Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy...

Lạc lối với môn học lựa chọn – Kỳ 1: Hệ lụy của ‘chọn món trên mâm’

Nhiều học sinh sau 1 học kỳ đã nhận ra sai lầm trong lựa chọn môn học ở lớp 10, nhưng có học sinh tận tới khi đăng ký môn thi tốt nghiệp ở lớp 12 mới nhận thấy mình ‘lạc lối’.

Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm' - Ảnh 1.

Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN

Ở cấp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thường gọi là Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài 6 môn học bắt buộc (không kể hoạt động giáo dục bắt buộc), học sinh được chọn 4 trong số 9 môn học còn lại (nhóm môn học lựa chọn). Đây là thiết kế mềm dẻo, phân hóa mạnh hơn so với chương trình cũ nhằm giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp tương lai.

Nhưng điểm bất cập lại nằm ở chỗ thời điểm học sinh phải “lựa chọn hướng đi cho tương lai” – chọn môn học thuộc nhóm “lựa chọn” – thì các em lại thiếu thông tin, không được tư vấn kỹ.

Phần lớn các trường THPT vẫn chỉ để học sinh chọn theo các tổ hợp môn thuận lợi cho việc tổ chức của trường (phù hợp với số giáo viên, cơ sở vật chất và cách quản trị) chứ chưa thể cho học sinh lựa chọn hoàn toàn theo mong muốn, sở thích và định hướng nghề nghiệp. Có nghĩa chỉ có thể “chọn món trên mâm”.

Lý, hóa, sinh lép vế

Theo thiết kế từ đầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có 3 nhóm môn lựa chọn, mỗi nhóm có 3 môn. Học sinh được phép chọn 5 môn lựa chọn với điều kiện mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn. Quy định này nhằm để học sinh không chọn quá lệch về nhóm khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội.

Nhưng sau khi môn lịch sử được đưa sang nhóm môn học bắt buộc ở thời điểm sát nút triển khai, các nhóm lựa chọn bị phá vỡ. Học sinh chọn 4 môn trong 9 môn học không kèm theo điều kiện như trước.

Việc này dẫn tới tình trạng học sinh chọn lệch, nghiêng nhiều về nhóm môn khoa học xã hội, nhất là học sinh ở các vùng nông thôn, điều kiện dạy học không thuận lợi.

Nhiều trường tổ chức 6 – 8 nhóm môn học lựa chọn, nhưng số lớp lựa chọn nhóm có 2 môn khoa học xã hội chiếm tỉ lệ cao (địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật). Trong số các môn còn lại, môn vật lý và tin học được lựa chọn nhiều hơn, các môn công nghệ và sinh học rất ít học sinh muốn chọn. Nhiều trường không tổ chức dạy mỹ thuật, âm nhạc do không có giáo viên và cũng ít học sinh có nhu cầu. Có trường không có học sinh chọn tổ hợp có môn công nghệ.

Việc tổ chức lớp học theo nhóm môn học khác nhau của các nhà trường thường dựa trên khảo sát nhu cầu học sinh lớp 10 và điều kiện (giáo viên, phòng học). Nhiều trường ban đầu dự định tổ chức nhiều tổ hợp nhưng sau đó co lại dần, chỉ giữ những tổ hợp gần với khối thi đại học truyền thống. “Mâm cơm ít món” nên lựa chọn của học sinh cũng hạn chế hơn so với mục tiêu ban đầu của chương trình mới ở cấp học này.

Theo một số liệu được các chuyên gia cung cấp tại tọa đàm nhìn lại 5 năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (do Hiệp hội các trường đại học cao đẳng Việt Nam tổ chức mới đây), các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Bình, Gia Lai, Hậu Giang… có số học sinh chọn nhóm các môn học lý, hóa, sinh chỉ đạt 11 – 15% trong số học sinh lựa chọn môn học ở lớp 10.

Tại Hà NộiĐà Nẵng, nhu cầu chọn môn học cân bằng hơn giữa hai nhóm môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Nhưng số học sinh chọn nhiều môn khoa học xã hội hơn vẫn trội lên. Tại Hà Nội, môn vật lý và lịch sử được nhiều học sinh chọn hơn trong khi hóa, sinh, công nghệ… tỉ lệ lại thấp.

TS Lê Đông Phương (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), khi khảo sát phục vụ đề tài tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đã chia sẻ có những trường giáo viên lý, hóa chỉ còn 4 – 5 tiết/tuần vì có quá ít học sinh chọn học các môn này. Để đảm bảo đủ số tiết/tuần theo quy định, nhiều giáo viên phải làm kiêm nhiệm các công việc khác để quy đổi ra số tiết.

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh phải đẩy mạnh giáo dục STEM ở phổ thông, đầu tư mạnh mẽ hơn cho các ngành kỹ thuật công nghệ hiện nay thì tình trạng từ chối chọn lý, hóa, sinh với số đông học sinh THPT hiện nay là mối nguy.

Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm' - Ảnh 2.

Học sinh lớp 9 tại TP.HCM đặt câu hỏi cho ban tư vấn tại Ngày hội tự tin vào lớp 10 diễn ra hồi tháng 3-2024 – Ảnh: MỸ DUNG

Chấp nhận khó khăn để nhiều “món”

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai 3 năm học, đủ thời gian để các nhà trường rút ra bài học từ thực tiễn để có thể điều chỉnh cách làm giúp cho học sinh có nhiều lựa chọn và cũng hướng đến việc cân bằng hơn trong lựa chọn môn học. Nhưng đặt ưu tiên vì người học, các trường phải chấp nhận những khó khăn.

Cô Ngô Thị Thành, phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), chia sẻ cách sắp xếp của trường cố gắng hướng đến cá nhân hóa thời khóa biểu của mỗi học sinh. Theo cách đó, các lớp định hướng khoa học tự nhiên của trường này sẽ có các môn cố định (trong nhóm môn lựa chọn) là lý – hóa – sinh.

Ngoài ra, mỗi học sinh sẽ được chọn linh hoạt thêm môn lựa chọn thứ tư theo thời khóa biểu cá nhân với các môn giáo dục kinh tế và pháp luật, địa lý, tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật. Lớp định hướng khoa học xã hội có các môn cố định là lịch sử, địa lý. Học sinh được chọn thêm môn thứ tư linh hoạt theo thời khóa biểu cá nhân với các môn vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ.

Với cách bố trí trên, năm học 2024 – 2025 trường chỉ có 29 lớp 10 cố định nhưng có những ngày số lớp đội lên 32. Có lớp sĩ số 40 nhưng có lớp chỉ 10, tùy theo các môn mà học sinh lựa chọn. Để bố trí linh hoạt và tăng cơ hội lựa chọn cho học sinh, việc thiết kế thời khóa biểu phải khoa học, tỉ mỉ và điều chỉnh linh hoạt. Ngoài ra cũng cần phải có điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất tốt. Vì thế chỉ các trường công lập tự chủ và trường tư mới có khả năng làm được điều này.

Cô Trần Thị Hải Yến, hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho biết muốn học sinh bớt “lạc lối” trong chọn môn thì cần sắp xếp nhiều lựa chọn và tư vấn kỹ. Trường THPT Trần Phú bố trí các lớp theo 8 – 10 nhóm môn lựa chọn. Trong số này có các nhóm định hướng khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhóm tổng hợp có đầy đủ các môn học dành cho những học sinh chưa có định hướng rõ ràng từ lớp 10.

“Học sinh lớp 10 sẽ có 2 lựa chọn nhóm môn học. Ngoài ra những học sinh chưa có định hướng rõ ràng sẽ học các lớp theo nhóm môn tổng hợp. Sau 1 học kỳ hoặc 1 năm học các em có thể tìm hiểu thông tin về xét tuyển đại học, nghề nghiệp tương lai đồng thời cũng tự đánh giá khả năng của mình phù hợp với tự nhiên hay xã hội và quyết định điều chỉnh.

Những học sinh muốn chuyển đổi môn lựa chọn sẽ đăng ký với nhà trường và tổ tư vấn của trường sẽ hướng dẫn học sinh tự học, tạo điều kiện cho học sinh bổ sung kiến thức và kiểm tra vào trước năm học mới”, cô Yến cho biết.

(còn tiếp)

Sự chủ động của nhà trường

Cô Nguyễn Bội Quỳnh, hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), chia sẻ nếu trường chỉ xếp lớp theo điều kiện thuận lợi của mình thì học sinh sẽ dễ “lạc lối” vì học sinh THCS không có nhiều thông tin định hướng nghề nghiệp, trong khi 3 năm qua việc tuyển sinh đại học cũng có nhiều biến động.

“Chúng tôi phải chủ động tìm hiểu về các tổ hợp xét tuyển tương ứng với các ngành nghề ở bậc đại học, giáo dục nghề nghiệp để xây dựng các nhóm môn lựa chọn phù hợp. Hiện trường có 8 nhóm môn lựa chọn. Các nhóm đều phải đan xen môn tự nhiên và xã hội”, cô Quỳnh nói.

Chọn bừa, thiếu thông tin hướng nghiệp

Theo nhiều chuyên gia, về cơ bản học sinh vào lớp 10 đều thiếu thông tin hướng nghiệp. Nhiều phụ huynh, học sinh còn không ý thức đúng về tầm quan trọng của việc lựa chọn môn học nên chọn bừa, chọn những môn dễ học và dễ có điểm cao.

Sự thay đổi trong xét tuyển đại học, việc phát sinh nhiều kỳ thi để xét tuyển đầu vào như thi đánh giá tư duy, thi đánh giá năng lực… cũng khiến các nhà trường và học sinh bối rối trong chọn môn.

Thầy Nguyễn Quang Tùng, hiệu trưởng Trường THPT Lomonoxop (Hà Nội), cho biết gần đây Đại học Quốc gia Hà Nội công bố về điều chỉnh bài thi đánh giá năng lực. Trường tôi có 2 lớp 12 gồm 70 học sinh không chọn môn học nào trùng với môn học có liên quan tới bài thi đánh giá năng lực của cơ sở đào tạo này (trừ các môn bắt buộc).

Như vậy, các em sẽ không có cơ hội sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học. Việc chọn môn học từ lớp 10, trong khi mỗi năm công tác xét tuyển đại học lại có những thay đổi nên sẽ rất khó khăn cho học sinh.

Lạc lối với môn học lựa chọn - Kỳ 1: Hệ lụy của 'chọn món trên mâm' - Ảnh 3.

Một tiết học toán thực tế của học sinh lớp 10D2 Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận 10, TP.HCM) – Ảnh: NHƯ HÙNG

Bị từ chối hồ sơ du học vì thiếu lý, hóa

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), chia sẻ sau 3 năm, tình trạng mất cân đối giữa việc lựa chọn nhóm môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là một bất cập lớn.

Trường THPT Chu Văn An có 6 nhóm môn lựa chọn cho các lớp 10, trong đó các lớp đều phải học lý và hóa. Theo cô Nhiếp, có một số học sinh không thích học lý – hóa, phụ huynh cũng thắc mắc việc xếp lớp nhóm môn như thế giống trường chuyên khoa học tự nhiên.

“Nhiều học sinh có hướng du học sau khi tốt nghiệp THPT đã bị các trường đại học nước ngoài từ chối hồ sơ do đã không học lý, hóa ở cấp THPT”, cô Nhiếp giải thích.

Trường THPT Chu Văn An phải tuyển thêm giáo viên dạy lý để đảm bảo thời lượng dạy học cho tất cả học sinh. Theo cô Nhiếp, những học sinh lớp 11 năm học trước đã không chọn lý – hóa nhưng giờ có nhu cầu điều chỉnh, trường cũng tạo điều kiện dạy bù chương trình lớp 10 và tổ chức cho học sinh kiểm tra bổ sung để đạt điều kiện.

Chia sẻ về điều này, GS Đỗ Đức Thái, tổng chủ biên chương trình môn toán 2018, cũng cho biết riêng ở Úc có ít nhất 5 đại học lớn từ chối nhận sinh viên không học lý, hóa ở cấp THPT. Sinh viên học ngành kinh tế hay luật cũng bắt buộc phải học lý, hóa ở cấp THPT.

“Họ xem việc học các môn tự nhiên là để rèn năng lực tư duy, lập luận, khả năng giải quyết vấn đề. Và lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng cần các năng lực đó. Cũng chính vì thế mà giáo dục STEM (sự kết hợp kiến thức của các môn học tự nhiên để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống) là xu hướng tất yếu ở bậc phổ thông của nhiều quốc gia”, ông Thái nói.



Nguồn: https://tuoitre.vn/lac-loi-voi-mon-hoc-lua-chon-ky-1-he-luy-cua-chon-mon-tren-mam-20241127091031086.htm

Cùng chủ đề

TPHCM tiếp tục đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10

TPO - Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng sẽ gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 giúp học sinh ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. TPO - Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng sẽ gây ra sốc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Sốt ruột về quy định môn thi thứ ba vào lớp 10

Đã sắp hết học kỳ I năm học 2024-2025 nhưng học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm tới. Nhiều ý kiến phân tích thấu tình, đạt lý với mong muốn Bộ GD-ĐT nên thay đổi dự...

Bất cập lựa chọn môn học từ lớp 10

Theo chương trình GDPT 2018, lên lớp 10, ngoài các môn bắt buộc học sinh sẽ được chọn nhóm môn học lựa chọn theo năng lực, thế mạnh của bản thân. Định hướng này được cho là phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT và cũng là điểm mới, sự khác biệt so với chương trình 2006.Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai đã cho thấy có sự bất cập vì có những học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Sáng nay 20-12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung...

Cứ 5 người sẽ có 1 người trên 75 tuổi, Nhật Bản chi mạnh tuyển nhân viên chăm sóc

Để đối phó với tình trạng dân số già hoá, thiếu hụt lao động trầm trọng, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đẩy mạnh chiến lược tuyển dụng nhân viên chăm sóc từ các nước Đông Nam Á. Hỗ trợ...

TP.HCM: Thưởng Tết giáo viên phấn khởi hơn năm trước

Theo tính toán sơ bộ của các trường phổ thông ở TP.HCM, khoản thưởng Tết Ất Tỵ cho giáo viên năm nay "rất khá". Cần Thơ: theo chế độ chung của TPTheo Công đoàn ngành giáo dục Cần Thơ, thưởng Tết của giáo viên...

Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy

Thời gian gần đây số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng tăng. Nhiều trẻ mắc sởi chuyển nặng, phải thở oxy hoặc thở máy. Theo các chuyên gia, dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự...

Đến lượt Vinaphone chính thức cung cấp dịch vụ 5G thương mại

Dịch vụ 5G của Vinaphone tập trung ở các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội tại 63 tỉnh thành, không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới. Ngày 20-12, Tập đoàn VNPT công bố chính thức cung cấp dịch vụ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

TP.HCM: Thưởng Tết giáo viên phấn khởi hơn năm trước

Theo tính toán sơ bộ của các trường phổ thông ở TP.HCM, khoản thưởng Tết Ất Tỵ cho giáo viên năm nay "rất khá". ...

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy

Thời gian gần đây số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng tăng. Nhiều trẻ mắc sởi chuyển nặng, phải thở oxy hoặc thở máy. ...

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20-12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND)...

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trường ngoài công lập

Tiến tới sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập và ngoài công lập, các chuyên gia đề xuất Nhà nước có thể đầu tư cho các trường ngoài công lập nếu trường đó có nhóm nghiên cứu mạnh, tham gia đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu sứ...

Mới nhất