Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên PhủKỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024):...

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024): Viết về chiến tranh – hướng tới hòa bình

Gần 50 năm sau ngày đất nước thống nhất, chiến tranh vẫn là một đề tài quan trọng trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Ký ức chiến tranh đã trở thành di sản trong kho tàng văn hóa dân tộc, nhắc nhớ những bài học giá trị trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ lưu giữ và phát huy những di sản này như thế nào để phục vụ cho công tác sáng tạo văn học nghệ thuật, gửi thông điệp của nhiều thế hệ đi trước cho hôm nay và mai sau.

dien-bien-phu-4.jpg
Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tháng 4-2024.

Lịch sử dân tộc ta được hình thành với những cuộc chiến tranh vệ quốc. Bởi quá khứ đau thương, bi hùng, nhiều lần phải đối mặt với những kẻ thù lớn mà chúng ta tạo ra được những giá trị quan trọng với những bài học đắt giá làm hành trang để kiến thiết đất nước. Cũng bởi trải qua chiến tranh mà dân tộc ta trưởng thành. Từ đó, nền văn học nghệ thuật Việt Nam, như một lẽ đương nhiên, gắn bó với chiến tranh. Chiến tranh luôn là một “siêu đề tài” để người sáng tạo gửi gắm vào đó những bài học cuộc đời, triết lý nhân sinh. Ký ức chiến tranh không chỉ liên quan đến đội ngũ những người làm nghệ thuật đã cầm súng ra trận – lớp người ngày càng thưa vắng dần khi chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, mà ký ức chiến tranh luôn có trong các thế hệ trẻ, dù cho họ sinh ra trong thời bình. Bầu khí quyển văn học nghệ thuật mà họ sáng tạo và hưởng thụ vẫn luôn còn đâu đó bóng dáng của những cuộc chiến tranh vệ quốc.

Tuy nhiên, có một thực tế cần phải thừa nhận rằng, nếu chúng ta không làm tốt công tác bảo quản, lưu giữ tư liệu thì đến một lúc nào đó, sáng tạo văn học nghệ thuật về chiến tranh chỉ là “đặc quyền” của một bộ phận người đi qua chiến tranh. Người trẻ sẽ ít có cơ hội để hiểu về những gì cha ông mình đã trải qua.

Khi chúng tôi mang thắc mắc này hỏi nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo, ông cho biết: “Điều này vừa đáng lo vừa không đáng lo vì ngay cả những nước “phía bên kia cuộc chiến” cũng “giữ giùm” chúng ta nhiều tư liệu quý. Ví dụ: Trung tâm Lưu trữ Việt Nam tại Đại học Texas Tech (TTU) ở thành phố Lubbock, tiểu bang Texas (Mỹ) hiện là kho tư liệu, bộ sưu tập hiện vật và dữ liệu truyền thông đa phương tiện về chiến tranh Việt Nam vào loại lớn nhất thế giới.

Hiện nay, họ đã số hóa được hơn 10 triệu trang tài liệu, bao gồm tư liệu của cá nhân, quân đội và chính quyền, hình ảnh, các đoạn phim và băng ghi âm, bản đồ và nhiều loại tài liệu khác. Đây là nơi mà nhiều học giả khắp thế giới có thể truy cập. Khi đến Pháp để làm phim tài liệu “Đi tìm dấu tích Ba Vua”, chúng tôi tới một thư viện ở miền Nam nước Pháp, ở đó họ cung cấp cho mình nhiều tư liệu quý về vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Từng lời khai, từng giấy tờ trao đổi… hàng trăm năm rồi mà nét mực vẫn còn tươi nguyên. Như vậy để thấy, thế giới họ cũng đã giúp chúng ta rất nhiều trong giữ gìn di sản chiến tranh”.

Ở trong nước, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác lưu trữ di sản ký ức chiến tranh. Các bảo tàng đang số hóa nguồn tư liệu, hiện vật giúp cho người tìm kiếm dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận, việc lưu trữ di sản ký ức chiến tranh của chúng ta chưa có một hệ thống bài bản, vẫn còn vụn vặt, chắp vá. Chúng ta còn thiếu một sự đầu tư nghiêm túc, mang tính hệ thống cho nguồn tư liệu quý này.

Điều đáng nói là phần “ký ức sống” trong những người một thời ra chiến trường vừa cầm súng vừa sáng tạo văn học nghệ thuật. Thế hệ này đã “rơi rụng” nhiều rồi, người còn lại hầu hết đều tuổi cao sức yếu. Một số nhà văn lưu giữ ký ức bằng việc viết hồi ký. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có sự chủ động lưu lại những ký ức một thời, do đó, rất cần đến sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan chuyên môn để ký ức của họ còn sống mãi, giúp ích cho các thế hệ sau trong sáng tạo văn học nghệ thuật.

Cũng theo nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo, đến năm 2025 là tròn 50 năm ngày thống nhất đất nước, cần có một cuộc tổng kết quy mô về các giai đoạn lịch sử của dân tộc, giai đoạn 1930 – 1945, giai đoạn 1945 – 1975. Một cuộc nhìn lại hệ thống để nghiêm túc nhận ra những bài học và cả những sai lầm. Thời gian đủ độ lùi cho những đánh giá khách quan để những bài học chiến tranh luôn còn có ích trong quá trình xây dựng, bảo vệ và kiến thiết đất nước.

“Hồi ký phóng viên chiến trường“ của nhà báo Trần Mai Hưởng.
“Hồi ký phóng viên chiến trường“ của nhà báo Trần Mai Hưởng.
Tác phẩm “Dĩ vãng phía trước” của nhà văn Ngô Thảo.
Tác phẩm “Dĩ vãng phía trước” của nhà văn Ngô Thảo.

Vậy còn những người làm công tác sáng tạo văn học nghệ thuật trẻ tuổi hôm nay, họ phải ứng xử thế nào cho phù hợp với các giá trị di sản chiến tranh? Thiết nghĩ, không cần thiết phải xem việc sáng tạo tác phẩm về đề tài chiến tranh là một “nhiệm vụ” cho thế hệ trẻ. Tại hội thảo “Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” do Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức mới đây, ý kiến của PGS.TS Phạm Thành Hưng rất đáng được chú ý: “Văn học về chiến tranh cách mạng là loại hình văn học chiến hào, do vậy, không phải là dễ viết trong bối cảnh hiện tại. Trên tinh thần ấy, theo tôi, lực lượng vũ trang – chiến tranh cách mạng là đề tài “đất nước phải đặt hàng”, và những cuốn sách về đề tài này sẽ là những cuốn sách riêng ưu tiên hàng đầu cho những người đang cầm súng hôm nay”. Đồng tình với ý kiến này, nhưng tôi có thêm một suy nghĩ. Rằng, không chỉ trong văn học mà trong mọi lĩnh vực nghệ thuật khác, người viết trẻ thường viết về thời đại mình như một lẽ đương nhiên, nhưng có một điều không thể phủ nhận là, di sản ký ức chiến tranh không thể không có trong quá trình họ sống và “cảm nhận thời đại”. Bởi đơn giản, đó là hiện thực đất nước, là lịch sử dân tộc, là câu chuyện văn hóa giúp cho mỗi người trẻ lớn lên, trưởng thành. Họ làm sao có thể sống và sáng tạo ở ngoài những ký ức đó, dù là gián tiếp.

Cũng không nên đặt vấn đề già – trẻ trong sáng tạo nghệ thuật. Vấn đề là mỗi người sẽ sử dụng di sản chiến tranh như thế nào. Ở đây rất cần có bàn tay của các tổ chức, hội nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho những người làm công tác sáng tạo văn học nghệ thuật có niềm hứng thú về lịch sử của đất nước xưa và nay, để họ tạo ra tác phẩm. Nhìn sang những nước láng giềng, họ có những tác phẩm lớn, giá trị, đầy sức hấp dẫn và luôn luôn mới mẻ về đề tài chiến tranh, lịch sử. Còn ở ta, đánh giá một cách nghiêm túc, lịch sử chưa trở thành một dòng chảy mãnh liệt cho sáng tạo văn học nghệ thuật hôm nay. Chúng ta có nhiều nhà văn viết về chiến tranh nhưng chưa trở thành người viết về lịch sử là bởi họ vẫn viết về thời của họ, vẫn chủ yếu loanh quanh những chuyện cá nhân chứ chưa nhìn thời đại mình bằng con mắt soi chiếu của lịch sử.

Có thể có ai đó sẽ đặt câu hỏi, tại sao phải quan tâm sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật về chiến tranh, bởi chiến tranh là “bóng ma” đáng sợ với nhân loại. Xin thưa rằng, tất cả các tác phẩm văn học nghệ thuật lớn về chiến tranh từ xưa đến nay, cuối cùng cũng là để chỉ cho con người nhìn ra giá trị của hòa bình. Đây là một trong những thông điệp nhân văn nhất mà di sản ký ức chiến tranh để lại. Nói điều này để thấy rằng, trong cuộc sống hòa bình hôm nay, mỗi người được sống nhiều hơn cho cá nhân mình, nhưng mong sao mỗi người trong chúng ta, đặc biệt là người sáng tạo vẫn luôn quan tâm đến số phận đất nước, số phận dân tộc, để xứng đáng với sự hy sinh của những lớp người đi trước. Bởi tâm nguyện của những thế hệ đi qua chiến tranh bao giờ cũng vậy, là mong sao cho con cháu mình không phải tiếp tục sống bằng những ký ức chiến tranh mới.

Bình Nguyên Trang

Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

Những điều chưa biết về mẫu xe VinFast VF 8 mui trần tại Lễ diễu binh Chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên...

Hơn 100 kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề của VinFast đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An làm việc suốt 288 giờ liên tục, từ khi nhận được yêu cầu đến khi hoàn thiện những chiếc xe VF 8 mui trần đặc biệt để phục vụ những ngày Lễ Kỷ niệm trọng đại của đất nước. Từ chiếc VF 8 tiêu chuẩn, các kỹ sư VinFast đã nghiên cứu, áp...

Nhóm Gen Z làm video xúc động về Điện Biên Phủ, chụp ảnh cho cựu chiến binh

(Dân trí) - Với nhiều hoạt động ý nghĩa trong 20 ngày ở Điện Biên, Cao Văn Thắng và ê-kíp đã truyền tải tinh thần yêu nước, trân trọng lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ. Video "70 năm, máu và hoa" tái hiện trận chiến Điện Biên Phủ (Biên dựng: Thu Thảo).   Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, cả nước đồng lòng hướng về Điện Biên để chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện...

Khơi dậy tinh thần yêu nước qua trình chiếu tranh 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”

VOV.VN - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc trình chiếu bức tranh 3D "Chiến dịch Điện Biên Phủ" không chỉ là một trải nghiệm, mà sẽ góp phần quảng bá, nuôi dưỡng sự trân trọng sâu sắc hơn đối với lịch sử, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước.   Tối 3/5, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông phối...

Cựu binh Pierre Flamen kể chuyện 4 lần bị bắt trong ‘Điện Biên Phủ – Nhìn từ nước Pháp’

TPO - Phim tài liệu VTV Đặc biệt "Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp" là góc nhìn mới về chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Trong số nhân chứng lịch sử có cựu binh người Pháp Pierre Flamen từng bốn lần bị bắt tại chiến trường Điện Biên Phủ. Với thời...

Cùng chuyên mục

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyện cảm động từ gia đình bé gái được chiến sĩ cảnh sát tặng còi ở Điện Biên

Bố bé gái cảm động cho biết, từ khi nhận được chiếc còi từ Thượng tá Phạm Đại Đồng, lúc nào 2 chị em Huyền My cũng mang ra chơi. Món quà như tấm "huy chương" dành cho con của anh. Trong muôn vàn khoảnh khắc ấn tượng bên lề Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một hình ảnh cảm động đã lan tỏa và nhận được sự khen ngợi từ cộng đồng mạng. Đó là...

Xếp hàng cả ngày nghỉ để nhận Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân đã gây 'sốc' khi xuất bản ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tạo ra 'cơn sốt' sưu tập đối với giới trẻ ở Hà Nội. Đây là sự lạ trong thời kỳ báo in sụt giảm, lại càng đặc biệt khi tờ báo tạo ra điều đó là Nhân Dân. Trước nhu cầu tăng cao đối với số báo đặc biệt ngày 7/5 kèm phụ san là bức tranh panorama...

Điện Biên cán mốc đón 1 triệu lượt du khách

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, từ ngày 1/1 đến ngày 7/5, tỉnh Điện Biên đón trên 1 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 4,8 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt gần 1.900 tỷ đồng. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/dien-bien-can-moc-don-1-trieu-luot-du-khach-120213.htm

Nhóm Gen Z làm video xúc động về Điện Biên Phủ, chụp ảnh cho cựu chiến binh

(Dân trí) - Với nhiều hoạt động ý nghĩa trong 20 ngày ở Điện Biên, Cao Văn Thắng và ê-kíp đã truyền tải tinh thần yêu nước, trân trọng lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ. Video "70 năm, máu và hoa" tái hiện trận chiến Điện Biên Phủ (Biên dựng: Thu Thảo).   Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, cả nước đồng lòng hướng về Điện Biên để chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện...

Mới nhất

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức...

Mới nhất