Trang chủDestinationsĐắk LắkKỳ vọng từ chuyến thăm Nhà Trắng đầu tiên của Thủ tướng...

Kỳ vọng từ chuyến thăm Nhà Trắng đầu tiên của Thủ tướng Anh


13:06, 08/06/2023

Ngày 7/6, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đến Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden. Đây là cuộc gặp thứ 4 của ông Sunak với ông chủ Nhà Trắng, song là chuyến thăm chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Anh tới Mỹ.

Theo đài Sputnik (Nga), Thủ tướng Sunak đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Andrews hôm 7/6 trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Washington. Giới quan sát nhận định chuyến thăm này có khả năng giúp Thủ tướng Anh thúc đẩy vai trò lớn hơn của London trên trường quốc tế. Ông Sunak cũng hy vọng sẽ khơi dậy “mối quan hệ đặc biệt” giữa London và Washington.

Giới phân tích cho rằng viện trợ thêm cho Ukraine sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chuyến thăm, đặc biệt là trong bối cảnh Kiev đã phát động cuộc phản công gần đây.





Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Joe Biden trong cuộc thảo luận bên lề hội nghị G20 tại Indonesia hồi tháng 11/2022. Ảnh: SAUL
Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Joe Biden trong cuộc thảo luận bên lề hội nghị G20 tại Indonesia hồi tháng 11/2022. Ảnh: SAUL

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết: “Các lực lượng Kiev đã cố gắng tấn công theo 7 hướng với lực lượng của 5 lữ đoàn, nhưng đã bị đẩy lùi và chịu tổn thất đáng kể”. Tuy nhiên, phía Ukraine phủ nhận thông tin cho rằng chiến dịch phản công đã bắt đầu.

Các cuộc thảo luận ngày 8/6 dự kiến sẽ tập trung vào nỗ lực viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí hơn bao giờ hết. Ông Sunak đã kế thừa lập trường ủng hộ Ukraine mà những người tiền nhiệm của ông là cựu Thủ tướng Boris Johnson và bà Liz Truss đã theo đuổi.

Trong bài phát biểu gần đây, ông Sunak tuyên bố: “Tôi đồng ý với Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rằng vị trí chính đáng của Ukraine là trong NATO. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine, không chỉ bây giờ mà còn nhiều năm nữa trong tương lai”.





tớiTổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải) tại cuộc gặp ở Belfast, Bắc Ireland, ngày 12/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải) tại cuộc gặp ở Belfast, Bắc Ireland, ngày 12/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Anh cho đến nay đã chi gần 5,7 tỷ USD trang bị vũ khí cho Kiev, giúp nước này đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. London cũng đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Moskva.

Từ việc “mở đường” cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine, Anh đã tiến tới đưa tên lửa hành trình Storm Shadow tới Kiev. Ngoài ra, dẫn lời phát ngôn viên của Chính phủ Anh, một số phương tiện truyền thông đưa tin rằng giai đoạn đầu tiên của khóa đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 cũng sẽ được tổ chức tại Anh.

Trong cuộc đối thoại với ông Biden, Thủ tướng Sunak sẽ tìm kiếm sự chấp thuận cho Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ứng cử vào vị trí người đứng đầu tiếp theo của NATO.

Trước đó, bên lề cuộc họp các nhà lãnh đạo G7 tại Hiroshima (Nhật Bản), ông Sunak đã nêu quan điểm bổ nhiệm ông Wallace vào vị trí Tổng thư ký của NATO. Trong Chính phủ Anh, ông Wallace được biết đến với vai trò trung tâm trong việc tạo ra một liên minh quốc tế để hỗ trợ Ukraine, cũng như tăng chi tiêu quốc phòng ở nước này lên tới 2,25% GDP. Song một số nguồn tin cho rằng ứng cử viên của Anh có thể không được Pháp và Đức ủng hộ.

Quan hệ thương mại song phương cũng nằm trong chương trình nghị sự của chuyến thăm Nhà Trắng chính thức đầu tiên của ông Sunak. Được biết, Thủ tướng Anh sẽ tìm cách vượt qua “rào cản” kiềm chế nỗ lực khởi động lại các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Nhà Trắng.

Ngoài ra, điểm nổi bật trong các cuộc đối thoại sẽ là hậu quả tiềm ẩn từ Đạo luật giảm lạm phát (IRA) – gói giảm thuế và trợ cấp cho các công nghệ sạch – trị giá 370 tỷ USD của Tổng thống Biden.

Trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao gây khó khăn cho nền kinh tế châu Âu, gói trợ cấp xanh này đã gây căng thẳng và bất đồng thương mại, khiến Brussels lo ngại đạo luật này có thể lôi kéo các nhà sản xuất lớn rời khỏi EU, để chuyển đến Mỹ.

Tại cuộc gặp gỡ lần này, Tổng thống Biden và Thủ tướng Sunak dự kiến thảo luận về cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc.

Theo TTXVN/Tintuc

 





Source link

Cùng chủ đề

ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam

ACCA Việt Nam và PwC Việt Nam chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MoU), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - kế toán. ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt NamACCA Việt Nam và PwC Việt Nam chính thức ký kết Biên bản Ghi...

Bạn gái chỉn chu trong buổi hẹn đầu, chàng đi dép, mặc quần short liệu có hợp lý?

Rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online liên quan đến câu chuyện ngày đầu hẹn hò mời bạn gái cơm tấm lề đường, mặc quần short. Phần bình luận sôi nổi bày tỏ quan điểm yêu. Hẹn...

Thầy giáo 89 tuổi góp 2 tỉ đồng vào quỹ học bổng tặng sinh viên, giảng viên

Số tiền được thầy Đoàn Văn Điện góp vào quỹ học bổng dành tặng cho những sinh viên hiếu học và các giảng viên dạy tốt. Trong buổi lễ kỷ niệm thành lập Trường đại học Nông Lâm TP.HCM mới đây, PGS.TS Đoàn Văn...

Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất với Việt Nam về khung chính sách đối với nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng...

Công ty mẹ của Uniqlo: Nhà máy tại Việt Nam chưa tốt bằng ở Trung Quốc

Trả lời báo Nikkei, CEO Tadashi Yanai của Fast Retailing cho biết công ty này sẽ không theo xu hướng chuyển dịch khỏi Trung Quốc. Ông Tadashi Yanai, CEO của Fast Retailing (công ty mẹ của nhãn hiệu Uniqlo), cho biết hoạt động sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

“Lên trời hái sao” – thế giới trong veo, ngọt lành của trẻ thơ

08:13, 12/05/2023 Sáng tác được một tác phẩm văn học hay đã khó, viết được một tác phẩm hay cho trẻ thơ còn khó gấp nhiều lần, song nhà thơ Đỗ Toàn Diện (Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk) đã làm được điều đó với tập thơ “Lên trời hái sao”. Bằng ngôn từ thật trong trẻo, nhà thơ đã “vẽ” các em là nhân vật trung tâm đang ngắm nhìn thế giới, đặt ra bao câu hỏi mang...

Không để bệnh dại bùng phát

07:53, 17/05/2023 Hiện nay, thời tiết nắng nóng đang là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại trên chó, mèo, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người. Các ngành chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm khống chế, không để bệnh dại bùng phát. Liên tiếp các ca mắc và tử vong do dại Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, trong 2 năm trở lại...

Phát triển du lịch Krông Pắc: Đích ngắm 2030

08:13, 31/03/2023 Nằm trên trục đường kết nối tuyến du lịch Nha Trang – Buôn Ma Thuột, mảnh đất Krông Pắc là nơi hội tụ sắc màu văn hóa đa dạng của các vùng miền và được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt. Đây được xác định là những tiềm năng, lợi thế quan trọng để huyện Krông Pắc đưa ngành “công nghiệp không khói” thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Không phải ngẫu nhiên mà...

Vì sao “động cơ” kinh tế của EU đang gặp trục trặc?

17:31, 29/05/2023 Nền kinh tế Đức, trước đây là động lực đáng tin cậy để kéo Liên minh châu Âu ra khỏi khủng hoảng, nay lại trở thành một mắt xích yếu ớt. Văn phòng Thống kê Quốc gia Đức cuối tuần trước thông báo, nền kinh tế Đức, từng là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của châu Âu, đã rơi vào suy thoái vào đầu năm 2023 trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Dữ liệu GDP được...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín...

20:24, 05/06/2023 Chiều 5/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng Đóng góp ý kiến về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đa số ý kiến đại biểu tán thành sự cần thiết phải sửa đổi Luật...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Ukraine bắn ATACMS mang bom chùm vào sân bay Nga

Video tổng hợp trên mạng xã hội cho thấy có 5 tên lửa ATACMS tấn công sân bay Nga.Theo The War Zone, Ukraine tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào một sân bay trên lãnh thổ Nga bằng tên lửa đạn đạo tầm ngắn ATACMS do Mỹ viện trợ hôm 25/11 vừa qua. Mục tiêu là sân bay...

Tăng liên tiếp, nhà đầu tư lại “ngóng” về bờ

(NLĐO) – VN-Index phục hồi nhiều phiên liên tiếp, vượt trên mốc 1.240 điểm, đem lại kỳ vọng cho nhà đầu tư sau nhiều lần lỡ...

TPHCM kết nối giới trẻ với di sản văn hóa qua sự kiện “Mây thơm ngang đời”

(Dân trí) - Sự kiện Mây thơm ngang đời - Di sản Trà và Văn hóa đã diễn ra tại TPHCM nhằm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ 10, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ. "Mây thơm ngang đời" - Kết nối người trẻ với Di...

Đồng Nai: Quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững

Theo phê duyệt, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai xác định lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải “Net Zero 2050”. Cụ thể, theo phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai sẽ là một trong các...

TPHCM dôi dư hơn 1 nghìn cán bộ sau sáp nhập phường.

Lãnh đạo TPHCM thông tin, khi triển khai sáp nhập các đơn vị hành chính cấp phường, sẽ có 1.022 cán bộ dôi dư, thuộc diện cần sắp xếp. Chiều 26/11, UBND TPHCM tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp...

Mới nhất

An Giang: “Không gian mới