Trang chủNewsNhân quyềnKý ức hào hùng về "những ngày không quên"

Ký ức hào hùng về “những ngày không quên”


Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến là một lực lượng góp phần quan trọng cho Chiến thắng Điện Biên Phủ năm1954
Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến là một lực lượng góp phần quan trọng cho Chiến thắng Điện Biên Phủ năm1954

Vượt khó khăn, vững niềm tin chiến thắng

Sinh ra và lớn lên tại Vùng Mỏ nhưng ông Vũ Công Hồng (SN 1936, nay trú tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), lại theo cha mẹ về Thanh Hoá tản cư, từ đó mà có cơ duyên tham gia đoàn xe đạp thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Tháng 2/1954, chàng thanh niên 17 tuổi – trẻ nhất trong đoàn quân xe đạp thồ của thị trấn Thanh Hoá lúc bấy giờ – sục sôi vượt hàng trăm km rừng núi qua Hòa BìnhSơn La, vượt đèo Pha Đin đến ngã ba Tuần Giáo, tiến vào Điện Biên Phủ.

Bồi hồi nhớ lại những ngày tháng hào hùng đó, ông Hồng cho biết, mỗi ngày ông cùng đồng đội băng qua 3 con đèo dài 35km đưa 1,5 tạ hàng vào chiến trường. Không nghĩ bom đạn, không quản vất vả, ăn giữa rừng, ngủ trên những tấm nilon trải đất, ông và đồng đội thi đua từng giờ để đảm bảo tiếp tế cho bộ đội. Mặc dù không trực tiếp chiến đấu, nhưng mỗi khi nghe tin tức từ mặt trận báo về, ông và đồng đội luôn ngóng đợi ngày chiến thắng và “tin tưởng chắc chắn là mình sẽ thắng”.

Ông Vũ Công Hồng bồi hồi nhớ lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Ông Vũ Công Hồng bồi hồi nhớ lại những ngày tháng hào hùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

“Chiều 7/5/1954, một thanh niên đi ngựa, tay cầm lá cờ nho nhỏ từ trong Điện Biên đi ra dọc đường về Lai Châu. Ông ấy nói nhiều nên khản tiếng rồi, nhưng chúng tôi vẫn nghe rõ câu “Thắng lợi rồi, chiến thắng rồi”. Dân công nghe thế là hiểu rồi, đoàn người cứ thế cùng hô vang”, ông Hồng kể.

Hơn 3 tháng phục vụ mặt trận, những thanh niên làm nhiệm vụ vận tải như ông Hồng mới chính thức bước vào “lòng chảo” Điện Biên – nơi chiến trường vẫn đang ngổn ngang. Ông kể, nếu như cảm xúc khi nghe tin chiến thắng là vỡ oà trong vui sướng, thì những khoảnh khắc tiếp theo lại khiến ông rộn ràng, náo nức.

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, dù những dấu vết thời gian đã in hằn lên làn da, mái tóc, dù đều đã ở cái tuổi nhớ nhớ, quên quên nhưng những kỉ niệm về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mãi luôn là những ký ức đẹp trong cuộc đời những người dân công hỏa tuyến năm xưa. Những ký ức ấy là minh chứng về một thời hào hùng, để nhắc nhở lòng biết ơn và bài học cách mạng cho thế hệ trẻ.

Ông Hồng nhớ lắm đêm đầu tiên giải phóng, “có chiếu bộ phim Liên hoan thanh niên sinh viên ở Budapest (Hungary) lần thứ 3. Vũ khí đã tịch thu, nhưng lính địch còn ở lại, đêm hôm ấy xem phim chung với nhau. Cùng nhau xem 1 bộ phim đặc biệt như thế nên chúng tôi vui lắm, thích lắm”.

Sau chiến thắng, ông Vũ Công Hồng ở lại Điện Biên Phủ phục vụ các hoạt động của bộ đội ta đến tận ngày 29/5/1954, rồi mới trở về vùng Mỏ công tác qua một số cơ quan của ngành than và thống kê.

70 năm qua, kỷ vật mà ông luôn gìn giữ cẩn thận nhất là tờ chứng nhận “Chiến sĩ dân công vẻ vang mặt trận Điện Biên Phủ” do Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trao tặng. Đây là chứng nhận cho những ngày không thể nào quên của ông.

Nhớ mãi lời dạy của Bác Hồ

“Tôi nhớ lúc ấy chỉ có 15 tuổi, được nghe Bác Hồ dạy là tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình nên tham gia kháng chiến. Thời gian được góp sức mình cùng Nhân dân cả nước giành lấy độc lập tự do là kỷ niệm đáng nhớ nhất của cả đời tôi”. Những lời tâm sự với biết bao niềm tự hào ấy là của ông Lường Văn Sinh, trú tại bản Cọ, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La).

Ông Sinh tâm sự, khi đó ông là thanh niên trẻ nhất trong số 24 thanh niên của xã Tông Cọ tham gia vận chuyển lương thực cho bộ đội. Tinh thần của những người trẻ như ông năm đó không có gì đo đếm được.

Ông Lường Văn Sinh ở bản Cọ là thanh niên trẻ nhất trong số 24 thanh niên của xã Tông Cọ tham gia chuyển lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Ông Lường Văn Sinh ở bản Cọ là thanh niên trẻ nhất trong số 24 thanh niên của xã Tông Cọ tham gia vận chuyển lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Với ông Sinh, mọi khó khăn đều biến thành quyết tâm, là sức mạnh để huớng tới mục tiêu cao nhất là giành độc lập dân tộc. “Tôi nhỏ nhất, nhưng tôi quyết tâm phải đi, phải làm, giống như bao nhiêu người Việt Nam khác xông lên để giải phóng đất nước”, ông Sinh nói.

Để có được chiến thắng chấn động địa cầu vào ngày 7/5/1954, riêng huyện Thuận Châu (Sơn La) đã có hàng nghìn lượt thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; hầu hết bản nào, xã nào cũng có người tham gia. Họ tham gia bằng lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, trách nhiệm với Tổ quốc.

Ông Lường Văn Hương, trú tại bản Lạnh, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu nay cũng đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng những câu chuyện về một thời tham gia làm dân công hỏa tuyến cho chiến dịch Điện Biên Phủ gian khổ 70 năm trước, vẫn được ông kể lại một cách rành mạch.

Năm đó, ông Hương cũng mới 20 tuổi, cái tuổi sung sức nhất của tuổi trẻ, ông đã cùng hơn 20 thanh niên trong xã xung phong lên đường, tham gia thực hiện nhiệm vụ sửa đường cho bộ đội tại đèo Pha Đin và làm nhiệm vụ gánh gạo chuyển lương thực lên Mường Ẳng.

Ông Lường Văn Hương không thể nào quên những ký ức khi tham gia thực hiện nhiệm vụ sửa đường cho bộ đội tại đèo Pha Đin.
Ông Lường Văn Hương không thể nào quên những ký ức khi tham gia thực hiện nhiệm vụ sửa đường cho bộ đội tại đèo Pha Đin

“Lúc chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu, huyện – xã triệu tập đi làm dân công hỏa tuyến. Hồi đấy có lúc được đi đêm, lúc đi ban ngày. Có chỗ nào máy bay bắn phá cũng đi san lấp hố bom, lấy cây lấy cối lấy cọc cắm, san đất vào. Nhưng máy bay càng bắn thì càng phải đi tiếp”, ông Hương kể.

Khó khăn nhất với ông Hương và đồng đội khi đó là những đoạn đường bị bom đánh phá, phải sửa chữa bằng các dụng cụ thô sơ vô cùng vất vả. Hơn nữa nhiệm vụ đều phải thực hiện vào ban đêm để tránh địch phát hiện, song ông Hương cùng đồng đội vẫn luôn quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, dù những dấu vết thời gian đã in hằn lên làn da, mái tóc, dù đều đã ở cái tuổi nhớ nhớ, quên quên…, nhưng những kỉ niệm về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 mãi luôn là những ký ức đẹp trong cuộc đời những người dân công hỏa tuyến năm xưa. 

Những ký ức ấy là minh chứng về một thời hào hùng, để nhắc nhở lòng biết ơn và bài học cách mạng cho lớp lớp thế hệ trẻ hôm nay.

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội





Nguồn: https://baodantoc.vn/ky-uc-hao-hung-ve-nhung-ngay-khong-quen-1714970337216.htm

Cùng chủ đề

Ký ức tháng 10 lịch sử

Cách đây 70 năm, ngày 10-10-1954 đã đánh dấu một mốc son lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt và vẻ vang của quân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. hanoimoi.vn Nguồn:https://hanoimoi.vn/ky-uc-thang-10-lich-su-680924.html

Ký ức một thời hoa lửa

“Từ khắp bốn phương trời lửa đạn/ Đàn con về sau những năm xa/ Cởi súng gạt mồ hôi trên trán/ Ta lại xây Hà Nội của ta”, ông Nguyễn Như Thiện ngân nga bài thơ “Ngày về” của nhà văn, người đồng đội Nguyễn Đình Thi, vẽ ra trước mắt chúng tôi những ký ức khó quên của người lính về một thời hoa lửa. “Ta đã về đây, Hà Nội ơi!” Từ thành phố...

Ký ức về Tổng Bí thư những năm tháng cuối đời

Trong những ngày qua, khi trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngừng đập đã khiến cho người dân Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế hụt hẫng, tiếc thương. Với các cán bộ y, bác sỹ bệnh viện Quân đội Trung ương 108 - những người chăm sóc Tổng Bí thư trong những ngày cuối đời thì hình ảnh về vị lãnh đạo tài đức, gần gũi, thân tình sẽ mãi trong trong tim. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/ky-uc-ve-tong-bi-thu-nhung-nam-thang-cuoi-doi-128468.htm

Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ lời kể nghẹn ngào của cô giáo tiểu học

Ở tuổi 92, cô giáo Đặng Thị Phúc vẫn khắc ghi trong tâm trí hình ảnh gần gũi, chân tình của cậu học trò “áo vải” Nguyễn Phú Trọng. Khuôn mặt trĩu nặng, cô giáo Đặng Thị Phúc (92 tuổi) dùng khăn tay lau hai hàng lệ từ đôi mắt đã đỏ hoe, kể từ khi biết tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người từng là học trò của cô ở lớp 4, trường...

Tọa đàm ‘Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan’

Buổi Tọa đàm diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình, góp phần tăng cường sự hiểu biết cũng như tình cảm của những người bạn Ba Lan với Việt Nam.   Đại biểu tham dự Tọa đàm “Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan”. Hòa chung không khí của cả nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và ký kết Hiệp định Geneva (1954-2024),...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Gia Lai: Đại biểu trẻ đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, Lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương, tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để...

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Mới nhất