Trang chủDestinationsCà MauLạc quan bước qua nghịch cảnh

Lạc quan bước qua nghịch cảnh


Thấy tôi quan tâm về mối quan hệ giữa 4 thanh niên này, anh Huỳnh Minh Hải, quản lý nơi đây, cười xoà: “Tụi nó gần gũi với nhau hơn mấy bạn khác vì 4 đứa là anh em ruột. Cha mất khi thằng anh lớn mới 7 tuổi, đứa em út vừa lên 3. Gia đình không có đất, thậm chí chỗ ở cũng là đất mượn của người khác, mẹ tụi nhỏ đi bán vé số không đủ nuôi sống đàn con, lại bị bệnh viêm đa khớp mãn tính”.

Bốn anh em Thành tập thể dục, rèn luyện thân thể.

Sau đó, anh Hải gọi 4 anh em lại và gợi ý trò chuyện với tôi. Người anh lớn tên Nguyễn Minh Thành, năm nay 21 tuổi. Thành chia sẻ, đứa em kế tiếp tên Nguyễn Thành Ðạt (19 tuổi), đứa áp út tên Nguyễn Như Ý (18 tuổi) và em út là Nguyễn Út Rồi (17 tuổi). Lúc trước gia đình sống ở gần chợ Vàm Ðầm, xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), hàng ngày cha đi làm thuê, còn mẹ thì bán vé số dạo. Năm 2009, cha qua đời, cuộc sống gia đình vốn đã nghèo giờ lại khổ hơn, vì mẹ bán vé số đồng lời không nhiều, mà lao động nặng thì mẹ không làm được do bị đau xương khớp, trong khi căn nhà đang ở chủ đất cho biết sẽ lấy lại, không cho mượn nữa. Cũng may là nhờ có láng giềng giới thiệu, chính quyền địa phương giúp đỡ nên 4 anh em được Trung tâm tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng đến nay.

“Không hiểu sao chỉ có tụi em được Trung tâm tiếp nhận, còn mẹ em thì không. Vì không có tiền để điều trị bệnh nên giờ mẹ đang xin tá túc ở chùa Thiện Phước (toạ lạc xã Tắc Vân, TP Cà Mau). Nghịch cảnh cuộc đời thì mình phải chấp nhận để vượt qua, nhưng đôi lúc cũng có chút chạnh lòng, vì từ nhỏ đến giờ tụi em chưa từng biết người thân bên nội, ngoại là ai, chỉ nghe mẹ kể quê cha ở xã Nguyễn Huân, quê mẹ ở tỉnh Kiên Giang”, Nguyễn Minh Thành nhẹ giọng.

Theo bà Mã Thị Ngọc Nhiều, Phó trưởng phòng Nuôi dưỡng trẻ – Giáo dục định hướng, thuộc Trung tâm, cho biết: “Năm 2011, theo đề nghị của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ðầm Dơi, Trung tâm đã tiếp nhận 4 em vì là đối tượng trẻ mồ côi cha, mẹ bị bệnh, thuộc hộ nghèo, không khả năng nuôi dưỡng. Riêng trường hợp người mẹ (chị Phan Thị Giàu) lúc đó chưa đủ tuổi để hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Hơn nữa, chị Giàu cũng không có bất kỳ loại giấy tờ nào để chứng minh nhân thân theo quy định pháp luật nên không đủ điều kiện để Trung tâm tiếp nhận”.

“Hiện tại, chị Giàu đã hơn 60 tuổi, đủ tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi, đang tá túc tại ngôi chùa thuộc địa bàn xã Tắc Vân. Nếu chị có nguyện vọng và được UBND xã Tắc Vân đề nghị thì Trung tâm sẽ xem xét việc tiếp nhận chị”, bà Nhiều cho biết thêm.

 4 anh em trong giờ học tập tại thư viện Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Trở lại chuyện 4 anh em Minh Thành. Các em không tự ti, mặc cảm mà sớm hoà nhập với cuộc sống mới ở Trung tâm ngay từ những ngày đầu. Qua 12 năm sống nơi đây, các em luôn lắng nghe lời dạy của quản lý; ở trường, các em học hành chăm ngoan, học lực từ trung bình, khá trở lên và hạnh kiểm loại khá, tốt. Hiện tại, Nguyễn Minh Thành đang học ngành Công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau (Thành là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Cà Mau, nhiệm kỳ 2023-2028); Nguyễn Thành Ðạt vừa tốt nghiệp THPT và nguyện vọng học đại học ngoại ngữ (tiếng Anh); Nguyễn Như Ý và Nguyễn Út Rồi chuẩn bị vào lớp 12 Trường THPT Tắc Vân năm học 2023-2024. Nhìn chung, các em rất vô tư, hồn nhiên với cuộc sống hiện tại.

Ðúng là hồn nhiên như bộc bạch của Thành: “Nghịch cảnh thì phải chấp nhận để vượt qua”. Trong suốt buổi trò chuyện với tôi, Thành lúc nào cũng tươi cười, luôn miệng khoe những nỗ lực đóng góp trong hoạt động Ðoàn khi còn học THPT, cũng như hăng hái tham gia chiến dịch hè khi là sinh viên. Trong khi Ðạt thì đang có nhiều suy tính, nếu không đậu đại học sẽ đăng ký du học theo chương trình do một công ty nước ngoài tài trợ. Còn Ý và Rồi thì vô tư: “Tụi em học xong chương trình THPT rồi mới tính”.

Ðạt trải lòng: “Nhờ xã hội nuôi dưỡng, giáo dục nên tụi em được trưởng thành như hôm nay. Vì vậy, tụi em phải phấn đấu hoàn thiện bản thân để phát triển tương lai và đóng góp công sức đền đáp cho xã hội”.

Luôn tươi cười và sống hồn nhiên đã giúp anh em Thành vượt qua những rào cản tâm lý, tự ti để sống tốt với cuộc sống hiện tại. Tin rằng, 4 anh em Thành sẽ thực hiện được những hoài bão trong tương lai như kỳ vọng của cha mẹ là các con mình sẽ thoát cảnh nghèo khó, khi đặt tên cho các em: “Thành, Ðạt, Như Ý, Rồi”./.

 

Mỹ Pha

 



Source link

Cùng chủ đề

Thái Nguyên: 240 sản phẩm được xếp hạng đạt tiêu chuẩn OCOP

Thái Nguyên hiện có 240 sản phẩm được xếp hạng đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 5 sao, bằng 200% chỉ tiêu Đề án phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2019-2025 của tỉnh. Trong đó, 155 sản phẩm 3 sao, 83 sản phẩm 4 sao và 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia Sản phẩm dầu ăn của HTX Chăn nuôi bò và Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Nga My (Phú Bình) được xếp hạng OCOP,...

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu. Đặc sản cam Hà Giang được người tiêu dùng Thủ đô đón nhận. Ngày 21/11, tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 33 Nguyễn...

Đồng Tháp: Nhiều sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ sen

Là một trong 5 ngành hàng chủ lực thuộc Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp, cây sen không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có giá trị văn hóa, gắn với phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh quê hương đất sen hồng. Qua sự cần cù, chăm chỉ, tài hoa của người dân bản địa, từ thân, củ, hoa đến nhuỵ và cả lá của cây sen đã trở thành...

Từ “di sản” bánh chưng đến nấu ăn cho chính khách

Cái tên Madam Nhung không còn xa lạ trong giới ẩm thực. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Madam Nhung được biết tới bởi tài năng sáng tạo không giới hạn trong các món ăn mang đậm hương vị Việt.   Cái tên Madam Nhung không còn xa lạ trong giới ẩm thực Madam Nhung (tên thật là Trương Thị Lê Nhung, ở Hà Nội) cho rằng, bánh chưng không chỉ là một phần của ngày Tết mà còn là một di...

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam...

Bài đọc nhiều

Hành động để tuyên truyền thuyết phục hơn

Tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân và qua khảo sát thực tế, các bạn trẻ trong CLB Chú Ve Xanh và ÐVTN các phường của TP Cà Mau nhận thấy tuyến bờ kè và bờ sông tại khu vực chợ Nông sản Phường 7 và khu vực bờ kè trên địa bàn Phường 8 rất ô nhiễm. Lượng rác tấp vô hai bên bờ kè rất nhiều, khi nước rút, rác tích tụ bốc mùi hôi...

Giáo dục bảo vệ môi trường trong học đường

Trong mỗi buổi chào cờ đầu tuần hay các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các em học sinh đều được thầy cô nhắc nhở từ những điều nhỏ nhặt nhất, như bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học sạch sẽ, phân loại rác để tái sử dụng hiệu quả… Từ đó, định hình ý thức cho các em về trách nhiệm đối với môi trường sống xung quanh. Hình thức mưa dầm thấm lâu này...

Hơn 500 vận động viên dự Hội thao các trường chính trị khu vực ĐBSCL

Dịp này, Ban tổ chức Hội thao trao tặng căn nhà tình thương trị giá 66 triệu đồng cho gia đình bà Thái Thị Dung, ấp Vĩnh Bảo, xã Hoà Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. (Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Phước (bìa trái), Phó hiệu trưởng trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long cùng ông Phạm Quốc Thới, Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Trà Vinh trao bản tượng trưng cho hộ bà Thái Thị Dung).  Hội thao năm nay được...

Nét đẹp vùng cao

Với mong muốn kể chuyện bằng hình ảnh, anh chụp nhiều, đi nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới, đến đâu anh cũng lưu lại hình ảnh đẹp, sinh động với cái nhìn lạc quan, tạo được cảm giác thú vị, vui vẻ cho người xem (ảnh về vật cổ truyền, ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc...). Anh đặc biệt tâm đắc bộ ảnh “Bánh chưng nhân cá chép ruộng”, món bánh độc đáo,...

Hiểm họa từ xe “độ”, chế

Những chiếc xe được “độ” khác biệt hoàn toàn với phiên bản ban đầu của nhà sản xuất, tiếng pô xe đinh tai nhức óc, tiếng còi xe ầm vang khắp nẻo đường. Không chỉ có kiểu dáng, âm thanh mà ngay cả động cơ máy cũng được “độ”, là những hình ảnh không mấy xa lạ trên những tuyến đường của TP Cà Mau. Ðây là hành vi hoàn toàn bị cấm, tuy nhiên, bất chấp quy...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Mới nhất

Có một Sài Gòn tự do và phóng khoáng

Người TP. Hồ Chí Minh, hay người Sài Gòn, giống như cư dân của những đô thị lớn khác, không cố gắng khắc hoạ hình ảnh chính mình. Người dân nơi đây thường nhìn nhận bất kì một ai khác đang hiện diện nơi này như một phần cá tính của thành phố. Điều này thể hiện rõ nhất qua...

Tôm nõn HTX Hoa Linh Chi ở Hà Tĩnh là sản phẩm OCOP 4 sao, nhìn thôi đã thấy ngon rồi

Bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Phạm Thị Hoa – Giám đốc HTX Hoa Linh Chi, ở thôn...

Mở đường cho hàng Việt Nam sang Mỹ Latin

Trong sáu ngày, từ 16 đến 21-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil, cùng Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. ...

Triển lãm sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống

Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam tại Nghệ An do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ ngày 22-26/11, nhân dịp Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên...

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng...

Mới nhất

Từng khóc cùng học sinh