Lãi suất giảm, chứng khoán vẫn đỏ sàn
Thông tin được chú ý nhất trên thị trường tài chính chính là chiều muộn 23/5, Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Theo đó, “trần” lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng giảm 0,5%/năm xuống chỉ còn 5%/năm.
Lãi suất giảm là thông tin được thị trường chờ đợi vì đây sẽ là trợ lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, khác với hai lần giảm lãi suất điều hành gần đây, trong phiên chứng khoán 24/5, VN-Index không nhận được nhiều sự hỗ trợ.
Công ty chứng khoán VCBS bình luận sự giằng co, cân bằng được ghi nhận trong phiên sáng với số mã tăng điểm và giảm điểm gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, áp lực bán ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, VNM, CTG đã tạo tác động tiêu cực về mặt điểm số, khiến VN-Index đảo chiều giảm dưới mốc tham chiếu.
Ở chiều ngược lại, tuy sự phân hóa vẫn được thể hiện, nhưng thanh khoản mua chủ động trong phiên hôm nay không thật sự nổi bật. Trong đó, nổi bật hơn cả là nhóm cổ phiếu truyền thông với mức tăng xấp xỉ 3%. Sự tăng giảm đan xen giữa các nhóm cổ phiếu vẫn là diễn biến chính trong phiên chiều khiến cho chỉ số chung chưa có nhiều sự thay đổi, chỉ dao đông trong biên độ hẹp quanh vùng điểm 1.065 điểm.
Khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì đà bán ròng xuyên suốt phiên với thanh khoản 522 tỷ, tập trung bán HPG, VND, NVL.
Đóng cửa phiên chứng khoán 24/5, VN-Index giảm 4,06 điểm, tương đương 0,38% xuống 1.061,79 điểm; VN30-Index giảm 6,5 điểm, tương đương 0,61% xuống 1.061,55 điểm.
Toàn sàn có 168 mã tăng giá (10 mã tăng trần), 55 mã đứng giá và 215 mã giảm giá. Nhóm VN30 chỉ có 5 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 23 mã giảm giá.
Thanh khoản phiên chứng khoán 24/5 tiếp tục đứng ở mức cao. Có tới 794 triệu cổ phiếu, tương đương 13.770 tỷ đồng được giao dịch thành công. Tuy nhiên, nhóm VN30 chỉ có 185 triệu cổ phiếu, tương đương 4.772 tỷ đồng được chuyển nhượng.
VCBS dự báo việc rung lắc, tăng giảm đan xen vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trước khi bước vào nhịp tăng mới.
“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu, bám sát thị trường, tận dụng những nhịp rung lắc mạnh để giải ngân gia tăng tỉ trọng đối với những cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục và đang thu hút được lực cầu tốt như chứng khoán, dầu khí”, VCBS đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư.
Chứng khoán châu Á giảm mạnh
Thị trường châu Á – Thái Bình Dương trượt dốc vào thứ Tư, với Shanghai Composite kết thúc phiên giảm 1,28% ở mức 3.204,75, mức thấp nhất kể từ ngày 13 tháng 1. Shenzhen Component đóng cửa thấp hơn 0,84% ở mức 10.920, xóa bỏ tất cả mức tăng trong năm nay để giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 23 tháng 12 năm ngoái .
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông ghi nhận mức giảm hàng ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa giảm 1,77% xuống 19.087, trong khi chỉ số Hang Seng Tech giảm 2,1%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng báo lỗ hàng ngày thứ hai liên tiếp, đóng cửa giảm 0,89% ở mức 30.682,68 và Topix kết thúc giảm 0,42% ở mức 2.152,4, ngay cả khi tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước lần đầu tiên chuyển biến tích cực vào năm 2023, theo khảo sát của Reuters Tankan.
Kospi của Hàn Quốc đã giành được chuỗi chiến thắng kéo dài bảy ngày để đóng cửa vào ngày hôm đó ở mức 2.567,45, trong khi Kosdaq kết thúc giảm 0,43% ở mức 855,46. Tại Úc, S&P/ASX 200 đã giảm 0,63% xuống 7.213,8, mức đóng cửa thấp nhất kể từ thứ Tư tuần trước.
Cổ phiếu New Zealand đảo ngược thua lỗ, trong khi đồng đô la New Zealand mạnh lên so với đồng đô la Mỹ sau khi ngân hàng trung ương của nước này tăng lãi suất chính sách chuẩn lên 5,5%, phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế được thăm dò bởi Reuters. Chỉ số S&P/NZX 50 Gross đóng cửa tăng 0,23% sau động thái này.
Quốc gia này cũng chứng kiến doanh số bán lẻ giảm 4,1% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên, mức giảm hàng quý thứ hai liên tiếp sau mức giảm 4% trong quý kết thúc vào tháng 12.