Trang chủDestinationsQuảng NinhKỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam

Kỷ niệm 50 năm thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam


Chiều 19/5, tại TP Hạ Long, đã diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 – 21/5/2023). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Vũ Văn Diện, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.   

Tỉnh Quảng Ninh có gần 423.000ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, chiếm hơn 68% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó, hơn 370.000ha đất có rừng. Toàn bộ diện tích rừng này trong 50 năm qua đã và đang được lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh nỗ lực chung sức quản lý, bảo vệ và phát triển.

Lực lượng Kiểm lâm Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 101/1973/NĐ-CP ngày 21/5/1973 của Chính phủ để thực hiện “Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng” do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 6/9/1972 và được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ký Lệnh số 147/LCT công bố ngày 11/9/1972.

Ngày 28/6/1976,Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành Quyết định số 795/QĐ- TCLN thành lập lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh theo Nghị định 101 của Chính phủ và theo đề nghị của UBND tỉnh. Tròn 40 năm sau đó, năm 2016, trước yêu cầu thực tế Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh đã được sáp nhập vào Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng lẵng hoa chúc mừng lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh nhân dịp kỷ niệm gần 50 năm thành lâp và phát triển.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng lẵng hoa chúc mừng lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập và phát triển.

Phát biểu khai mạc tại lễ kỷ niệm, đồng chí Mạc Văn Xuyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh (Sở NN&PTNT) khẳng định: Tỉnh Quảng Ninh đóng cửa rừng năm 1997, cùng với đó, toàn tỉnh triển khai mạnh mẽ các chương trình trồng rừng, các hoạt động khoanh nuôi, tái sinh rừng. Trong lộ trình này, lực lượng Kiểm lâm đã chung tay kịp thời phục hồi rừng tự nhiên, phát triển rừng sản xuất, giữ lại cho Quảng Ninh những khu rừng giàu có.

Việc giao đất, giao rừng, khiến cho rừng có chủ; việc theo dõi diện tích đất rừng đã được giao là một trong những hoạt động để Quảng Ninh bảo vệ rừng, đảm bảo thành quả trồng rừng, giữ rừng, phát triển rừng, sản sinh thêm giá trị cho rừng. Không ít chủ rừng đã được các đơn vị Kiểm lâm hỗ trợ về khuyến lâm, hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Từ khi cải cách đổi mới tổ chức bộ máy hoạt động, lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Công tác kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm trên địa bàn toàn tỉnh được tổ chức thực hiện tốt. Các đơn vị kiểm lâm được bố trí theo hệ thống ngành dọc từ tỉnh đến cấp huyện làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, PCCC rừng, trong đó đặc biệt đã phân công 60% biên chế kiểm lâm viên xuống quản lý địa bàn cấp xã. Hàng năm, lực lượng Kiểm lâm tổ chức triển khai và phổ biến công tác PCCC rừng cho 963 tổ, đội PCCC rừng với 9.683 người tham gia.

Đồng chí Vi Ngọc Bích, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, PCT Thường trực HĐND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân Kiểm lâm Quảng Ninh có thành tích xuất sắc.
Đồng chí Vi Ngọc Bích, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, khen thưởng các tập thể, cá nhân ngành Kiểm lâm Quảng Ninh có thành tích xuất sắc.

Kiểm lâm Quảng Ninh đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, thanh tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những tổ chức, cá nhân xâm hại, phá hoại rừng. Tính riêng trong 10 năm gần đây, lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh đã bắt và xử lý gần 3.000 vụ vi phạm; tổng giá trị thu hồi và nộp ngân sách hơn 20 tỷ đồng, trong đó xử lý hình sự  45 vụ, mức án cao nhất là 36 tháng tù giam.

Trong giai đoạn hiện nay, Chỉ thị 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng. Lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu cho tỉnh những quyết sách về lâm nghiệp mang tính chiến lược, trong đó, nổi bật là Nghị quyết số 19 ngày 21/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là một trong số ít nghị quyết chuyên đề lâm nghiệp đầu tiên trong toàn quốc. Từ Nghị quyết 19, Quảng Ninh đã hoạch định kế hoạch phát triển lâm nghiệp toàn diện.

Những nỗ lực của Kiểm lâm Quảng Ninh đã góp phần cho diện tích rừng toàn tỉnh không ngừng được làm giàu, bảo toàn, mở rộng, nâng cao trữ lượng, chất lượng rừng. Hiện nay Quảng Ninh có những cánh rừng giàu có, quý giá, với hệ sinh thái động, thực vật phong phú, cây đa tầng tán, đa mục đích, là tiền đề để Quảng Ninh hướng tới nền kinh tế rừng. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn đạt ổn định 55%, vượt xa so với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc (trên 42%), đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố toàn quốc.

Đồng chí Vũ Văn Diện, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, PCT UBND tỉnh khen thưởng các tập thế, cá nhân lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh có thành tích xuất sắc.
Đồng chí Vũ Văn Diện, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khen thưởng các tập thể, cá nhân lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh có thành tích xuất sắc.

Phát biểu chúc mừng tại lễ kỷ niệm, đồng chí Vũ Văn Diện, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định suốt chặng đường 50 năm qua, lực lượng Kiểm lâm đã thể hiện tốt vai trò xung kích trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Rừng Quảng Ninh với diện tích lớn, nhiều loại rừng với những đặc thù riêng, mang lại giá trị trong phát triển kinh tế xã hội. Việc lực lượng Kiểm lâm phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ và phát triển rừng đồng nghĩa với đóng góp vào sự phát triển chung của toàn tỉnh. Trong chiến lược phát triển, Quảng Ninh hướng tới là địa phương phát triển bền vững, thì nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng càng trở nên quan trọng.

Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, để tiếp tục đạt kết quả cao trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh cần phải không ngừng rèn luyện, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, kỹ năng và tình yêu nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Lực lượng Kiểm lâm cũng cần thực hiện tốt các nghị quyết về lâm nghiệp của tỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ rừng, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật về rừng, ứng dụng khoa học công nghệ cũng như kế thừa kinh nghiệm của thế hệ trước trong triển khai nhiệm vụ, đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng…

Nhân dịp này nhiều tập thể, cá nhân lực lượng Kiểm lâm Quảng Ninh có thành tích xuất sắc đã được nhận khen thưởng của Trung ương, tỉnh và Sở NN&PTNT.





Nguồn

Cùng chủ đề

Sơn La phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Với hơn 2.150 ha chè, trên 10.400 ha cây ăn quả và hơn 3.000 ha rau màu, cùng hệ thống 80 ha nhà kính, nhà lưới và hơn 500 ha ứng dụng tưới tiết kiệm, Mộc Châu đang hiện thực hóa tiềm năng kinh tế dồi dào. Đặc biệt, hơn 350 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên mức trung bình trên...

Hoà Bình hướng tới nền nông nghiệp sạch chất lượng cao

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung vào ba trụ cột chính: tái cấu trúc ngành nông nghiệp, khuyến khích phát triển sản phẩm chủ lực và phát triển nông nghiệp sạch và bền vững. Trong đó, Hòa Bình đã hoàn thiện quy hoạch, định hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuẩn hóa từ giống đến...

Phái đoàn nông nghiệp lớn nhất Mỹ tới Hà Nội thưởng thức “mỹ vị”

Chiều ngày 12/9, phái đoàn các doanh nghiệp nông nghiệp Mỹ, dẫn đầu là Thứ trưởng phụ trách đối ngoại và thương mại nông sản của Bộ Nông nghiệp Mỹ Alexis M.Taylor, đã tham dự sự kiện “Tiệc nướng mỹ vị” do Đại sứ quán Mỹ tổ chức tại Khách sạn Melia, Hà Nội. Đây là một phần trong chuyến công tác kéo dài 5 ngày của phái đoàn tại Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội....

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập cho nông dân

Quy mô hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế Theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, tổng dư nợ tín dụng tam nông cuối năm 2023 là 3,3 trệu tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng dư nợ cho nền kinh tế. Riêng cho vay nông lâm thủy sản cuối tháng 6 năm 2024 đạt 986.000 tỷ đồng. Quy...

Nên miễn, giảm thuế để khuyến khích huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8.  Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội đã tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung: Mức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Khám phá thác Khe San

Tiên Yên là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sông ngòi. Ở vùng đất này, bên cạnh thác Pạc Sủi nổi tiếng, còn có một điểm đến lý tưởng khác là thác Khe San. Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, thác Khe San sẽ đem đến những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Từ trung tâm huyện Tiên Yên đến thác Khe San khoảng 9km,...

Mãn nhãn cánh đồng hoa tulip đẹp như cổ tích ở ngôi làng cổ 400 tuổi

Tulip có thể nở rộ ở khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ khi ở Hà Lan, loài hoa này mới bừng nét màu riêng, phô trương vẻ đẹp yêu kiều và trang nhã nhất. Làng Beemster (Hà Lan) nằm cách thủ đô Amsterdam 30km về phía Bắc. Đây là một trong những địa phương trồng nhiều hoa tulip ở xứ sở cối xay gió. Ngôi làng cổ 400 năm tuổi được UNESCO công nhận là nơi lấn biển đầu...

Những ngôi nhà ‘tàng hình’ đẹp như cảnh ghép giữa cao nguyên đá Hà Giang

Dọc quốc lộ 4C, đoạn nối từ huyện Mèo Vạc sang huyện Đồng Văn, một số ngôi nhà của người bản địa được tô điểm bằng những bức tranh tường độc đáo, tạo cảm giác như tàng hình giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh. Mới đây, hình ảnh về những căn nhà như tàng hình giữa thiên nhiên ở Hà Giang được chia sẻ trên một số diễn đàn mạng về du lịch lập tức gây...

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Nhiều loại gạo Việt Nam có giá bán cao hơn Thái Lan, Ấn Độ

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện giá nhiều loại gạo của Việt Nam vẫn duy trì mức cao hơn Thái Lan, Ấn Độ. Hiện nay, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 498 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn; gạo Jasmine 578 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam tăng cao ổn định thời gian qua một phần là do nhu cầu tiêu thụ trên thế...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

“Giáng sinh yêu thương” mang an lành đến cho bệnh nhi

NDO - Những chiếc bờm màu đỏ xinh xắn, những bộ mũ khăn choàng ấm cổ, những quả bóng được tạo hình đa dạng... dù chỉ nhỏ về giá trị, nhưng là những món quà có giá trị khích lệ tinh thần các em nhỏ đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Như mọi năm,...

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật và 1 Pháp lệnh

(ĐCSVN) - Chiều 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và 1 Pháp lệnh. 9 luật vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm: Luật...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều...

Mới nhất