Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKý ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B

Ký ức “nằm gai nếm mật” của những nhà giáo đi B


Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hàng nghìn nhà giáo miền Bắc đã vào Nam, vừa tham gia xây dựng nền giáo dục trong các chiến khu, vùng căn cứ, vừa cầm súng chiến đấu. Trong khói lửa chiến tranh, các thầy cô vẫn ngày đêm miệt mài trao truyền kiến thức. Câu chuyện và hồi ức của các thầy cô thực sự là những bài học sống động, ý nghĩa, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Ước mơ nhỏ sưởi ấm tâm hồn

Nhà giáo Nguyễn Thị Yến Thu, Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TPHCM, cho biết, năm 25 tuổi, khi vừa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn của Đại học Sư phạm Hà Nội, cô đã viết đơn tình nguyện đi B. Trong suốt thời gian vượt Trường Sơn vào Nam, khó khăn luôn thường trực.

 “Trèo đèo, lội suối chúng tôi không sợ, các cô giáo sợ nhất là những ngày đến chu kỳ kinh nguyệt. Đi đến vùng bình thường thì còn đỡ, nếu đi vào vùng không có nước hoặc vùng nhiễm hóa chất thì việc giặt giũ rất khổ”.

Trên đường đi, có những lúc hết gạo, cả đoàn ngồi dưới gốc cây kơ nia đập quả ăn cầm hơi. Trong lúc gian khổ đó, chị em chia sẻ những ước mơ giản dị khi đất nước thống nhất. Những ước mơ ấy như ngọn lửa nhỏ, sưởi ấm tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh cho cả đoàn vượt qua gian khổ. 

“Chúng tôi nói với nhau rằng, nếu đất nước được giải phóng hoàn toàn, nếu mình còn sống thì sẽ pha lu nước chanh thật to để đi ra đi vô uống cho thỏa thích. Vì lúc đó, chúng tôi không có nước uống. Còn có người ước, ngoài tiền mua thức ăn thì sẽ mua hết bánh kẹo để trong nhà, khi nào muốn ăn thì ăn”, cô Yến Thu kể lại.

Trong ký ức của cô Yến Thu, bên cạnh những câu chuyện gian khổ, vẫn có những câu chuyện “dở khóc, dở cười”, khiến thời thanh xuân của cô thêm đáng nhớ. Như chuyện những lần nấu ăn trong rừng, khi máy bay địch gần đến, vì lo sợ địch phát hiện nên chị em dập lửa bằng cách cầm củi dụi lung tung, khiến khói bay lên. 

Lúc đó, có chú bộ đội nhanh tay phụ giúp và hướng dẫn cách dập lửa bằng nước. Qua mỗi lần va vấp, chị em lại có thêm kinh nghiệm sống trong rừng và trưởng thành hơn. Cô Yến Thu cho biết, dẫu khổ cực nhưng vì miền Nam ruột thịt và nhớ lời Bác dạy, mọi người không ai nản chí. 

Tại chiến trường khu D (Đồng Nai), cô và đồng đội hoạt động trong rừng, vừa dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ vừa tham gia chiến đấu trong những trận địch càn quét. Hòa bình lập lại, cô tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.

Ký ức "nằm gai nếm mật" của những nhà giáo đi B- Ảnh 1.

Nhà giáo Trần Thị Vinh

Những “nhà giáo cầm súng”

Còn với nhà giáo Trần Thị Vinh, quê gốc ở Bắc Ninh, ký ức gian khó thời gian đi B không thể xóa nhòa. Đó là những ngày vượt Trường Sơn đi bộ vào Nam phồng rộp cả chân, là những ngày mắc võng ngủ rừng và cả những hôm đói rét, thiếu nước sinh hoạt, là những lúc nhớ nhà đến quay quắt. 

“Nhiều hôm, đoàn chúng tôi đi nguyên đêm lại quay về chỗ cũ, vì không biết đường đi. Có những lúc, chúng tôi còn không có nước uống chứ nói gì đến nước để vệ sinh cá nhân”, cô Vinh kể.

Nhà giáo thì thế hệ nào cũng yêu Tổ quốc, yêu nghề và yêu hệ học trò, toàn tâm toàn ý đào tạo cho đất nước những người công dân có ích. Dưới “mưa bom lửa đạn”, các lớp học vẫn ê a dạy chữ ráp vần, ươm mầm cho bao thế hệ. Tôi mong các bạn trẻ hôm nay tiếp tục phấn đấu, kiên trì, phải làm cho thật tốt, cống hiến nhiều cho cộng đồng”.

Nhà giáo Trần Thị Vinh

Tại căn cứ địa của Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), cô Vinh được phân công đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ phóng viên chiến trường đến nhân viên nhà in rồi tham gia dạy học. Sau giải phóng, cô làm Phó Hiệu trưởng Trường Gia Long (hiện là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, ở TPHCM).

Chia sẻ tại buổi họp mặt những nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô do Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức mới đây hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, cho biết, đối tượng đi B lúc đầu là lực lượng vũ trang nhưng sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập (tháng 12/1960) và phong trào Cách mạng chuyển sang một giai đoạn mới thì đối tượng đi B được mở rộng, từ kỹ sư, bác sĩ, đến nhà giáo, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí… đều được huy động vào Nam chiến đấu và công tác. 

Các thầy cô giáo rời bục giảng các trường phổ thông và đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc vượt Trường Sơn vào miền Nam, được phân công về các chiến trường trọng yếu, từ miền Trung – Tây Nguyên đến Đông – Tây Nam bộ và đã trở thành những “nhà giáo cầm súng”. 

“Chúng tôi, thế hệ sau, luôn biết ơn và trân trọng những gì các thầy cô đã làm cho đất nước. Những bài học quý giá về ý chí, nghị lực, sự tận tụy và lòng nhiệt huyết của các thầy cô đã và đang là động lực giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống và công tác”, ông Nguyễn Hồ Hải bày tỏ.

Nhà giáo đi B là những giáo viên được huy động từ miền Bắc vào Nam chiến đấu và công tác. Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1973, đã có 10 chuyến đi B với hơn 2.700 thầy cô giáo rời bục giảng các trường phổ thông và đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc vượt Trường Sơn vào miền Nam.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ky-uc-nam-gai-nem-mat-cua-nhung-nha-giao-di-b-20241119165550298.htm

Cùng chủ đề

Hiệu ứng tích cực từ “Anh trai vượt ngàn chông gai”

Qua những bài hát truyền thống được phối lại, nhiều bạn học sinh đã được truyền cảm hứng để bày tỏ lòng yêu nước mạnh mẽ qua tiết mục trên sân trường. Trong những năm gần đây, các ca khúc truyền thống Việt Nam đang dần được khoác lên mình “tấm áo mới” nhờ những bản phối hiện đại, giàu sáng tạo. Những bài hát tưởng chừng đã gắn liền với ký ức của thế hệ...

Thầy giáo chống nạng dạy chữ ở ốc đảo hơn 30 năm

Người lái đò đặc biệt trong câu chuyện ấy là thầy Đặng Văn Bửu, giáo viên Lịch sử tại trường THCS Hưng Phong (xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Hơn 30 năm qua, vượt mọi khó khăn trở ngại cùng tình yêu nghề cháy bỏng, thầy Bửu viết lên câu chuyện thật bình dị mà đẹp rạng rỡ trong sự nghiệp trồng người của mình.Thầy Đặng Văn Bửu. (Ảnh: NVCC)Hơn năm lặng lẽ cống hiếnThầy Đặng...

Sôi nổi nhiều chuỗi sự kiện đặc sắc tri ân thầy cô giáo của học sinh Hà Nội

NDO - Tháng 11, không khí trong các trường học rộn ràng hơn bao giờ hết khi các thế hệ học trò cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đẹp về thầy cô, những người đã dìu dắt, chèo lái con đò tri thức. Những ngày qua, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã trở thành tâm điểm của giới trẻ Thủ đô với chuỗi sự kiện Fiesta A Cielo mùa 9. Các...

Cà Mau tôn vinh ngày nhà giáo

Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để xã hội tôn vinh những người đã và đang công tác trong ngành, những người vẫn miệt mài ngày đêm với sự nghiệp "trồng người", thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam. Chiều 20/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức họp mặt mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Đến dự họp...

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình. Đứng trước thách thức bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật, dữ liệu lớn, trường học ảo,.... đã nhiều người đặt câu hỏi về vai trò của thầy cô giáo trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. ...

TPHCM đề xuất miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học

Sở GDĐT TPHCM lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục...

Học sinh chỉ được lái xe máy dưới 50cc nếu học kỹ năng lái xe an toàn, phụ huynh “thở phào nhẹ nhõm”

Các phụ huynh đồng tình, ủng hộ và cảm thấy rất mừng vì con sẽ có thêm kiến thức về lái xe an toàn khi Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. ...

Chủ tịch VTM Xuân Hương nổi bật vai trò giám khảo chung kết Hoa Hậu Sinh Viên Việt Nam 2024

Tối ngày 15/12, chung kết “Hoa Hậu Sinh Viên - Miss University Vietnam 2024” đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của 27 vẻ đẹp, đại diện cho sinh viên Việt Nam trên khắp cả nước. ...

Chương trình NESCAFÉ Plan được vinh danh ở hạng mục cao nhất tại giải thưởng vì cộng đồng

Tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng, chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé Việt Nam được vinh danh ở hạng mục cao nhất - “Giải thưởng năm” Human Act Prize. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất