

Đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung

(BLC) - Trong khuôn khổ Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, tối 21/12, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung với chủ đề “Sông núi nối liền - Thắm tình hữu nghị”.Dự chương trình có các đồng chí: Tống Thanh Hải - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần...

Toạ đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau – City tour”

(BLC) - Chiều 21/12, Ban Tổ chức Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 tổ chức chương trình Toạ đàm tư vấn xây dựng sản phẩm “Lai Chau - City tour”. Dự Chương trình có đồng chí Trần Quang Kháng – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Hiệp hội...

Đặc sắc các không gian tại sự kiện Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

(BLC) - Nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Du lịch - Văn hóa (DL-VH) Lai Châu năm 2024, tại Quảng trường Nhân dân tỉnh đã có các không gian như: văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu; giới thiệu, quảng bá du lịch; triển lãm ảnh đẹp du lịch, kết hợp trưng bày hoa, cây cảnh; triển lãm sách, báo, tài liệu địa chí và nghệ thuật thư pháp. Mỗi không gian đều rất đặc sắc góp phần...

Đa dạng, phong phú các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng, trà, sâm, cây cảnh

(BLC) - Trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Văn hoá Lai Châu năm 2024 ( diễn ra từ 20-22/12) tại Quảng trường Nhân dân tỉnh đã diễn ra các hoạt động: trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và một số sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh; trưng bày giới thiệu trà, sâm, hoa lan và sinh vật cảnh thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, thưởng thức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất