Powered by Techcity

Bài 2: Phát huy vai trò người đại biểu HĐND xây dựng vùng biên giới vững mạnh


(BLC) – Thông qua các hoạt động giám sát, đề xuất chính sách và động viên người dân tham gia bảo vệ an ninh biên giới, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Phong Thổ đã góp phần củng cố tinh thần yêu nước, gắn kết cộng đồng trong công tác giữ gìn trật tự, an ninh. Đặc biệt, với sự am hiểu địa phương, sâu sát lắng nghe tâm tư của bà con, họ đã tích cực triển khai các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực biên giới. Cùng nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế bền vững, nâng cao đời sống, tạo nền tảng phát triển ổn định tại vùng biên giới, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vững chắc và toàn diện.

“Đại sứ” của lòng dân

1

2

Nhắc đến đại biểu dân cử tiêu biểu trên địa bàn huyện Phong Thổ, không thể không nhắc đến đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2021-2026 Lý Minh Quý – Trưởng Ban Pháp chế HĐND, Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân huyện Phong Thổ (nhiệm kỳ 2016 – 2021 và 2021 – 2026). Trong thời gian qua, dù ở cương vị, chức vụ nào, anh vẫn luôn nỗ lực, cố gắng hết mình để thực hiện lời hứa trước cử tri, đảm bảo các kiến nghị, ý kiến, đề xuất của nhân dân được giải quyết nhanh và thoả đáng, nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, an sinh xã hội. Qua đó nhằm mục tiêu lớn nhất là bảo vệ quyền lợi cho người dân vùng biên, để họ được hưởng những chính sách tốt nhất của Đảng, nhà nước; có động lực vươn lên trong cuộc sống, hăng say lao động, phát triển kinh tế.

Chia sẻ với phóng viên về những nỗ lực của mình với vai trò là người đại biểu dân cử trong những năm qua, đồng chí Lý Minh Quý nhớ lại: cách đây hơn 5 năm trước, tôi có nhận được kiến nghị của cử tri Tẩn Phủ Chiến ở xã Ma Li Pho đề nghị Thuỷ điện Nậm Cát bồi thường diện tích đất lúa bị thiệt hại do xả lũ. Sau mấy năm đề nghị, phản ánh tới cùng đến các cấp lãnh đạo từ tỉnh, huyện, tôi cũng đã hoàn thành được sứ mệnh của mình, giúp gia đình anh Chiến nhận được tiền bồi thường xứng đáng, để vợ chồng anh yên tâm lao động sản xuất; tiếp tục tin tưởng, kỳ vọng vào đại biểu HĐND.

22

Không chỉ dừng lại ở đó, các kiến nghị, đề xuất của cử tri liên quan đến các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, nước trên địa bàn huyện đều được đồng chí Lý Minh Quý tiếp thu, tổng hợp ý kiến qua những buổi tiếp xúc cử tri, phản ánh lên cấp có thẩm quyền và đã được giải quyết trong thời gian sớm nhất. Cụ thể như: ý kiến của cử tri xã Ma Li Pho đề nghị “Công ty TNHH số 10 Lai Châu tổ chức khắc phục các vị trí hư hại mặt đường tuyến đường từ Quốc lộ 12 đến bản Thèn Sin do thi công đường giao thông liên bản Thèn Sin – Ma Ly Pho gây ảnh hưởng, để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông”. Thông qua tiếng nói của đại biểu dân cử đã được UBND huyện tiếp thu giải quyết với phương án “Công ty TNHH số 10 Lai Châu hỗ trợ tiền cho Ban quản lý bản Thèn Sin tổ chức sửa chữa mặt đường”. Ngoài ra, các ý kiến của người dân trên địa bàn các xã biên giới về việc sử dụng điện lưới phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất hay đảm bảo an toàn tại khu vực có đường dây điện, cột điện bị xuống cấp đều được đại biểu Quý phản ánh đến các cơ quan, đơn vị. Cho đến nay, 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia, 98,2% số hộ được sử dụng điện; các đường dây điện, cột điện được vận hành đảm bảo an toàn…

Bên cạnh đó, với vai trò là tổ trưởng tổ đại biểu HĐND số 3, Trưởng Ban Pháp chế HĐND huyện, đồng chí Lý Minh Quý chủ động trong công tác thực thi hoạt động giám sát của Ban Pháp chế, các Ban của HĐND và HĐND đúng trình tự, thủ tục của Luật Hoạt động giám sát, nghị quyết, chương trình, kế hoạch đề ra. Trong đó, tập trung giám sát vào những vấn đề được cử tri quan tâm như: Giám sát việc triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2021 – 2025; “Giám sát việc triển khai thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình MTQG phát triển Kinh tế – Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện từ năm 2022 – 2024”… Thông qua hoạt động giám sát đưa ra những kiến nghị xác đáng, cụ thể để các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, góp phần triển khai thực hiện các nghị quyết, đề án, Chương trình mục tiêu quốc gia được hiệu quả trên địa bàn.

33

Trên cương vị là người đại biểu dân cử, trách nhiệm của Phó Trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân huyện, đồng chí Quý luôn công tâm cùng Hội đồng xét xử xem xét các bản án đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Trung bình mỗi năm đại biểu tham gia xét xử thành công trên 20 vụ án các loại, đảm bảo đúng luật, góp phần vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện.

56

Từ thị trấn Phong Thổ chúng tôi ngược lên biên giới đến với xã Huổi Luông. Nơi mà địa phận giáp ranh của hai nước Việt Nam – Trung Quốc cách nhau chỉ bằng một hàng rào. 3 năm sau khi được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, Huổi Luông ngày càng khởi sắc hơn. Điều này chúng tôi nhận thấy rõ nhất đó là con đường bê tông trải dài từ bản đến khu sản xuất; đường liên bản được nâng cấp khang trang. Dọc các tuyến đường vào trung tâm xã, cờ hoa rực rỡ. Những ngôi nhà xây mới to đẹp hơn. Không khí các gia đình nhộn nhịp, vui tươi, bởi năm nay họ có vụ ngô thắng lợi.

Ông Lỳ A Lý, ở bản Pô Tô vui mừng cho biết: năm nay bắp ngô to hơn mọi năm, hạt đều, vàng ươm. Gia đình nhà tôi trồng mấy sào mà thu được đầy một xe tải. Cũng nhờ có Bí thư Đảng uỷ xã cùng cán bộ hướng dẫn bà con đưa giống mới về trồng, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại nên ngô năng suất hơn. Nhân dân trong bản rất vui và cảm ơn cán bộ luôn nhiệt tình, giúp đỡ người dân.

Không chỉ ông Lỳ A Lý mà bà con ở các bản khác trong xã cũng biết ơn Bí thư Đảng uỷ, đại biểu HĐND xã Huổi Luông thật nhiều. Vì trong bao năm qua, bằng tình yêu với biên giới, trách nhiệm của một người cán bộ, đảng viên, chiến sĩ biên phòng đã hết lòng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” để nhân dân Huổi Luông hôm nay có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trẻ em được đến trường học tập. Đặc biệt là cầu nối để bà con luôn tin vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp.

Gặp gỡ Trung tá Lê Văn Dung – Bí thư Đảng uỷ xã Huổi Luông, đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 tiêu biểu, chúng tôi ấn tượng bởi sự chân thành, niềm nở, hiền lành, giản dị như chính cái tên anh vậy. Được biết, anh Dung quê ở tỉnh Thái Bình, bén duyên với vùng đất Huổi Luông từ năm 1999, khi đó anh là cán bộ đồn Biên phòng Huổi Luông. Sau đó anh được điều chuyển đến công tác ở các địa bàn khác trong tỉnh. Năm 2006, anh quay trở lại với mảnh đất biên giới thân thương này với vai trò là cán bộ xã tăng cường. Đến nay, anh là Bí thư Đảng uỷ, đại biểu HĐND xã.

77

Để xứng đáng là đại biểu dân cử, Trung tá Lê Văn Dung luôn thực hiện tốt lời hứa của mình trước cử tri: thường xuyên bám nắm địa bàn; thực hiện có hiệu quả việc tiếp công dân, đối thoại với nhân dân gắn với tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, kiến nghị, phản ánh của bà con. Trên cương vị là Bí thư Đảng uỷ, anh Dung tập trung lãnh đạo, chỉ đạo UBND xã, tổ chức hội, đoàn thể, các bản thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh. Tham mưu cho cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nước sinh hoạt. Quan tâm triển khai các chính sách an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn, nhất là ở các bản biên giới. Đặc biệt, chỉ đạo HĐND xã thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng các kỳ họp; nắm bắt và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri một cách rõ ràng, dễ hiểu, đúng theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2021 đến nay, Bí thư Đảng uỷ, đại biểu HĐND xã Lê Văn Dung đã tiếp dân 96 buổi; đối thoại với nhân dân 6 bản; tiếp xúc cử tri 16 buổi ở 16 lượt điểm, tiếp thu 96 ý kiến, đề xuất về: đầu tư xây dựng, hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế… Chỉ đạo HĐND xã tổ chức 13 kỳ họp, ban hành 51 Nghị quyết, tổ chức tiếp xúc cử tri 16 lượt, 336 lượt điểm tiếp xúc thuộc 21 bản trong xã với 2.385 lượt cử tri tham dự. Xem xét, chỉ đạo giải quyết dứt điểm 9 vụ việc có chiều hướng phức tạp…

Anh Dung cho biết, để phát huy sức mạnh của nhân dân với vai trò “mỗi người dân là cột mốc sống” thì trước hết phải đảm bảo cuộc sống của họ không còn đói nghèo, khổ cực; khơi dậy ý chí tự lực, khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc. Và không thể thiếu đó là sự đồng hành, giúp đỡ của người cán bộ, đảng viên, đại biểu HĐND, những người lính quân hàm xanh trong việc định hướng, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tận dụng các nguồn lực hỗ trợ người dân về giống, vốn vay, kỹ thuật, ngày công lao động…

Anh Dung là một trong những cán bộ Biên Phòng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền vận động nhân dân mạnh dạn chuyển đổi 5ha diện tích lúa nương kém năng suất sang trồng chuối thương phẩm đầu tiên trên địa bàn xã từ năm 2008, đến nay mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực và trở thành cây làm giàu của người dân xã Huổi Luông. Thực hiện có hiệu quả các chương trình đầu tư, hỗ trợ của nhà nước: 120, 135, 134, 30a. Huy động sức dân trồng cây giáp đường biên, xây dựng luỹ tre biên thuỳ dài 2km trong năm 2023…

567

Từ những việc làm thiết thực của Bí thư Đảng uỷ, đại biểu HĐND xã Huổi Luông Lê Văn Dung là nguồn động lực lớn để bà con vùng biên nơi đây nỗ lực vượt khó, thoát nghèo cùng Bộ đội Biên phòng, lực lượng chức năng xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận an ninh nhân dân, biên phòng toàn dân vững chắc để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia trên địa bàn. Hôm nay, đồng bào các dân tộc: Dao, Hà Nhì, Mông ở 21 bản trên địa bàn xã vui mừng, phấn khởi, hăng say lao động sản xuất. Bởi nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền, đặc biệt là Bí thư Đảng uỷ, đại biểu HĐND Lê Văn Dung đã giúp nhân dân có cuộc sống ấm no, phát triển với mức thu nhập trên 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,6%.

Nhờ sự tận tâm và trách nhiệm của các đại biểu HĐND huyện, niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao. Mỗi đại biểu, với vai trò là cầu nối giữa chính quyền và người dân, đã lắng nghe, thấu hiểu và phản ánh kịp thời nguyện vọng của nhân dân nơi biên giới. Đồng thời, tích cực tham gia xây dựng các chính sách thiết thực, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội cho người dân vùng biên, họ đã và đang góp phần quan trọng trong việc xây dựng một vùng biên giới hòa bình, ổn định, phát triển và vững mạnh.

(còn nữa)



Nguồn: https://baolaichau.vn/ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B/b%C3%A0i-2-ph%C3%A1t-huy-vai-tr%C3%B2-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%A1i-bi%E1%BB%83u-h%C4%91nd-x%C3%A2y-d%E1%BB%B1ng-v%C3%B9ng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%AFng-m%E1%BA%A1nh

Cùng chủ đề

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học

Đưa bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học là cách làm mà huyện Than Uyên (Lai Châu) đã và đang thực hiện nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung. Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu...

Khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên

Những năm qua, bằng nhiều giải pháp như: tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nhân rộng các mô hình hay, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết… Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn tỉnh đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên của nhân dân. Qua đó, đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu...

Đoàn nghệ nhân, diễn viên tỉnh Lai Châu tham gia Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái...

Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024 là hoạt động nhằm phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, khẳng định niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Đây cũng là dịp hội tụ các nghệ nhân, nghệ sĩ các dân tộc, qua đó, giới thiệu giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, phong...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Cùng tác giả

Khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên

Những năm qua, bằng nhiều giải pháp như: tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nhân rộng các mô hình hay, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết… Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn tỉnh đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên của nhân dân. Qua đó, đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu...

Đoàn nghệ nhân, diễn viên tỉnh Lai Châu tham gia Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái...

Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024 là hoạt động nhằm phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, khẳng định niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Đây cũng là dịp hội tụ các nghệ nhân, nghệ sĩ các dân tộc, qua đó, giới thiệu giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, phong...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Triển lãm ảnh Chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024

Từ ngày 14 -15/11/2024, tại Trung tâm Hội Nghị Văn hoá tỉnh, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh đã thực hiện Triển lãm ảnh với chủ đề: "Các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, đoàn kết, phát huy nội lưc, đổi mới sáng tạo, chủ động hội nhập, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững". Chương trình văn nghệ Chào mừng Đại hộiKhông gian Triển lãm ảnhKhông gian Triển lãm ảnhVới 120 ảnh, được in trên chất...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên

Những năm qua, bằng nhiều giải pháp như: tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nhân rộng các mô hình hay, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết… Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn tỉnh đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên của nhân dân. Qua đó, đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu...

Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình”

Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh năm 2024. Hai di tích quốc gia đặc biệt là đại diện tiêu biểu cho các di sản khảo cổ, có giá trị lịch sử,...

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết...

Bí thư Tỉnh uỷ Giàng Páo Mỷ dự Ngày hội đại đoàn kết bản Cẩm Trung 2

(BLC) - Chiều 15/11, bản Cẩm Trung 2, xã Mường Than (huyện Than Uyên) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc. Dự Ngày hội có đồng chí Giàng Páo Mỷ - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận, Văn phòng Tỉnh uỷ, Tỉnh đoàn, Công an tỉnh....

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Khu dân cư Bản Thẳm

(BLC) - Chiều 15/11, Khu dân cư Bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.Dự Ngày hội có đồng chí Sùng A Hồ - Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu (Việt Nam); Đa Li Văn Phù Sạ Văn - Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Bò...

Hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu

Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách...

Trao đổi kinh nghiệm công tác mặt trận

(BLC) - Sáng 15/11, tại tỉnh Lai Châu, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu (Việt Nam) tổ chức trao đổi kinh nghiệm công tác mặt trận với Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Bò Kẹo, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào. Quang cảnh Hội nghị. Các đồng chí: Sùng A Hồ - Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lai...

“Đại sứ” của lòng dân

(BLC) - Dưới cờ của Đảng và lòng tin yêu của nhân dân, đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) là những người mang sứ mệnh thiêng liêng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân. Tại huyện Phong Thổ, các đại biểu không chỉ là những nhà lãnh đạo, mà còn là “đại sứ của lòng dân” - những người hiểu rõ nhất những khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của bà con...

Quan tâm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS tỉnh Lai Châu

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2019, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2019 toàn tỉnh có 66 xã, 696 bản đặc biệt khó khăn, thì đến năm 2024 giảm còn 54 xã, 557 bản đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ...

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024

(BLC) - Ngày 15/11, UBND tỉnh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024. Dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có các đồng chí: Giàng Páo Mỷ - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nông Thị Hà – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất