Trang chủSự kiệnKỷ nguyên vươn mình: Lời hiệu triệu hiện thực hóa khát vọng...

Kỷ nguyên vươn mình: Lời hiệu triệu hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước

GD&TĐ – Đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã đi qua những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử để có hòa bình, hạnh phúc.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, chiều 25/11 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Báo Nhân dân
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, chiều 25/11 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: Báo Nhân dân

LTS: Đoàn kết, đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã đi qua những thời khắc khó khăn nhất của lịch sử để có hòa bình, hạnh phúc. Thế kỷ 21 thế giới chứng kiến nhiều biến động về địa chính trị, nhưng cũng ghi nhận những đột phá, bứt tốc về kinh tế, khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là cơ hội để các dân tộc, quốc gia vươn mình lớn mạnh. Đất nước Việt Nam ta cũng vậy.

Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là thông điệp xuyên suốt của người đứng đầu Đảng – Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng tại những sự kiện đặc biệt của đất nước trong thời gian qua. Thông điệp của Tổng Bí thư là lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam “to đẹp hơn, hùng cường hơn”.

Báo Giáo dục và Thời đại ra mắt chuyên mục “Kỷ nguyên vươn mình” lan tỏa tinh thần hiệu triệu của Tổng Bí thư đến toàn Đảng, toàn dân và cán bộ, giáo viên, người lao động trong ngành Giáo dục. Chuyên mục bao gồm các bài viết, trao đổi, phỏng vấn… với các góc nhìn khác nhau về giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế – xã hội… và sự vào cuộc, đồng lòng của cả hệ thống chính trị với quyết tâm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vươn đến mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại.

Kỷ nguyên giàu mạnh

Kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội – văn hóa – chính trị – tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường.

Có thể kể đến như Kỷ nguyên Công nghiệp, Kỷ nguyên thông tin, Kỷ nguyên Kỹ thuật số, Kỷ nguyên vũ trụ. Còn trước đây là Kỷ nguyên Đồ đá, Kỷ nguyên Cổ đại, Kỷ nguyên Trung cổ…

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại.

Kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là thời kỳ phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.

Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư nhấn mạnh ba cơ sở:

Theo đó, từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại, đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm.

Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Việt Nam trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài; có quan hệ ngoại giao với 193 nước là thành viên Liên hợp quốc; xây dựng các mối quan hệ đối tác…

Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước.

Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới, đồng thời cũng có nhiều thách thức to lớn đối với Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là trí tuệ nhân tạo và công nghệ số đem đến cơ hội mà những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển có thể nắm bắt để đi trước đón đầu, phát triển vượt bậc.

ky-nguyen-vuon-minh-3.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Báo Nhân dân

Đại hội XIV của Đảng – nền móng cho một kỷ nguyên mới

Lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại, con thuyền cách mạng Việt Nam sẽ đạt được những kỳ tích.

Đó là những kỳ tích về một nước dân chủ thuộc địa nửa phong kiến có thể chiến thắng hai đế quốc thực dân hùng mạnh; kỳ tích về một nước từ bị bao vây cấm vận thực hiện thành công công cuộc đổi mới với những thành tựu vĩ đại.

Hiện nay là thời điểm ý Đảng hòa quyện với lòng dân trong khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Từ những vấn đề trên, có thể thấy, thời điểm hiện tại đang “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới.

Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước cất cánh phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá.

ky-nguyen-vuon-minh-1-5696.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm trao hoa tặng đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Xuân Phú

7 định hướng chiến lược

Thứ nhất, về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong hơn 94 năm lãnh đạo, Đảng không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền, giữ vững vai trò chèo lái cách mạng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu mới, cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, đảm bảo Đảng là người dẫn dắt vĩ đại, đưa dân tộc tiến lên.

Các giải pháp gồm: Thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, tránh bao biện hay buông lỏng; tinh gọn bộ máy, nâng cao trí tuệ và hiệu quả lãnh đạo; đổi mới việc ban hành, thực hiện nghị quyết; củng cố tổ chức cơ sở đảng và đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của Đảng.

Thứ hai, về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tổng Bí thư nhìn nhận, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đạt nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là “điểm nghẽn” về thể chế. Pháp luật cần liên tục hoàn thiện để thể chế hóa đường lối Đảng, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người và quyền công dân.

Thứ ba, về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổng Bí thư khẳng định là yêu cầu cấp thiết. Cần tiếp tục cải tổ bộ máy Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội theo hướng hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối trung gian, tổ chức theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với nguyên tắc “địa phương quyết, làm, chịu trách nhiệm,” kết hợp tăng cường kiểm tra, giám sát, làm rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo và tự chủ của các địa phương.

Thứ tư, về chuyển đổi số. Tổng Bí thư phân tích, chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ mà là xác lập “phương thức sản xuất số,” nơi dữ liệu là tài nguyên quan trọng, con người và trí tuệ nhân tạo kết hợp hài hòa. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chưa phù hợp đang cản trở phát triển.

Để tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0, cần cải cách mạnh mẽ, toàn diện, điều chỉnh quan hệ sản xuất, thúc đẩy phát triển vượt bậc. Bộ Chính trị sẽ sớm ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia để triển khai đồng bộ.

Thứ năm, về chống lãng phí. Dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song, kết quả cũng rất tai hại cho Nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra, lãng phí hiện nay diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng, cần phòng chống quyết liệt như chống tham nhũng.

Tổng Bí thư nêu các giải pháp chiến lược để giải quyết tình trạng này trong những năm tới, gồm: Ban hành quy định nhận diện và xử lý hành vi lãng phí, xử nghiêm để “cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”. Xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.

Rà soát, bổ sung cơ chế quản lý, định mức kinh tế – kỹ thuật; hoàn thiện quy định về quản lý tài sản công và chuyển đổi số. Giải quyết dứt điểm các dự án kém hiệu quả, thất thoát lớn; đẩy mạnh cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, biến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành thói quen tự giác, tự nguyện.

Thứ sáu, về cán bộ. Tổng Bí thư khẳng định là yếu tố quyết định thành bại, đặc biệt trong giai đoạn xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Cần đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ, đặc biệt chú trọng vào kết quả thực chất và yêu cầu chuyển đổi số.

Cần xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm, đồng thời sàng lọc, loại bỏ những người thiếu phẩm chất, năng lực. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quy hoạch tham gia cấp ủy, đảm bảo lựa chọn những người có năng lực lãnh đạo, sáng tạo và trách nhiệm cao, thực hiện thành công nghị quyết của Đảng.

Thứ bảy, về kinh tế. Tổng Bí thư nhận định, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng liên tục, từ nước thu nhập thấp lên thu nhập trung bình. Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu và rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” vẫn hiện hữu.

Để đẩy lùi nguy cơ này, cần đột phá mạnh mẽ về thể chế, tháo gỡ rào cản, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Tập trung phát triển khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và phát triển mô hình xã hội chủ nghĩa, chú trọng con người xã hội chủ nghĩa.

Phát triển lực lượng sản xuất mới kết hợp nhân lực chất lượng cao và hạ tầng chiến lược, thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, và khoa học công nghệ làm động lực chính cho phát triển.

giaoducthoidai.vn

Nguồn:https://giaoducthoidai.vn/ky-nguyen-vuon-minh-loi-hieu-trieu-hien-thuc-hoa-khat-vong-xay-dung-dat-nuoc-post710596.html

Cùng chủ đề

Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải thưởng Sách Quốc gia sẽ giúp nền văn hóa sách phát triển, vươn xa để tri thức trở thành động lực đưa đất nước phát triển toàn diện trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trước thềm Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 diễn ra vào tối 29/11 tại Hà Nội, Bộ TTTT phối hợp với các đơn vị tổ chức tiệc Tri ân để bày tỏ lòng biết ơn đến các tác giả,...

Bộ trưởng Nội vụ: “Vui vẻ chấp hành sự phân công, quyết định của tổ chức”

(Dân trí) - Nói về tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần thiết sẽ làm thêm giờ; vui vẻ chấp hành sự phân công, quyết định của tổ chức, sẵn sàng tâm thế như ra trận và chiến thắng. Đề cập tới chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy tại hội nghị giao ban công tác tháng 12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu lại quan điểm...

Bộ máy cồng kềnh ảnh hưởng tiến trình vươn mình của dân tộc

Theo PGS.TS Lê Minh Thông, sắp xếp, tinh gọn bộ máy là yêu cầu cấp thiết, nếu chậm thực hiện sẽ ảnh hưởng đến tiến trình vươn mình của dân tộc. CẦN LÀM MẠNH KHI ĐÃ RÕ QUAN ĐIỂM Theo GS.TS Phùng Hữu Phú - nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương, để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì một trong những việc cần làm ngay là tinh gọn bộ máy....

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri tỉnh Hưng Yên

NDO - Chiều 2/12, tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. NDO - Chiều 2/12, tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết việc tinh gọn bộ máy phải hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn trong quý I-2025 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Khoác áo mới’ cho tranh dân gian

Nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc. Một trích đoạn của tác phẩm 'Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ'. Triển lãm tranh sơn mài 'Mạch di sản' sẽ trưng bày 60 bức tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng với những chủ đề quen thuộc. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người...

Nữ sinh người Nùng vượt khó trở thành thủ khoa đầu ra

GD&TĐ - Cuối năm lớp 12, những tưởng giấc mơ đại học đã khép lại với Hứa Thị Len, nhưng bằng quyết tâm vượt khó sau 4 năm đại học em đã trở thành thủ khoa. Hứa Thị Len (2002) - sinh viên K14 ngành Quản trị văn phòng, khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục.   Hứa Thị Len (2002) là sinh viên K14 ngành Quản trị văn phòng, khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục. Sau...

Hành trình chinh phục ước mơ trở thành cô giáo tiếng Anh của nữ sinh xứ Nghệ

GD&TĐ - Vượt qua hàng nghìn thí sinh, Chu Thị Bảo Linh xuất sắc trở thành thủ khoa đầu vào ngành sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Vinh. Chu Thị Bảo Linh thủ khoa ngành Sư phạm Anh, Trường ĐH Vinh. Ảnh NVCC.   Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Chu Thị Bảo Linh cựu học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An đạt số điểm 28.4 điểm, trở thành thủ khoa khối D15 (Ngữ Văn 9, Tiếng Anh 9,4; Địa...

Cô giáo giàu lòng nhân ái được vinh danh ‘người tốt việc tốt’

GD&TĐ - Với tấm lòng nhân ái, cô Nguyễn Thị Thanh Vân, giáo viên Trường THCS Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) được vinh danh 'người tốt việc tốt'. Cô Nguyễn Thị Thanh Vân và các em học trò Trường THCS Giáp Bát, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP Hà Nội vừa tổ chức lễ vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú", biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt...

Nữ thủ khoa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chia sẻ bí quyết đạt điểm SAT gần tuyệt đối

GD&TĐ -  Với 1590/1600 điểm SAT, Vân Hà trở thành thủ khoa đầu vào Đại học Kinh tế Quốc dân theo diện xét tuyển bằng chứng chỉ SAT/ACT. Đỗ Thị Vân Hà, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương). Ảnh LN.   Không chỉ đạt điểm SAT cao, Đỗ Thị Vân Hà, cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương) còn gây ấn tượng với mọi người khi đạt IELTS 8.5 điểm. Gia đình là nguồn động viên lớn...

Bài đọc nhiều

Nguyễn Nhật Ánh lần đầu nhận Giải thưởng Sách quốc gia, sử gia Nguyễn Đình Tư được yêu quý

Là tác giả ăn khách nhất Việt Nam hiện nay nhưng lần đầu tiên sau 7 mùa giải, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được trao Giải thưởng Sách quốc gia với tác phẩm ‘Mùa hè không tên’, hạng mục giải thưởng Sách được bạn đọc yêu thích. Sử gia Nguyễn Đình Tư (thứ hai bên phải) nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024 - Ảnh: TTXVN Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia 2024 diễn ra tối 29-11...

Cụ ông 104 tuổi đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia: ‘Động cơ căn bản nhất của tôi là yêu nước’

20 năm miệt mài viết bộ tác phẩm có giá trị lịch sử, giành giải A - Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7, theo nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư, động cơ căn bản nhất của ông là yêu nước. Nhà nghiên cứu 104 tuổi Nguyễn Đình Tư vừa nhận giải A - Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 cho bộ tác phẩm Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh:...

“Anh tài” Jun Phạm đạt giải C Giải thưởng Sách Quốc gia 2024

Truyện thiếu nhi “Xứ sở miên man” của ca sĩ Jun Phạm được trao giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024. Tối 29.11, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024 đã diễn ra tại Nhà hát Lớn ở Hà Nội. Theo công bố từ ban tổ chức, cuốn sách “Xứ sở miên man” của ca sĩ Jun Phạm đạt giải C. “Xứ sở miên man” được Jun Phạm viết trong thời...

Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII

Đài Truyền hình Việt Nam  Nguồn:https://vtv.vn/video/le-trao-giai-thuong-sach-quoc-gia-lan-thu-vii-29-11-2024-708138.htm

Tinh gọn tổ chức bộ máy: Tạo sự thay đổi về chất

Phát biểu về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại hội nghị ngày 1/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ "Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị". Quả thực, về khoa học tổ chức thì mục tiêu quan trọng nhất của việc tinh gọn là nâng cao chất...

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm công nghệ mới tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

VTV.vn - Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam giúp tăng tương tác và trải nghiệm cho người xem. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã mở cửa đón công chúng từ đầu tháng 11. Diện tích trưng bày lớn với gần 65.000 m2 tòa nhà chính, với hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia, bảo tàng đã ứng dụng những công nghệ mới...

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Sau khi mở cửa từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội) đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá. Bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý, ứng dụng nhiều phương pháp trưng bày kết hợp công nghệ hiện đại như: Công nghệ trình chiếu 3D mapping, thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư...

Bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ được trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ gồm 2 cuốn Nông trại Hoa Đậu Biếc và Soái ca Mèo Mái Ngói đã được trao giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024. Nhà báo, nhà văn Trần Gia Bảo cùng hai cuốn trong bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ vừa được trao giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia 2024 - Ảnh: NXB Kim Đồng Tối ngày 29-11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ...

Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải thưởng Sách Quốc gia sẽ giúp nền văn hóa sách phát triển, vươn xa để tri thức trở thành động lực đưa đất nước phát triển toàn diện trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trước thềm Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 diễn ra vào tối 29/11 tại Hà Nội, Bộ TTTT phối hợp với các đơn vị tổ chức tiệc Tri ân để bày tỏ lòng biết ơn đến các tác giả,...

Mới nhất

Phú Thọ tăng cường phòng, chống bệnh dại

Tại thành phố Việt Trì từ đầu năm đến nay xuất hiện ba ổ dịch ở phường Dữu Lâu, xã Kim Ðức và xã Phượng Lâu gây tâm lý hoang mang cho người dân. Ngay sau khi phát hiện các ổ dịch, thành phố đã khoanh vùng, đồng thời tiến hành tiêm vắc-xin phòng dại cho tất cả...

Việt Nam là đối tác quan trọng của Đức trong giáo dục, nghiên cứu và công nghệ

Việt Nam không chỉ là đối tác thương mại quan trọng nhất của bang Hesse trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà còn là đối tác quan trọng trong giáo dục, nghiên cứu và công nghệ. Sau chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26/11 đến ngày 1/12, Thủ...

Bí ẩn hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới

Một nghiên cứu mới cho thấy hệ thống chữ viết lâu đời nhất thế giới chịu ảnh hưởng của các ký hiệu dùng trong thương mại - các hình khắc được tìm thấy trên các ống trụ dùng...

3 tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2024

  Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7, năm 2024 vinh danh 58 tác phẩm ở 59 hạng mục giải thưởng. Năm nay, 3 tác phẩm đoạt giải A đều là sách của tác giả Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Bộ trưởng Bộ Thông...

Mới nhất

Biết ơn và trân quý!