Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKỳ vọng tăng lương, phụ cấp cho nhà giáo

Kỳ vọng tăng lương, phụ cấp cho nhà giáo


Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết năm nay, số lượng nguyện vọng đăng kí vào nhóm ngành sư phạm tăng tới 85%, tăng cao nhất trong các nhóm ngành đào tạo tuyển sinh năm nay. Chuyên gia đánh giá những thông tin về tăng lương, khả năng có việc làm, có chế độ đãi ngộ trong quá trình học đã có tác động tích cực đến thí sinh. Trong đó, chế độ đãi ngộ trong quá trình học, việc làm sau khi tốt nghiệp đã có hành lang pháp lí thực hiện là Nghị định 116 của Chính phủ ban hành năm 2020 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Vấn đề được nhà giáo trông chờ nhất hiện nay là chế độ lương và phụ cấp trong thời gian tới sẽ được thực hiện như thế nào. Ngày 1/7 vừa qua, lương cơ sở được điều chỉnh tăng chung, chưa có đặc thù của nhà giáo. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại kì họp thứ VIII tới. Trong đó, có đưa ra một số chính sách cho nhà giáo bao gồm đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

img

Chất lượng giáo dục phụ thuộc một phần quan trọng vào đội ngũ nhà giáo. Ảnh: p.v

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, TS Nguyễn Vinh Hiển cho rằng bộ cần định danh rõ khái niệm nhà giáo trong Luật Nhà giáo, đặc biệt là xác định rõ những đặc trưng nổi bật về vai trò, vị trí và hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo để làm cơ sở cho việc quy định các yêu cầu về quản lí nhà giáo phù hợp các đặc trưng của nghề dạy học – giáo dục trong giai đoạn mới. Nhà giáo không chỉ là viên chức, là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục; mà quan trọng hơn, nhà giáo là nhân lực chất lượng cao, là bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước… Điều đó đặt ra những yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ và chính sách đãi ngộ nhà giáo.

“Chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc vào một phần rất quan trọng là chất lượng đội ngũ nhà giáo. Chất lượng của nhà giáo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài sự nỗ lực của cá nhân, tinh thần học tập không ngừng nghỉ của mỗi nhà giáo, các chính sách, môi trường làm việc, cách thức lựa chọn, tuyển dụng và phát triển nhà giáo như thế nào đóng vai trò quan trọng”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn

Ông Hiển bày tỏ hi vọng, Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được tốt mối quan hệ giữa ngành Giáo dục và ngành Nội vụ từ Trung ương tới địa phương. Đặc biệt, giải quyết được 2 việc cơ bản nhất là thu nhập nhà giáo và quyền tự chủ của nhà giáo.

Cần quy định thống nhất các yêu cầu về chức danh nhà giáo, chuẩn nhà giáo và chuẩn nhà giáo đứng đầu cơ sở giáo dục, làm căn cứ để quy định các chuẩn cụ thể tương ứng với từng chức danh nhà giáo, người đứng đầu cơ sở giáo dục của từng cấp học và trình độ đào tạo, áp dụng cho cả nhà giáo công lập và ngoài công lập.

Ông Hiển chia sẻ tại Kết luận số 91 mới đây của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29/TW năm 2023 của Trung ương khẳng định nhà giáo thuộc thang bảng lương cao nhất, vậy nên đề xuất Bộ GD&ĐT khi xây dựng Luật Nhà giáo nên đưa ra thang bảng lương riêng cho nhà giáo để phù hợp với các chức danh được định danh sau này.

Đây là căn cứ quan trọng đề trả lương cho nhà giáo theo vị trí việc làm khi thực hiện Nghị quyết 27 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. “Nếu khắc phục được vấn đề thu nhập, tôi cho rằng tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên bỏ việc sẽ được khắc phục”, ông Hiển nói.

Kiến nghị nâng phụ cấp cho giáo viên Mầm non, Tiểu học

Khi trao đổi với phóng viên về vấn đề lương giáo viên, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, khá dè dặt. Ông cho biết đây là lần thứ 3 ông cùng với ban soạn thảo của Bộ GD&ĐT đưa vấn đề tiền lương vào luật. Trong đó, lần thứ nhất là Luật Giáo dục 1998, lần thứ hai là Luật Giáo dục 2005 và lần này là dự thảo Luật Nhà giáo. Hai lần trước đều nhận được sự ủng hộ, kì vọng của xã hội cũng như nhà giáo nhưng khi trình Quốc hội đều không được thông qua. Lần này, tuy được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo nhưng ông Tiến cũng nhận thấy có khó khăn là Nghị quyết 27 của Trung ương quy định lương trong hệ thống hành chính sự nghiệp như nhau, chỉ khác nhau ở phần phụ cấp. Vì vậy, rất khó để hiện thực hóa vấn đề lương nhà giáo xếp cao nhất trong thang bảng lương ở Luật Nhà giáo. Căn cứ duy nhất để thực hiện là Kết luận số 91 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo của Ban chấp hành Trung ương. Vì vậy, ông cho rằng, chỉ còn cách là ban hành một nghị quyết riêng về lương nhà giáo.

Chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết hiện mới tăng lương cơ bản, còn trả lương theo vị trí việc làm vẫn cần thời gian nữa. Vì vậy, điều cần thiết trước mắt hiện nay là Bộ GD&ĐT kiến nghị nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non và tiểu học.

Theo tìm hiểu của phóng viên, giáo viên hiện nay đang được hưởng song song 2 phụ cấp bên cạnh lương là phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu đãi. Trong đó, phụ cấp ưu đãi đang được thực hiện theo 6 mức, cao nhất là 50%. Năm 2022, Bộ GD&ĐT có trình Chính phủ tờ trình xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo. Tại dự thảo này, Bộ GD&ĐT đề xuất phụ cấp ưu đãi nhà giáo được thực hiện theo 8 mức, cao nhất là 100% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.





Nguồn: https://danviet.vn/ky-vong-tang-luong-phu-cap-cho-nha-giao-20240817165252551.htm

Cùng chủ đề

Lý do đề xuất 2 trường hợp giáo viên được nghỉ hưu sớm

Đây là một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.Tại Điều 49 dự thảo quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau: Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động; giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu trước 05 (năm) năm...

Ngoài giữ phụ cấp thâm niên, đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên

Một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố để lấy ý kiến là việc đưa quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo vào trong luật.Tại dự thảo Luật Nhà giáo (lần 2, được công bố vào tháng 5), Bộ GDĐT đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương...

Đề xuất mới về phụ cấp thâm niên, tiền lương giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có nhiều chính sách về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.Một trong những chính sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trong dự án luật là quy định về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo.Tại Dự thảo Luật Nhà giáo lần 3 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý...

Lễ khai giảng ở nơi một giáo viên xoay 2 lớp

Trước thềm năm học mới với các thầy cô giáo dạy học ở đảo xa của tỉnh Khánh Hòa mong nhất là con em trên đảo được học đủ đầy. Còn với riêng mình các cô giáo chỉ mong được hỗ trợ kinh phí, có được chuyến đò để đi về hàng ngày bớt phần nào khoảng cách biển đảo và bờ. Nguồn: https://laodong.vn/giao-duc/le-khai-giang-o-noi-mot-giao-vien-xoay-2-lop-1389778.ldo

Lý do khiến ngành Sư phạm năm nay “hút” thí sinh

Kỳ tuyển sinh năm 2024 cho thấy sự tăng vọt số lượng thí sinh đăng ký vào ngành Sư phạm với mức tăng hơn 200.000 nguyện vọng so với năm ngoái. Điều này cho thấy sức hút mạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một nông dân tỷ phú ở Quảng Nam bày tỏ ý kiến về việc làm sao để nông dân giàu bằng nghề nông

"Trước sự tác động mọi mặt của nền kinh tế thị trường, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thiên tai khó lường, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi thì nhiều người đã phải...

Mưa lớn như trút nước, Quảng Nam cho học sinh nghỉ học ngày 19/9

Chiều 18/9, ông Thái Viết Tường - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam đã ký công văn cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trước tình hình mưa lũ.Theo đó, thực hiện công điện số 07/CĐ-UBND ngày 17/9/2024...

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào các tỉnh miền Trung, Trung tâm Khí tượng phải cảnh báo khẩn

Trên fanpage của mình, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo cho người dân về hiện tượng tin giả về áp thấp nhiệt đới/bão số 4.Cụ thể, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho...

Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường và vùng trũng ở Quảng Nam ngập sâu

Chiều cùng ngày, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đã có công văn nhấn mạnh. Theo Bản tin số...

Nửa cuối năm “dễ thở” hơn, doanh thu và lợi nhuận của Thực phẩm Sao Ta có đột biến?

Tháng 8/2024, doanh số của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) đạt 30,38 triệu USD, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Sao Ta cho biết sản xuất và tiêu thụ tôm thành phẩm trong tháng 8 vừa qua đã...

Bài đọc nhiều

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Phát huy hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong Quân đội

Sáng 18/9, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (Học viện Chính trị) tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”. ...

Tác động của bão sẽ kéo dài trên đất liền

TPO - Sáng nay (18/9), do ảnh hưởng của mây dông trước bão nên khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã có mưa to diện rộng và gió giật mạnh. Ngày mai, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, áp sát vùng biển Quảng Bình – Đà Nẵng và tiếp tục gây gió giật...

Đoàn đại biểu Trung ương Đoàn viếng Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo

TPO - Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy - Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn dẫn đầu đã dâng hương, kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo - nguyên Uỷ viên T.Ư Đảng khóa IV, nguyên Trưởng ban...

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc Thông tin được đưa ra tại hội thảo...

Chợ tiền tỷ xây xong rồi… ‘đắp chiếu’

18/09/2024 | 15:50 TPO - Chợ Phúc Lý ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được xây dựng tại vị trí thưa vắng dân cư, nằm...

Mới nhất