Trang chủSự kiệnKý ức ngày giải phóng Thủ đô của một cựu tù Hỏa...

Ký ức ngày giải phóng Thủ đô của một cựu tù Hỏa Lò kiên trung, can trường

Chiến lũy Ô Cầu Dền trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là điểm quyết chiến của quân dân Liên khu II, nằm trên chiến tuyến phòng ngự liên hoàn 3 cửa ô: Đống Mác-Cầu Dền-Đồng Lầm phía Đông Nam Hà Nội. Trong giai đoạn kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chàng trai trẻ Nguyễn Tiến Hà xung phong gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, tham gia vào mặt trận quân sự Hà Nội (tiền thân của Quân khu thủ đô bây giờ), đã cùng đồng đội chiến đấu anh dũng 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô ở mặt trận Ô Cầu Dền.

Sau 21 ngày đêm bị đánh phá ác liệt, toàn tuyến phòng ngự các cửa ô ta vẫn đứng vững. Ngày 15/1/1947, địch chấp nhận thất bại, phải chuyển hướng đánh, hòng tiếp tục thực hiện ý đồ mà bom đạn ác liệt đã không làm được trên các cửa ô. Lực lượng bộ đội được lệnh rút ra vùng tự do ở những vùng Quốc Oai, Sơn Tây, Chương Mỹ, Mỹ Đức… để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Năm 1946-1949, ta chủ trương đưa lực lượng vào chiến đấu bí mật ở nội thành để xây dựng cơ sở. Cấp trên đưa ra tiêu chí lựa chọn cán bộ vào nội thành hoạt động phải là người Hà Nội, đã qua thử thách gian khổ bền vững, được tin tưởng. Chàng trai trẻ Nguyễn Tiến Hà được tin tưởng giao nhiệm vụ này, bí mật vào nội thành, phụ trách khu Trúc Bạch (tương đương Quận Cầu Giấy, Ba Đình bây giờ).

Ông thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương “trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi” để người dân giác ngộ đường lối kháng chiến. “Giai đoạn những năm 1950, chúng ta phải tập hợp được lực lượng yêu nước và chuẩn bị mọi thứ, để đến khi chúng ta phản công sẽ có một lực lượng hậu thuẫn ở bên trong, trong đánh ra, ngoài đánh vào”, ông Hà giơ hai tay đấm vào không khí, nhớ lại quyết tâm một thời sôi nổi của tuổi trẻ. 

Hoạt động trong lòng địch, ông và đồng đội đã làm được một số việc như phá bốt truyền tải điện (trạm biến thế) của Hà Nội làm cho mất điện khu vực Hà Nội; vận động nhân dân phá cổng chào đón Bảo Đại; tổ chức nhân dân ở các nhà máy bia, nhà máy nước, nhà máy điện để giữ gìn các cơ sở, đồng thời bảo vệ đường dây cán bộ của mình; vận động học sinh kháng chiến, vận động các nhà buôn bán ở chợ Đồng Xuân, Bắc Qua…

Bên cạnh đó, ông Hà còn tuyên truyền vận động các bác sĩ, y tá ở các bệnh viện để cung cấp cho lực lượng ta thuốc men đưa ra bên ngoài. Thông qua Nhà thương Đồn Thủy, lực lượng của ta cũng nắm được số quân của địch bị thương. Một nhiệm vụ quan trọng không kém là lực lượng bí mật này còn bán công phiếu kháng chiến để lấy tiền mua vũ khí, thuốc men gửi ra vùng tự do.

Khi ấy, ông Hà hoạt động dưới vỏ bọc là Giáo sư tên Trần Hữu Thỏa, dạy Toán Lý Hóa bằng tiếng Pháp, làm gia sư dạy học cho con cái của cơ sở kháng chiến. Dưới vỏ bọc này, một trong những nhiệm vụ dài hơi và thiết yếu mà ông Hà được giao là mở những lớp nhỏ chừng dưới 10 người để giải thích về công tác cách mạng.

Năm 1949, ông Nguyễn Tiến Hà là cán bộ đại đội của Thành đội Hà Nội, được giao nhiệm vụ tham gia chỉ huy giải cứu một phái viên công an của Hà Nội là đồng chí Lê Nghĩa (bí danh Nghĩa Lộ) đang điều trị ở nhà thương Phủ Doãn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bây giờ).

Sau thời gian trực tiếp điều tra nghiên cứu địa hình của cơ sở y tế, nghiên cứu giờ đổi ca, đổi gác của công an cảnh binh của địch, ông lên kế hoạch hành động. Ông Hà lựa chọn 2 đồng chí, một người phải khỏe mạnh, cõng được đồng chí Nghĩa; một đồng chí tước vũ khí của cảnh binh. Kế hoạch được sắp sẵn đến từng chi tiết, với một nội gián phía trong là nhân viên y tế của ta cài cắm tên Nguyễn Thị Chút.

Kế hoạch hoàn hảo, đồng chí Nghĩa được cõng chạy ra phố Quán Sứ ra ngõ Hội Vũ giao cho công an thì công việc hoàn thành. Sự việc này gây một chấn động lớn về việc Việt Minh cướp tù táo bạo giữa ban ngày.

Không may sau đó, một thành viên tham gia tổ cứu người lại kể chuyện cướp tù cho cảnh binh. Cả tổ cứu người bị lần bắt. Chúng tìm ra được người chỉ huy vụ cướp tù chính là một người có tên Trần Hữu Thỏa. Ông Thỏa (tức Hà) bị chúng giăng bẫy bắt ngay tại đoạn phố Hàng Nón, khi vừa nhận tài liệu từ ngoài vùng tự do gửi vào. Chúng đưa ông về Quận cảnh binh, liên tiếp ra đòn tra tấn. Chúng giở nhiều chiêu trò ép chàng trai trẻ 22 tuổi này khai ra tổ chức.

Thấy không khai thác được gì, chúng lại đưa ông về Sở Mật thám Hà Nội (trụ sở công an Hà Nội bây giờ). Các ngón đòn được liên tiếp dội lên người chiến sĩ trẻ, từ buộc chân treo lơ lửng trên xà nhà, dí điện vào người giật liên hồi, tới ngón đòn “đi tàu ngầm” (dúi đầu vào nước)… Đau đớn tê tại toàn thân, nhưng ông Hà quyết không khai. “Mình đã hứa trước Đảng, nhân dân, nếu khai ra thì nguy hiểm cho tổ chức, hại nhân dân”, ông Hà trầm ngâm nói rồi tiếp lời: “Bị tra tấn dã man, tôi nung nấu ý định trốn tù”.

Các anh em đảng viên cùng bị giam ở Sở Mật thám đã bí mật tập hợp nhau để trốn khỏi nhà giam. Hàng ngày, ông đổ nước vào tường nhà giam để mủn vữa, gạch, sau đó dùng đinh thuyền (được tổ chức lén gửi từ ngoài vào) moi đường mạch, dỡ từng viên gạch ra. Ông tính toán từng bước đi cẩn thận, từ việc sau khi ra khỏi Sở Mật thám phải sang được Sở Mật thám liên bang (Bộ Công an bây giờ), tính toán có thùng phuy để trèo lên phía tường rào, phủ chăn lên dây thép gai có điện. Cuộc trốn ngục thành công, ông chạy trốn được trong ngõ Liên Trì. Địch truy lùng ráo riết, nhưng nhờ sự bao bọc che giấu của người dân, ông an toàn trốn trong bụi rơm nghe ngóng.

Đến khi chúng không còn lùng sục, ông Hà chạy ra phía Đê La Thành, xuống Hàng Cót trốn ở một cơ sở bí mật, liên hệ để trốn ra vùng tự do. Lúc này, không may cán bộ giao thông vừa bị bắt, một đồng chí giao thông phụ không thuộc đường, nên khi trời tờ mờ sáng, chưa vượt qua được đoạn đường số 6 (nằm tại làng Dụ Tiền, xã Công Giáo, bây giờ thuộc về Thanh Oai), ông Hà bị ngụy binh truy đuổi. Ông chạy ra đồng nhưng vì vướng rơm rạ và nước sũng đồng, nên cuộc tẩu thoát của không thành. Ông Hà được đưa về Bảo An xã, gói trên ghế băng và tiếp tục bị tra tấn. “May có người dân đi chợ qua nhìn thương, cho một gói thuốc lào để nhai nuốt để say đi, mới chịu được đòn roi”, ông Hà kể.

Khi bị giao về tay người Pháp, ông bị tra khảo: “Việt Minh ở đâu ra?”, ông trả lời bằng tiếng Pháp: “Tôi là sinh viên không phải là người kháng chiến. Ngoài kia kháng chiến gian khổ, tôi vào nội thành đi buôn”. Ngụy binh rất tức giận vì không khai thác được gì thêm, phơi ông ra nắng. “Lúc bấy giờ vừa say nắng, vừa đau đớn nôn ọe do bị tra tấn, nhiều lúc tưởng mình không sống nổi”, ông Hà rùng mình nhớ lại.

Nhìn cơ thể èo uột của ông Hà, lính Pháp khiêng ông sang trạm y tế Hỏa Lò, hòng nếu ông chết thì không liên quan gì đến Sở Mật thám, tránh bị các phong trào trong nội thành biểu tình, đấu tranh. Nhờ sự chăm sóc của nhân viên y tế và anh em, ông dần hồi sức. Một lần nữa, ông Hà lại được đưa về Sở Mật thám để làm cung. Lúc này, chúng quay sang đòn tâm lý, dụ dỗ ông. “Chúng mang thuốc lá, sữa cho tôi, dụ dỗ tôi chỉ khai một cơ sở thôi để còn về với gia đình nhưng tôi kiên quyết không khai. Nếu khai ra cướp tù, tôi phải lĩnh án tử hình. Cuối cùng, chúng chỉ còn cách buộc tội tôi phá rối an ninh trật tự trong nội thành và đưa vào nhà tù Hỏa Lò, chờ ngày ra tòa”, ông Hà nói.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và con gái Võ Hồng Anh cùng các chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò (Ông Nguyễn Tiến Hà đeo kính, đứng giữa).

Trong thời gian ở Hỏa Lò, khi sức khỏe dần hồi phục, ý chí đấu tranh với kẻ thù càng khiến ông lại hoạt động mạnh mẽ hơn trước. Sự kiên cường và bản lĩnh của ông làm anh em trong nhà tù nể phục, bầu làm Bí thư Chi bộ nhà tù Hỏa Lò.

“Chỉ thị của thành ủy Hà Nội là phải biến nhà tù thành trường học cách mạng, để đối kháng với địch, là một mặt trận mới. Muốn giải phóng dân tộc, muốn làm cách mạng, trước tiên, anh em phải có kiến thức, có học hành”, ông Hà kể, rồi miên man nói về thời gian tổ chức lớp học trong tù.

Dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng trong Hỏa Lò, ông cũng đã tranh thủ từng giây, từng phút, lén lút dạy chữ viết, xóa mù chữ, dạy cho anh em phép tính cộng trừ nhân chia; giảng dạy sơ qua về lịch sử. Ai có năng lực tới đâu, dạy tới đó. Ông Hà dạy cả chữ quốc ngữ, tiếng Anh, tiếng Pháp. Các đồng chí công tác ở Ban Mặt trận Tổ quốc dạy về lý luận, làm cho những người không biết chữ nâng cao trình độ lên để sau ra tù tiếp tục làm công tác phục vụ cho chính quyền, nhân dân.

“Việc dạy học này cũng giúp anh em được phấn khởi, mở mang trí tuệ, tri thức cho anh em, duy trì tinh thần chiến đấu trong tù, không sinh tiêu cực”, ông Hà nói.

Ông Nguyễn Tiến Hà (ngoài cùng bên phải) trong một buổi giao lưu với thế hệ trẻ Thủ đô.

Tranh thủ thời gian, ông cũng cùng một số đồng chí viết bản tin nội bộ và bản tin từ ngoài Quận ủy gửi vào, tóm tắt thông tin cho các trại biết để các trại đưa tin về nội bộ trại mình.  

“Để viết bản tin khó lắm, phải có tiếp tế từ ngoài vào như giấy pơ-luya mỏng, có giấy than carbon, bút. Những vật dụng này được lén lút gửi vào thông qua những chiến sĩ được cài cắm làm tổ chức ở văn phòng nhà tù, giấu trong các thùng cơm và phải giao đích danh”, ông Hà kể.

Về nguồn tin, ban đầu, tin tức được truyền vào qua những tờ giấy gói xôi, gói bánh. Nhưng sau 3 tháng, địch phát hiện, nguồn tin lại được thu nhỏ lại nhét vào trong chai thuốc, tuồn vào nhà tù.  

Thời gian sản xuất báo trong tù cũng nhiều ký ức khó quên. Dưới ánh đèn dầu lờ mờ, ông Hà và các bạn tù bò ra viết báo bằng bút chì trên các mảnh giấy pơ-luya mỏng tang, sau đó tiến hành “photocopy” bằng giấy than. Vừa viết, vừa phải cảnh giới nên mỗi đêm, các ông chỉ sản xuất được được chừng chục tờ báo. Vào thời gian sinh hoạt chung ở bể tắm, những tờ báo chỉ to bằng hai ngón tay được lén lút trao nhau vội vã.

Trong nhà tù Hỏa Lò, ông Hà cùng đồng đội đã tiếp nối mạch ngầm nguồn thông tin của cuộc kháng chiến, để các chiến sĩ trong nhà tù không bị đứt đoạn thông tin về cuộc cách mạng của dân tộc.

Tháng 12/1952, ông Hà được thả. Ông tiếp tục nằm vùng, hoạt động bán công khai ở Hà Nội cho đến khi Hiệp định Geneva được ký kết, ông nhận nhiệm vụ về tiếp quản thủ đô.

Vì biết tiếng Pháp, ông được giao nhiệm vụ phụ trách Trại hàng binh Âu Phi, giải thích cho hàng binh Âu Phi biết chính sách nhân đạo của chính phủ ta.

Ngày 8/10, một số đơn vị quân đội mình về ém ở vành đai 1. Theo trí nhớ của ông Hà, thời điểm ấy, có ba đơn vị công khai tiến về Hà Nội qua 2 đường cửa ô. “Là người hoạt động tại chỗ nên tôi có những cảm xúc sâu nặng khác nhau. Tôi đã thấm thía sống chết tù đày nên thấy thấy Hà Nội bao nhiêu năm mới lại tự do, thấy giải phóng rất sung sướng. Bấy giờ, tôi vừa vui vừa buồn. Vui vì giải phóng thủ đô, vui vì ngày hội của Hà Nội nhưng buồn vì nhớ các đồng chí, đồng đội đã hy sinh không được dự buổi hội tiếp quản ngày hôm nay”, ông Hà xúc động nói.

Ký ức của 70 năm trước khiến ông Hà thi thoảng run bờ vai, lấy khăn chấm nước mắt. Sau giải phóng, ông về công tác trong ngành giáo dục và là một chuyên viên cao cấp. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Hiện nay, ông là Trưởng Ban Liên lạc chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò.

Những ngày tháng 10 lịch sử, nhiều thế hệ trẻ đến xin gặp ông để được nghe ông. Dù đôi chân đã yếu, mắt đã mờ, nhưng ông vẫn luôn sẵn lòng chào đón các thế hệ trẻ và miên man kể về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc, về những chiến sĩ cách mạng kiên trung, gan lì trước sự tra tấn của kẻ địch. Trong suốt cuộc trò chuyện, ông không tự nhận mình là nhà báo, viết báo, mà chỉ là một người thầy rất giản dị, đã đóng góp một phần sức nhỏ bé cho cuộc cách mạng trường kỳ kháng chiến của dân tộc. 

Tổ chức sản xuất: Nam Đông
Nội dung: Thiên Lam
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: TTXVN, Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/ky-uc-ngay-giai-phong-Thu-do/index.html

Cùng chủ đề

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội những cảm xúc tháng 10”

NDO - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10" vào tối 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được hình trực tiếp trên kênh H1, Phát thanh FM96, trực tuyến trên ứng dụng Hà Nội On và các nền tảng số của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội. Các nghệ...

Sân khấu Thủ đô – 70 năm đồng hành cùng dân tộc

Ngày 3-10, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo “Sân khấu Thủ đô - 70 năm đồng hành cùng dân tộc”. Phát biểu đề dẫn hội thảo, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội nhấn mạnh, 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô, có thể nói, không một sự kiện lớn nào của Hà Nội và đất nước, nghệ thuật sân khấu Thủ đô không góp mặt. Nhất là...

Đặc sắc các hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Hoàng thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Nhiều hoạt động trưng bày đặc sắc được tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: S.T Đầu tiên là sự...

Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến thành phố xanh màu áo thợ

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội và các tỉnh miền bắc nhưng giới tư bản Pháp dự báo, sớm muộn chính phủ Pháp sẽ thất bại, phải dời khỏi Việt Nam nên họ không bỏ tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới. Một số chủ còn bán lại cho các nhà tư sản người Việt. Và ngày ấy đã đến. Thua trận ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, ê...

Nhiều hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

VTV.vn - Từ nay đến 10/10/2024, TP Hà Nội sẽ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Tại buổi họp báo của UBND TP Hà Nội chiều 3/10, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai đã thông tin về các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Bà Lê Thị Ánh Mai cho biết, thành phố triển khai chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội những cảm xúc tháng 10”

NDO - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10" vào tối 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được hình trực tiếp trên kênh H1, Phát thanh FM96, trực tuyến trên ứng dụng Hà Nội On và các nền tảng số của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội. Các nghệ...

Đêm nhạc “Bond Live In Vietnam” hứa hẹn mang đến nhiều điều đặc biệt cho khán giả

NDO - Đêm nhạc “Bond Live In Vietnam” diễn ra vào 20 giờ tối 5/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những điều đặc biệt không chỉ trong âm nhạc mà cả trong hình ảnh của Bond và ý nghĩa của chuyến lưu diễn này. Đêm nhạc “Bond Live in Vietnam” là concert thứ 2 nằm trong chuỗi chương trình âm nhạc “Good Morning Vietnam” do Báo Nhân...

Khai mở những hướng đi mới cho hợp tác, gắn với các xu hướng của thời đại trong quan hệ Việt Nam-Ireland

Ký và ghi sổ lưu niệm tại Phủ Tổng thống Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Ireland - “hòn đảo ngọc” tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael D. Higgins. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Gần 30 năm qua, kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Ireland đã xây dựng được mối...

Futsal nữ Việt Nam: Tiếp sức cho giấc mơ World Cup

NDO - Với chức vô địch giải giao hữu NSDF Women’s Futsal Championship 2024, đội tuyển futsal nữ Việt Nam cho thấy sức mạnh và tiềm năng cạnh tranh tấm vé tham dự kỳ futsal World Cup nữ đầu tiên sẽ diễn ra tại Philippines vào năm 2025. Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện cùng ông Trần Anh Tú, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), về chiến lược và mục tiêu phát triển...

Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến thành phố xanh màu áo thợ

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội và các tỉnh miền bắc nhưng giới tư bản Pháp dự báo, sớm muộn chính phủ Pháp sẽ thất bại, phải dời khỏi Việt Nam nên họ không bỏ tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới. Một số chủ còn bán lại cho các nhà tư sản người Việt. Và ngày ấy đã đến. Thua trận ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, ê...

Bài đọc nhiều

Đánh thức di sản ‘miền mây trắng’

Xứ Đoài là từ chỉ vùng đất phía Tây Thủ đô, nơi có đỉnh Ba Vì quanh năm mây trắng. Nhà thơ Quang Dũng, người con của vùng đất này đã viết: “Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương”. Trong văn hóa Việt Nam, không phải vùng đất nào cũng coi là vùng đất “văn hiến”. Văn hiến dùng để gọi những vùng đất có truyền thống lịch sử-văn hóa lâu đời,...

Hà Nội nhiều đổi thay từ sau ngày 10/10 lịch sử

  NDO - Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn...

Ông Trump tăng tỷ lệ chiến thắng sau cuộc tranh luận của “phó tướng”

Theo một số nguồn tin, tỷ lệ chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 đã tăng lên sau cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống.   Một số nhà cái hàng đầu tại Mỹ đã đặt tỉ lệ chiến thắng của ông Donald Trump cao hơn bà Kamala Harris sau cuộc tranh luận giữa Thượng nghị sĩ bang Ohio JD Vance (Phó tướng của ông Trump) và...

10 công trình tiêu biểu được đầu tư hiện đại ở Hà Nội

Qua các năm, rất nhiều dự án quy mô lớn được đầu tư xây dựng hiện đại trên địa bàn Hà Nội, trở thành những công trình tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực. Tòa nhà Quốc hội tọa lạc trên đường Độc Lập, đối diện là Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Công trình gồm 5 tầng nổi và 2 tầng...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nói về giai đoạn nước rút kiến tạo kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, với Việt Nam, đây là thời kỳ, cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút để kiến tạo kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 2/10, tại thủ đô Dublin (Ireland), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm Trường Đại học Trinity Dublin. Đại học Trinity Dublin là một trong những cơ sở giáo dục đại học lâu đời và danh tiếng...

Cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội những cảm xúc tháng 10”

NDO - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10" vào tối 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được hình trực tiếp trên kênh H1, Phát thanh FM96, trực tuyến trên ứng dụng Hà Nội On và các nền tảng số của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội. Các nghệ...

Sân khấu Thủ đô – 70 năm đồng hành cùng dân tộc

Ngày 3-10, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo “Sân khấu Thủ đô - 70 năm đồng hành cùng dân tộc”. Phát biểu đề dẫn hội thảo, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội nhấn mạnh, 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô, có thể nói, không một sự kiện lớn nào của Hà Nội và đất nước, nghệ thuật sân khấu Thủ đô không góp mặt. Nhất là...

Khai mở những hướng đi mới cho hợp tác, gắn với các xu hướng của thời đại trong quan hệ Việt Nam-Ireland

Ký và ghi sổ lưu niệm tại Phủ Tổng thống Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Ireland - “hòn đảo ngọc” tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael D. Higgins. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Gần 30 năm qua, kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Ireland đã xây dựng được mối...

Đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Pháp lên một tầm cao mới

Trên chặng đường hơn 50 năm qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Pháp ngày càng bền chặt, đi vào chiều sâu, hợp tác toàn diện, phong phú, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp vào ngày 6 và 7/10/2024. Đây là chặng...

Đặc sắc các hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Hoàng thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Nhiều hoạt động trưng bày đặc sắc được tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: S.T Đầu tiên là sự...

Mới nhất

Đêm nhạc “Bond Live In Vietnam” hứa hẹn mang đến nhiều điều đặc biệt cho khán giả

NDO - Đêm nhạc “Bond Live In Vietnam” diễn ra vào 20 giờ tối 5/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những điều đặc biệt không chỉ trong âm nhạc mà cả trong hình ảnh của Bond và ý nghĩa của chuyến lưu diễn này. Đêm nhạc “Bond...

Sân khấu Thủ đô – 70 năm đồng hành cùng dân tộc

Ngày 3-10, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo “Sân khấu Thủ đô - 70 năm đồng hành cùng dân tộc”. Phát biểu đề dẫn hội thảo, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hoàng Tuấn, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội nhấn mạnh, 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô, có thể nói, không một sự...

Không khí hào hùng Ngày Giải phóng Thủ đô năm 1954 qua những trang báo

Ngày 30/9/1954, sau 80 ngày đêm tranh đấu chính trị, ta và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2/10, ký Hiệp định chuyển giao...

Khai mở những hướng đi mới cho hợp tác, gắn với các xu hướng của thời đại trong quan hệ Việt Nam-Ireland

Ký và ghi sổ lưu niệm tại Phủ Tổng thống Ireland, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Ireland - “hòn đảo ngọc” tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael D. Higgins. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Gần 30...

Mới nhất

Một ngày như mọi ngày