Powered by Techcity

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học

Đưa bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương vào giảng dạy trong trường học là cách làm mà huyện Than Uyên (Lai Châu) đã và đang thực hiện nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay.

Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung.
Giờ học múa khèn của các bạn học sinh lớp 3 Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học xã Tà Mung.

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Mung, xã Tà Mung là đơn vị triển khai thực hiện tốt công tác đưa bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa vào giảng dạy trong các giờ học ngoại khóa. Mặc dù chưa có kinh phí để mua sắm trang phục, nhạc cụ… làm giáo cụ phục vụ giảng dạy, thực hành và xây dựng không gian trưng bày văn hóa, nhưng để sớm đưa vào giảng dạy, các thầy giáo, cô giáo, học sinh đã cùng huy động và thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như Khâu thêu, Văn nghệ, Tù Lu, múa khèn, thổi sáo…; đồng thời thường xuyên tổ chức hội thi văn nghệ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; hội thi trang trí lớp học gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học ảnh 1

Giờ học của câu lạc bộ khâu thêu khối lớp 5 Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung.

Không những vậy, tất cả các lớp học đều tổ chức trưng bày góc cộng đồng, tổ chức giữa giờ các trò chơi dân gian; các hoạt động múa hát sân trường; các bài hát, các điệu múa xòe, nhảy sạp, múa khèn của dân tộc Thái, H’Mông… Các hoạt động thiết thực này không chỉ giúp các em hiểu biết về bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà còn được giao lưu học hỏi và biết thêm về bản sắc văn hóa của các dân tộc khác.

Em Lò Thị Ngọc, học sinh lớp 5A2 cho biết: Em đến trường ngoài học tập các môn chính thì còn được học khâu thêu may vá, học các tiết mục múa Thái, học chơi ném Pao của các bạn người H’Mông… Chúng em được chia thành các nhóm để tự giới thiệu về dụng cụ, trang phục, nhạc cụ… của dân tộc mình; thỉnh thoảng trong các giờ học ngoại khóa, em còn được các thầy, cô đưa xuống chợ phiên cạnh đó để xem và giao lưu văn nghệ với các cô chú, anh chị các bản ra biểu diễn ở chợ phiên. Nhờ vậy, chúng em không chỉ hiểu biết về văn hóa dân tộc Thái của mình, mà còn biết thêm văn hóa các dân tộc khác.

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học ảnh 2

Chị Cứ Thị Sau (người dân địa phương) được mời đến hướng dẫn học sinh trong câu lạc bộ khâu thêu Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học xã Tà Mung.

Chị Cứ Thị Sau ở bản Hô Ta xã Tà Mung nguyên là cán bộ xã đã nghỉ hưu. Bốn năm nay, chị được Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Mung mời lên hướng dẫn cho câu lạc bộ khâu thêu của nhà trường với vai trò một nghệ nhân. Là người địa phương, thành thục khâu thêu, may vá cho nên giờ học ngoại khóa của câu lạc bộ mà chị Sau tham gia luôn được các học sinh nữ đón nhận và hưởng ứng. Mặc dù không có bất cứ phụ cấp hay hỗ trợ nào song chị Sau vẫn đều đặn một tuần hai buổi đến hướng dẫn câu lạc bộ.

Chị Sau chia sẻ: Tôi đến hướng dẫn các cháu biết may dây thắt lưng, gấu áo… biết thêu các họa tiết dân tộc mình lên váy áo là mừng lắm rồi. Ở đây, tôi hướng dẫn không chỉ con em đồng bào H’Mông mà cả các cháu học sinh người Thái cũng học được cách khâu thêu họa tiết truyền thống của dân tộc mình; ngược lại con em người H’Mông mình lại học được giá trị văn hóa truyền thống khác của dân tộc Thái từ những lớp học khác, điều này rất ý nghĩa.

Hiện nay tất cả 23 trường tiểu học, trung học cơ sở ở huyện Than Uyên đã thành lập các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với hơn 7.000 học sinh tham gia; 22 trong tổng số 35 trường học đã xây dựng Không gian văn hóa riêng, các trường còn lại lồng ghép không gian văn hóa trong “Góc cộng đồng” của thư viện hoặc trong lớp học. Bình quân các trường đều tổ chức ít nhất một lần trên tuần hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian trong các buổi chào cờ đầu tuần, hoạt động giữa giờ, các dịp lễ lớn, các hoạt động giáo dục ngoài giờ. Toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 80% học sinh là người dân tộc thiểu số mặc trang phục của dân tộc mình trong ngày lễ, trong tiết chào cờ đầu tuần…

Bảo tồn bản sắc văn hóa từ trong trường học ảnh 3

Học điệu múa dân tộc Thái của học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở xã Tà Mung.

Thầy Đoàn Văn Đạt, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên cho biết: Để có được kết quả trên, Phòng đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm tại nhà trường; tuyên truyền để nghệ nhân, nhân dân, cha mẹ học sinh am hiểu về văn hóa các dân tộc, tham gia cùng các hoạt động bảo tồn văn hóa tại nhà trường; đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ nòng cốt các trường, mời nghệ nhân câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian của huyện trực tiếp lên lớp.

Không những vậy, huyện còn chỉ đạo các trường tiếp tục thành lập câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các câu lạc bộ được chia thành nhóm sở thích khác nhau. Các trường thực hiện giảng dạy lồng ghép nội dung bảo tồn văn hóa các dân tộc trong chương trình chính khóa, trong chương trình giáo dục địa phương và trong các hoạt động ngoại khóa.

Ngoài ra, chỉ đạo các trường xây dựng Không gian bảo tồn văn hóa các dân tộc, tại đây sẽ tổ chức trưng bày các sản phẩm văn hóa các dân tộc và làm địa điểm sinh hoạt cho các câu lạc bộ, địa điểm để tổ chức truyền dạy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp các dân tộc cho học sinh.

Trần Tuấn và Thái Thịnh

Nguồn:https://nhandan.vn/bao-ton-ban-sac-van-hoa-tu-trong-truong-hoc-post843291.html

Cùng chủ đề

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"... Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. Theo thông tin từ ban tổ chức, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày diễn ra...

Tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu năm 2024 tại TP. Đà Nẵng

Chiều 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Lai Châu, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lai Châu chủ trì tổ chức họp báo về sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu năm 2024 tại TP. Đà Nẵng. Buổi họp báo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực truyến, từ đầu cầu TP. Lai Châu tới TP....

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 12/11, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Sáng 12/11, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tại Lễ kỷ niệm, Ban tổ chức đã thông qua diễn văn kỷ...

Phát triển du lịch cộng đồng ở Pu Sam Cáp

Xã Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ) có 4 bản với 293 hộ, 1.652 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 96,4%. Với ưu thế có độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển; khí hậu mát mẻ quanh năm và thiên nhiên đẹp với những dãy núi hùng vĩ và nhiều khu ruộng bậc thang uốn quanh sườn đồi. Đây đang là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, du...

Cùng tác giả

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"... Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. Theo thông tin từ ban tổ chức, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày diễn ra...

Tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu năm 2024 tại TP. Đà Nẵng

Chiều 12/11, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Lai Châu, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lai Châu chủ trì tổ chức họp báo về sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu năm 2024 tại TP. Đà Nẵng. Buổi họp báo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực truyến, từ đầu cầu TP. Lai Châu tới TP....

Lai Châu: 5.800 hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 12/11, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Sáng 12/11, Hội Nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Tại Lễ kỷ niệm, Ban tổ chức đã thông qua diễn văn kỷ...

Phát triển du lịch cộng đồng ở Pu Sam Cáp

Xã Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ) có 4 bản với 293 hộ, 1.652 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 96,4%. Với ưu thế có độ cao hơn 1.500m so với mực nước biển; khí hậu mát mẻ quanh năm và thiên nhiên đẹp với những dãy núi hùng vĩ và nhiều khu ruộng bậc thang uốn quanh sườn đồi. Đây đang là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên, du...

Cùng chuyên mục

Người giữ hồn văn hóa dân tộc Pú Nả ở Lai Châu

Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu. Ông...

Đoàn nghệ nhân, diễn viên tỉnh Lai Châu tham gia Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái...

Liên hoan Nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024 là hoạt động nhằm phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, khẳng định niềm tin của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; Đây cũng là dịp hội tụ các nghệ nhân, nghệ sĩ các dân tộc, qua đó, giới thiệu giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, phong...

Triển lãm ảnh Chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024

Từ ngày 14 -15/11/2024, tại Trung tâm Hội Nghị Văn hoá tỉnh, Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật tỉnh đã thực hiện Triển lãm ảnh với chủ đề: "Các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, đoàn kết, phát huy nội lưc, đổi mới sáng tạo, chủ động hội nhập, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững". Chương trình văn nghệ Chào mừng Đại hộiKhông gian Triển lãm ảnhKhông gian Triển lãm ảnhVới 120 ảnh, được in trên chất...

Bài 5: Bức tranh du lịch ngày càng khởi sắc

(BLC) - Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ. Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh đã góp phần đưa du lịch tỉnh Lai Châu ngày càng khởi sắc, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đưa Lai...

Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch

Nhằm tạo ấn tượng ngay từ ban đầu với du khách, các cơ sở dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Từ đó, tăng sức cạnh tranh, góp phần đưa ngành công nghiệp “không khói” của tỉnh ngày càng phát triển. Dù mới tham gia mô hình du lịch cộng đồng (homestay) nhưng anh Lý A Gôn ở bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường)...

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chủ đề “Về miền đỗ quyên"... Sáng nay (14/11), UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo thông tin về chương trình Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I, năm 2024. Theo thông tin từ ban tổ chức, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày diễn ra...

Bản người Dao tiên phong phát triển du lịch

Bản Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường) nằm ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển. Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ cùng phong tục tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, bản tập trung phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2024, du lịch cộng đồng bản Sì Thâu Chải được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh, trở...

Bài 4: Đưa văn hóa-du lịch Lai Châu đến với bạn bè bốn phương

(BLC) - Nhằm mang lại hiệu quả thiết thực, tỉnh Lai Châu đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh bằng nhiều hoạt động cụ thể và đạt kết quả cao, góp phần thúc đẩy du lịch Lai Châu ngày càng phát triển, ghi dấu ấn đẹp trong lòng du khách khi đến mảnh đất biên cương của Tổ quốc. Thực hiện quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu,...

Bài 2: Đưa nghị quyết vào cuộc sống

(BLC) - Việc thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh Lai Châu đã đưa phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, nhiều lễ hội được khôi phục và duy trì. Lai Châu được công nhận là địa phương tổ chức Tết độc lập nhiều nhất của Việt Nam; đời sống tinh thần của người dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ...

Bài 3: Người dân được thụ hưởng trực tiếp từ Nghị quyết

(BLC) - Việc thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh Lai Châu đã góp phần khôi phục, bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Người dân chính là đối tượng được thụ hưởng trực tiếp từ nghị quyết. Đây là hiệu quả thiết thực nghị quyết đã đem lại cho người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Thực hiện Nghị quyết 59 của HĐND tỉnh Lai Châu, thành phố...

Tin nổi bật

Tin mới nhất