Trang chủChính trịChủ quyềnKỳ vọng vào quyết sách lớn cho

Kỳ vọng vào quyết sách lớn cho


Đây là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh cần tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Huy động tâm huyết, trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật

Theo ông Châu Trần Vĩnh – Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, trong quá trình xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), với vai trò là cơ quan soạn thảo, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tổ chức nhiều buổi làm việc, trực tiếp trao đổi với các chuyên gia quốc tế của các tổ chức WorldBank, AFD, KOICA, IUCN, JICA… để hiểu sâu hơn mô hình quản lý, bối cảnh quy định, trình độ phát triển, thực tiễn triển khai các chính sách tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, cũng như các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

thumbnail_060320230524-dsc_1364.jpg
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc thế mạnh của các nước trên thế giới thông qua sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế như chuyên gia Úc về khan hiếm và điều hoà, phân bổ tài nguyên nước; chuyên gia Hà Lan về trữ nước, hành lang bảo vệ nguồn nước và nước ngầm; chuyên gia Ngân hàng Thế giới về kinh tế nước; chuyên gia Pháp về quản lý tổng hợp lưu vực sông; chuyên gia Hàn Quốc về cải tạo, phục hồi dòng sông, cơ sở thông tin, số liệu; chuyên gia Mỹ liên quan đến nội dung về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; chuyên gia Ý liên quan đến điều hành, vận hành hồ chứa nước, chuyên gia Phần Lan liên quan đến nước dưới đất,… Đồng thời, đã tổ chức nhiều buổi làm việc, hội thảo các chuyên gia trong nước và quốc tế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam góp ý đối với từng nội dung của Dự thảo Luật.

Cùng với đó, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Bộ TN&MT gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương; đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và trang thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp theo đúng quy định. Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT đã nhận được 94 văn bản và ý kiến đóng góp (20 văn bản góp ý của bộ và cơ quan ngang bộ, 63 văn bản góp ý của cơ quan cấp tỉnh, 10 văn bản của các hiệp hội, doanh nghiệp khai thác sử dụng nước lớn và 1 văn bản của Cổng thông tin điện tử Chính phủ).

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đặc biệt nhấn mạnh: Việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), trên cơ sở dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn, chồng chéo giữa Luật Tài nguyên nước với các luật khác để thống nhất việc điều tra, quản lý, khai thác sử dụng nước từ Trung ương đến địa phương, thống nhất quản lý về tài nguyên nước.

Đặc biệt, để phục vụ việc thẩm tra, Thường trực Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội đã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế tại các địa phương có liên quan đến việc vận hành thủy điện, các nhà máy nước sạch – nơi chịu tác động trực tiếp của việc sử dụng tài nguyên nước; tổ chức các hội thảo tại 3 miền Bắc – Trung – Nam và tổ chức nhiều tọa đàm tham vấn chuyên gia, nhà khoa học nhằm huy động, phát huy vai trò, trí tuệ của những người có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tài nguyên nước tham gia vào việc góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức liên quan và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về nội dung dự án Luật.

Đây có lẽ không phải là cách làm quá mới mẻ, bởi khi xây dựng bất cứ một đạo Luật quan trọng nào, các bộ, Ủy ban Thường trực của Quốc hội cũng sẽ tổ chức các cuộc khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, nhất là khi lĩnh vực tài nguyên nước là lĩnh vực rộng lớn, có sức ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến quyền và lợi ích của từng người dân, doanh nghiệp nước bởi nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước.

Đặc biệt, trước quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế – xã hội như hiện nay, cùng với sự gia tăng ngày càng cao của các hoạt động sử dụng nước cộng với tác động nặng nề của biến đổi khí hậu,… đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước quốc gia.

Cần tiếp tục mở rộng phạm vi lấy ý kiến đóng góp

Sau đợt lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp với nhiều phương thức trực tiếp và trực tuyến, cử tri và các đại biểu Quốc hội một lần nữa được góp ý vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trên diễn đàn Quốc hội. Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV đang diễn ra đã dành nhiều thời gian cho dự thảo này. Ngày 5/6, 19 tổ với gần 500 đại biểu Quốc hội đã đưa ra hàng trăm ý kiến tổng hợp góp ý vào Dự thảo Luật.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành khẳng định: Quan điểm xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) là nhằm thể chế hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Tài nguyên nước phải là cốt lõi trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch dân cư, quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Đồng thời kế thừa các quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp.
Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 88 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật 2012, Dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 10 điều; sửa đổi, bổ sung 62 điều; bổ sung mới 16 điều) và bãi bỏ 08 điều.

Và ngày 22/6, Dự thảo Luật sẽ được đưa ra hội trường để góp ý một cách toàn diện, Ban soạn thảo, Chính phủ cũng có cơ hội để làm rõ các vấn đề có nhiều ý kiến chưa thống nhất, vẫn còn nhiều băn khoăn như: phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật; điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; điều hòa, phân phối và khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực cho tài nguyên nước…

Ngay sau các phiên họp ngày 5/6 lấy ý kiến góp ý tại 19 tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Cục Quản lý tài nguyên nước đã khẩn trương tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội theo nhóm vấn đề, đồng thời nghiêm túc tiếp thu, giải trình nhiều nội dung quan trọng mà đại biểu Quốc hội nêu.

Song, với một đạo luật ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội như Luật Tài nguyên nước, rất cần sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ, của cơ quan soạn thảo để đẩy mạnh truyền thông chính sách, đồng thời, lấy ý kiến rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân để có những góp ý sâu sắc, trí tuệ và bao quát hơn nữa nhằm giải quyết thấu đáo những vấn đề còn đang vướng mắc trong thực tiễn quản lý. Bởi nếu nói tài nguyên đất là “giá trị cuộc sống” thì tài nguyên nước chính là “chất lượng cuộc sống”. Chất lượng cuộc sống có được đảm bảo hay không chính là nhờ việc quản lý, phân bổ nguồn tài nguyên nước có hợp lý và khoa học hay không?.

Dẫu biết rằng, mọi sự so sánh là khập khiễng, song với tầm quan trọng của tài nguyên nước trong đời sống xã hội, đặc biệt dưới sự tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đã làm cho nguồn tài nguyên nước quý giá ngày một cạn kiệt và khó phục hồi, thì càng cần hơn nữa tiếng nói, sự đóng góp tâm huyết của mọi tầng lớp nhân dân, để khi Luật ban hành sẽ tạo được nguồn lực quan trọng thật sự nâng cao chất lượng cuộc sống toàn dân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dự án sản xuất và kiểm định giống thủy sản 39 tỷ đồng bỏ hoang

Dự án hạ tầng khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung Quảng Nam (gọi tắt là Dự án), tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, được đầu tư hơn 39 tỷ đồng. Thế nhưng sau khi hoàn thành thì không đưa vào hoạt động, bỏ hoang dẫn đến xuống cấp, hư hỏng. ...

Hà Nội thúc đẩy hoàn thiện dự án xử lý nước thải Yên Xá

Chia sẻ tại buổi làm việc, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi cảm ơn sự hỗ trợ của UBND TP trong triển khai các thủ tục liên quan đến dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đồng thời mong muốn chính quyền TP sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai dự án thuận lợi, đi vào hoạt động đúng tiến độ. Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cũng nêu ba...

Sửa Luật Đường sắt, bổ sung nhiều cơ chế đặc thù

Sáng nay (31/10), Bộ GTVT đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). ...

Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn liên quan đến dự án

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa ký Quyết định số 123/QĐ-BCĐ ngày 30/10/2024 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này. Quy chế quy định về nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ và quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo về...

Luật về quyền người chuyển giới ở Đức sắp có hiệu lực

(CLO) Vào ngày 1/11, một luật của Đức giúp đổi tên và dấu hiệu giới tính trên các tài liệu chính thức dễ dàng hơn sẽ có hiệu lực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa GIZ và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) - Ngày 13/11, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành tiếp và làm việc với bà Michaela Baur, Giám đốc Quốc gia GIZ Việt Nam. Hai bên trao đổi về các nội dung liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. ...

Sở TN&MT Quảng Trị tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2024. Hội nghị nhằm xây dựng và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, an toàn, minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu...

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩuTheo Kế hoạch, đối với dự án đầu...

dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất

Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh:...

Ông Trương Văn Huy làm Giám đốc Sở TN&MT Trà Vinh

(TN&MT) - UBND tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức buổi lễ công bố và trao Quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tại buổi lễ này, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố Quyết định của UBND tỉnh Trà Vinh về việc điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Trương Văn Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duyên Hải giữ chức vụ Giám...

Bài đọc nhiều

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam tiếp thu những ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo để hoàn thiện dự thảo Luật, trên cơ sở đó tổ chức họp...

ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ

Ngày 23/10, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 “Định hướng tư duy, Phát huy chuẩn mực” đã diễn ra tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Cùng chuyên mục

Lữ đoàn 955 đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đại tá Nguyễn Vĩnh Nam, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân quán triệt nội dung kiểm tra.  ...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa lớn, kéo dài, nước từ trên sông, hồ trữ nước đổ về, khiến trục đường 1A qua địa bàn xã...

Vững vàng hành trình giữ biển

Vùng 3 Hải quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo suốt chiều dài các tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến đảo Cù Lao Xanh - Bình Định, các đảo ven bờ Bắc Trung Bộ và quần đảo Hoàng Sa. Bám sát đặc điểm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 3 đã tập...

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Mới nhất

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Công tác giải quyết thủ tục hành chính được triển khai đúng quy định, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính được quan tâm đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai đồng...

Khảo sát thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024

Ngày 13/11, tại Trường Đại học Vinh, Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã làm việc với các Sở GDĐT và cơ sở giáo dục đại học khu vực miền Trung...

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công bị kỷ luật khiển trách

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và một số lãnh đạo cấp dưới. ...

Mới nhất