Trang chủSự kiệnKỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho...

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57:
Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới

  1. MỞ ĐẦU

Trong vòng một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) và những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Những thành tựu trong công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) không chỉ định hình lại cấu trúc kinh tế – xã hội, mà còn tác động sâu sắc tới các mô hình quản trị công và hoạt động doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xác lập các chiến lược hiệu quả để nắm bắt vận hội phát triển.

Với vai trò là những người đang trực tiếp hoạt động và quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực công nghệ, quản trị và chính sách công, chúng tôi nhận thấy Nghị quyết số 57-NQ/TW (22/12/2024) (sau đây gọi là Nghị quyết 57) của Bộ Chính trị là một bước ngoặt quan trọng. Nghị quyết hướng tới đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đồng thời đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Theo tinh thần Nghị quyết, khoa học – công nghệ – ĐMST và CĐS được xem là “xương sống” của công cuộc hiện đại hóa, góp phần thực hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Nghị quyết 57 nhấn mạnh:

– Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là “đột phá quan trọng hàng đầu”, thúc đẩy năng suất lao động, đóng góp tối thiểu 55% GDP qua năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

– Đến năm 2045, Việt Nam hướng tới việc “trở thành một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực”, với năng lực cạnh tranh số thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Chuyển đổi số đã được nhận thức đúng bản chất, vị trí và vai trò như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định trong bài phát biểu của mình ngày 2/9/2024 là “một phương thức phát triển mới – phương thức phát triển số”. Chuyển đổi số, như vậy không phải là một dự án công nghệ ICT, cũng không phải là chỉ là áp dụng công nghệ số. Trong vai trò là một phương thức phát triển mới, tiến trình chuyển đổi số đòi hỏi một nền tảng tư duy phức hợp (complex) đi cùng với một hệ thống lý luận mang tính nền tảng để kiến tạo nên kiến trúc thượng tầng, phù hợp với quan hệ sản xuất mới và lực lượng sản xuất mới.  

Từ thực tiễn đã chỉ ra rằng để Nghị quyết 57 được triển khai hiệu quả, cần một kiến trúc tổng thể để hoạch định tổng thể tiến trình tổ chức triển khai, đi cùng với đó là một cơ chế phối hợp đồng bộ để triển khai và một ngôn ngữ chung để cộng hưởng hiệu quả. Phương thức CSCI (CSCI Way- Complex of Strategy, Communications and Investment Way) là một nền tảng tư duy phức hợp (complex thinking) có thể tạo nên sự chuẩn hóa, giúp hình thành nên một kiến trúc tổng thể cho Nghị quyết 57 trong việc tổ chức triển khai một cách có hệ thống, cho phép hình thành nên một cơ chế nền tảng (platform mechanism) tạo ra sự đồng bộ, đồng thời, cho các bên liên quan đồng hành động, đồng tư duy, và cũng cho phép hình thành nên một ngôn ngữ chung dựa trên Kiến trúc dữ liệu nền tảng (data platform archieture) thông qua dữ liệu hình thành một cơ chế ra quyết định (decision-making mechanism) thống nhất dựa trên một “ngôn ngữ chung”, tạo nên sự cộng hưởng hiệu quả của các dự án, hoạt động.

Để góp phần đưa Nghị quyết 57 đi vào thực tiễn một cách hiệu lực, hiệu quả và nhanh chóng, chúng tôi thông qua Phương thức CSCI (CSCI Way) gợi mở những cách tiếp cận, những hướng triển khai trong thực tiễn tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam. Dựa trên những đề xuất, phân tích và những đánh giá, đi cùng với những dẫn chứng và ví dụ thực tế được lồng ghép, quý độc giả sẽ có cái nhìn rõ hơn về tiến trình chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo, cũng như cách thức để từng bước hiện thực hóa tầm nhìn “Việt Nam hùng cường” vào năm 2045. Trước hết, chúng ta hãy cùng nhìn lại những điểm cốt lõi của Nghị quyết 57 – đưa khoa học-công nghệ thực sự là động lực mang tính nền tảng cho sự phát triển và tạo ra những đột phá công nghệ thông qua tiến trình chuyển đổi số trong những thập niên tới.

  1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ QUYẾT 57-NQ/TW

Nghị quyết số 57-NQ/TW được ban hành vào ngày 22/12/2024 trong bối cảnh thế giới tiếp tục dịch chuyển mạnh mẽ sang kỷ nguyên số, trong đó khoa học-công nghệ đóng vai trò nền tảng và động lực, đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột dẫn động và tiến trình chuyển đổi số đang tạo nên những bước chuyển mang tính đột phá và định hình sự phát triển của một xã hội tương lai. Trong Văn kiện Đại hội XIII, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021 – 2030 cũng đã khẳng định rõ khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là ba trụ cột quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam.

Nhận thức được giai đoạn hiện nay cho đến 2030 là giai đoạn có những bước chuyển lớn của trật tự chính trị-kinh tế toàn cầu, định hình nên trật tự toàn cầu mới, trong đó trật tự tài chính toàn cầu mới là trung tâm của công cuộc chuyển đổi mang tính thế kỷ của toàn cầu trong những thập niên đầu thế kỷ XXI này, đồng thời Việt Nam cũng đang có những cơ hội “vô tiền khoáng hậu” để nắm bắt thời cơ “vươn mình” trở thành một nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2045, Việt Nam cần phải làm chủ tiến trình chuyển đổi số dựa trên sự phát triển của khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.  

Để có thể làm chủ tiến trình chuyển đổi số, cần phải có một quyết tâm chính trị để Việt Nam đưa tiến trình chuyển đổi số thực sự trở thành một phương thức phát triển mới cho mình, tạo ra sự đột phá về cách thức phát triển, chuyển mô hình tăng trưởng/phát triển từ dựa trên chiều rộng sang chiều sâu. Phương thức phát triển mới này sẽ tạo ra những sự đột phá về giá trị để tạo nên sự đột phá năng suất, cách thức duy nhất để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và cho phép Việt Nam có được cơ hội tăng trưởng trên 10% trong những năm tới.

Thông qua những kỳ vọng mà Nghị quyết 57 đặt ra, chúng ta sẽ có cơ sở để hình thành nên một nền kinh tế số dựa trên việc chuyển đổi các quan hệ sản xuất truyền thống với những hình thái tổ chức truyền thống, sang một quan hệ sản xuất mới kết hợp/phức hợp giữa truyền thống và số (digital), mà trong đó số (digital) là một tồn tại thực tại mới, cho phép mở rộng không-thời gian, đồng thời kiến tạo nên những lực lượng sản xuất mới dựa trên sự chia sẻ (sharing) và hội tụ (convergence) cho phép tạo nên sự khớp nối (matching) hiệu quả các nguồn lực tự nhiên-xã hội, hình thành nên những tài nguyên mới.

Về bản chất, chúng ta có thể thấy rõ, cải cách hành chính, cải cách thể chế chính là những nền tảng quan trọng mà hệ thống công vụ, hệ thống chính trị cần phải thực hiện để chuyển hóa thành những điều kiện cần, cho phép nền kinh tế chuyển đổi như những điều kiện đủ, góp phần tạo nên những đột phá tăng trưởng. Tiến trình chuyển đổi số, trong vai trò một phương thức phát triển cũng là một hình thái kinh tế-chính trị. Theo đó chính trị đặt tiền đề cho sự phát triển của kinh tế, trong một mối quan hệ biện chứng chặt chẽ của hai mặt của “đồng xu phát triển”.

Cải cách hành chính, cải cách thể chế chính là những nền tảng quan trọng để chuyển hóa thành những điều kiện cần, cho phép nền kinh tế chuyển đổi như những điều kiện đủ.

Điều đó cũng có thể thấy rõ, sau khi được gọi là một phương thức phát triển mới, tiến trình chuyển đổi số đã được thúc đẩy cùng với việc định hình “kỷ nguyên vươn mình” của Việt Nam trong hai thập niên tới, cùng với đó là một công cuộc cách mạng tinh gọn “nhanh-gọn-hiệu quả” bộ máy chính trị, công vụ, cùng các tổ chức đoàn thể, từ trung ương đến địa phương. Đó chính là những nền tảng chính trị quan trọng cho những tiền đề phát triển kinh tế mới, mà phương thức sản xuất mới cần có.

Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về đổi mới sáng tạo, đồng thời kinh tế số chiếm tỉ trọng tối thiểu 30% GDP. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cần đóng góp trên 55% vào tăng trưởng kinh tế, trong khi hệ thống khoa học và công nghệ phải đạt mức tiên tiến trong nhiều lĩnh vực quan trọng (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2023). Tầm nhìn 2045 của Nghị quyết thậm chí còn tham vọng hơn, nhắm tới việc đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao, sở hữu những doanh nghiệp công nghệ số tầm cỡ toàn cầu và đóng vai trò là trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đó, Nghị quyết 57 nêu rõ nhiều trọng tâm hành động, trong đó nổi bật là yêu cầu hoàn thiện thể chế nhằm kiến tạo môi trường pháp lý thông thoáng, phù hợp với bản chất “thay đổi liên tục” của công nghệ (Thủ tướng Chính phủ, 2021). Về hạ tầng, việc đẩy mạnh đầu tư cho mạng viễn thông thế hệ mới (5G/6G), trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây được coi là điều kiện tiên quyết. Cùng với đó, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực AI, Big Data, công nghệ bán dẫn, năng lượng sạch… là nhiệm vụ lâu dài. Quan điểm “mở cửa” và tăng cường hợp tác quốc tế cũng được nhấn mạnh, thông qua kêu gọi doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn công nghệ nước ngoài tham gia sâu vào hoạt động R&D tại Việt Nam, kết hợp cơ chế đặt hàng hoặc hợp tác công – tư (PPP) để tối ưu nguồn lực (Ban Cơ yếu Chính phủ, 2022).

Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết, nhận thức của xã hội về tiến trình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế và chưa đồng đều, thiếu tư duy dài hạn. Mặt khác, thể chế hiện hành chưa theo kịp sự bùng nổ của các mô hình công nghệ mới, khiến không ít doanh nghiệp “chùn bước” khi thử nghiệm hoặc đưa sản phẩm ra thị trường. Ở chiều ngược lại, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực sẵn sàng đảm nhận vai trò “tổng công trình sư” dẫn dắt dự án chiến lược, cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế số (World Bank, 2023). Việc phát triển hạ tầng số vẫn chưa đồng bộ tại nhiều địa phương, dẫn đến khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.

Những yêu cầu cấp thiết này đòi hỏi một cách tiếp cận mang tính liên ngành, đa chiều, nơi các chủ thể từ trung ương tới địa phương, từ khu vực công tới khu vực tư nhân có thể “nói chung một ngôn ngữ”, cùng chia sẻ lợi ích và cộng hưởng hiệu trong hệ sinh thái số. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần chuyển dịch hình thái tổ chức của các chính các tổ chức, của các cộng đồng, của xã hội từ các mô hình thứ bậc (hierarchy) truyền thống sang mô hình ngang hàng (heterarchy) với nền tảng (platform) là kiến trúc chủ đạo trong một xã hội mạng lưới (network society). Mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi khu vực… trở thành những hệ thống (system) trong một hệ thống (systems in system) và gắn kết với nhau như những hệ thống của các hệ thống (system of systems), đan kết thành những mạng lưới đồng tư duy, đồng hành động, đồng hệ quả.

III. NGHỊ QUYẾT 57 PHÂN TÍCH THEO PHƯƠNG THỨC CSCI

Trong bài phát biểu ngày 9/1/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình lúc nào cũng rình rập nếu chúng ta không tìm được con đường mới, bước đi mới”. “Có hai điểm mấu chốt để thực hiện thành công những chủ trương lớn của Đảng, một là nhận thức và ý chí chính trị. Hiện Trung ương Đảng đã thống nhất, hệ thống chính trị đã được quán triệt, quyết tâm triển khai và được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của nhân dân. Thứ hai là coi khoa học, công nghệ là đột phá với Nghị quyết 57.” Điều này cho thấy rất rõ ý nghĩa và vai trò của Nghị quyết 57 đối với sự phát triển của đất nước trong vai trò là một “đột phá” để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu.

Nguy cơ tụt hậubẫy thu nhập trung bình lúc nào cũng rình rập nếu chúng ta không tìm được con đường mới, bước đi mới”

Tổng Bí thư Tô Lâm

Trong giới hạn của bài viết, Phương thức CSCI sẽ phân tích Nghị quyết 57 theo một lộ trình các bước tổ chức triển khai Nghị quyết bằng các câu hỏi và hướng dẫn trả lời từ nội dung nghị quyết. Với cách thức này, sẽ đưa đến sự hữu dụng trực tiếp và một hình dung tiếp cận Phương thức CSCI dễ dàng hơn.

Bước 1: Tuyên bố giá trị hay trọng tâm hay ý nghĩa quyết định nhất mà Nghị quyết 57 đề ra?

Theo Nghị quyết: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.”

Như vậy, có thể thấy rõ, giá trị hay trọng tâm của Nghị quyết 57 chính là “sự phát triển”. Sự phát triển này được đặt nền tảng trên ba trụ cột: i) khoa học – công nghệ; ii) đổi mới sáng tạo; và iii) tiến trình chuyển đổi số. Khoa học – công nghệ đóng vai trò là động lực cơ bản, thông qua tiến trình đổi mới sáng tạo làm cho những thành tựu khoa học – công nghệ trở thành giá trị, hữu dụng bằng cách ứng dụng hiệu quả vào tiến trình chuyển đổi số để tựu thành những giá trị phát triển.

Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương, căn cứ vào Nghị quyết 03-NQ/CP ngày 9/1/2025 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57, chúng ta sẽ lựa chọn tuyên bố giá trị cho phù hợp.

Bước 2: Đâu là những trụ cột quan trọng khi triển khai Nghị quyết 57 ta phải dựa vào?

Dựa trên Nghị quyết, theo Phương thức CSCI, chúng ta có thể đưa ra 6 trụ cột quan trọng:

Điều quan trọng nhất là phải phát triển nhanh được lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới quản trị quốc gia thông qua khoa học – công nghệ; đổi mới sáng tạo; và chuyển đổi số quốc gia.

Tư duy chủ đạo là phát triển kinh tế – xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, huy động được sức mạnh của toàn thể xã hội, là một cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Định hướng hành động là được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước.

Mục tiêu hướng tới là Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí”; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu. Phát triển nhanh và bền vững, từng bước tự chủ về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược.

Trọng tâm chính là ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ bản, tiến tới tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế.

Với chiến lược định hướng là Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Sáu trụ cột này giúp chúng ta xác lập các nhiệm vụ cần thực hiện để từ đó định ra các mục tiêu và giải pháp đi cùng để đạt được mục tiêu đó.

Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương, căn cứ vào Nghị quyết 03-NQ/CP ngày 9/1/2025 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57, chúng ta sẽ lựa chọn những nhiệm vụ và cách thức triển khai các nhiệm vụ cho phù hợp.

Bước 3: Định hướng tổ chức triển khai thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ như thế nào?

Dựa trên Nghị quyết, theo Phương thức CSCI chúng ta sẽ định hình một Hệ định hướng tổ chức triển khai bao gồm 8 nội dung, mang tính nhiệm vụ và giải pháp định hướng:

Định hướng tầm nhìn: Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới.

Định hướng phương thức: Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới;

Định hướng cơ chế: Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Định hướng động lực: Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Định hướng vị thế: Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Định hướng tiến trình: Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Định hướng phát triển: Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Định hướng hợp tác: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Dựa trên Hệ định hướng này cùng với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương, căn cứ vào Nghị quyết 03-NQ/CP ngày 9/1/2025 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57, chúng ta sẽ lựa chọn cách thức tổ chức triển khai cho phù hợp.

Bước 4: Triển khai cụ thể một dự án, một hoạt động, một mục tiêu cụ thể như thế nào để đảm bảo tính chuẩn thức, tính hệ thống, tính đồng bộ và cộng hưởng hiệu quả giữa các dự án, các hoạt động, các mục tiêu?

Có thể hình dung cụ thể qua một nhiệm vụ “ Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động của Chính phủ” theo Phụ lục II Nghị quyết 03-NQ/CP ngày 9/1/2025 mà các bộ, ngành, địa phương cùng phải thực hiện. Nếu mỗi nơi nghĩ một cách, làm một kiểu, sẽ dẫn đến việc phối hợp khó khăn, không có tính hệ thống, thiếu tính đồng bộ và cộng hưởng hiệu quả. Để góp phần hóa giải vấn đề này, Phương thức CSCI đưa ra một khung chuẩn thức bao gồm 12 nội dung, các bộ, ngành, địa phương cùng thống nhất “điền” vào 12 nội dung này và hiệu chỉnh cho tương thích với nhau:

+ Tư duy thực hiện là gì?

+ Các nguồn lực được huy động và phối hợp như thế nào?

+ Sự phối hợp giữa các bên liên quan được tổ chức ra sao?

+ Các cơ sở dữ liệu, sở cứ được sử dụng như thế nào?

+ Tiến trình, quy trình tổ chức thực hiện như thế nào?

+ Các khung khổ đánh giá, đo lường, phân tích như thế nào?

+ Đâu là trọng tâm của nhiệm vụ?

+ Các điều kiện cần và đủ để thực hiện triển khai?

+ Động lực và lợi ích cần huy động và đạt được?

+ Công tác truyền thông như thế nào?

+ Công tác lãnh đạo cần thực hiện như thế nào?

+ Các nguyên tắc cần tuân thủ?

Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành, từng địa phương, căn cứ vào Nghị quyết 03-NQ/CP ngày 9/1/2025 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57, mỗi bộ, ngành, địa phương sẽ có những giải pháp cụ thể cho phù hợp, nhưng sẽ dễ dàng thống nhất và phối hợp với nhau. 

Đây là một cách thức diễn trình Phương thức CSCI cho một trường hợp cụ thể, giúp độc giả có thể hình dung ý nghĩa, vai trò và giá trị của Phương thức này đối với việc hình thành nên một phương thức tư duy có tính hệ thống, phức hợp và toàn diện.

  1. PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VÀ GỢI Ý TRIỂN KHAI
  2. Chọn lựa chiến lược & các mũi nhọn ưu tiên (AI, Big Data, bán dẫn…)

Nghị quyết 57-NQ/TW xác định rõ việc làm chủ một số công nghệ chiến lược, nhất là AI, Big Data, công nghệ bán dẫn, năng lượng sạch… nhằm thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, Việt Nam thuộc top 3 Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển AI, đồng thời có tiềm lực xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao. Từ góc nhìn của Phương thức CSCI, việc xác định mũi nhọn công nghệ nên dựa trên một “ngôn ngữ chung” giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Cụ thể, cơ quan quản lý cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường cho doanh nghiệp thử nghiệm (sandbox). Doanh nghiệp, nhất là các công ty công nghệ và startup, cần xác định rõ lợi thế cạnh tranh và tập trung nguồn lực vào mảng có tiềm năng nhất. Về phía xã hội, nâng cao nhận thức để “chấp nhận rủi ro có kiểm soát,” sẵn sàng đồng hành cùng quá trình thử nghiệm và đổi mới. Chính sự thống nhất này sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, tránh trùng lặp hoặc dàn trải, góp phần thực hiện triệt để những “nhiệm vụ chiến lược” mà Nghị quyết 57 đã nêu.

  1. Xây dựng hạ tầng số theo logic “platform”

Hạ tầng số là một trong những điểm nhấn quan trọng mà Nghị quyết 57 nhắc đến, với yêu cầu đẩy nhanh triển khai mạng 5G trên toàn quốc, xây dựng trung tâm dữ liệu (data center) đạt chuẩn quốc tế và phát triển hạ tầng cho điện toán đám mây (World Bank, 2023). Theo CSCI Way, hạ tầng số cần được thiết kế theo mô hình “platform” đồng tâm, trong đó có một “hạt nhân gốc” – thường là cơ sở dữ liệu cốt lõi và hệ thống quản lý tập trung – làm nền tảng cho mọi ứng dụng, dịch vụ và mô-đun mở rộng. Khi một tổ chức (hay quốc gia) sở hữu “lõi” dữ liệu đồng nhất, việc liên kết đa tầng sẽ trôi chảy và bền vững hơn, đảm bảo khả năng thích ứng trước các biến động.

Chúng tôi từng quan sát một ví dụ điển hình tại Singapore, nơi chính phủ xây dựng hạ tầng số theo mô hình “GovTech Stack,” trong đó dữ liệu căn cước, dữ liệu y tế và dữ liệu giao thông được kết nối thông qua các ứng dụng cốt lõi (GovTech Singapore, 2022). Người dân và doanh nghiệp chỉ cần truy cập một cổng dịch vụ thống nhất để hoàn thành nhiều thủ tục, giao dịch. Đây chính là minh họa cho logic “platform” mà Nghị quyết 57 muốn thúc đẩy, kết hợp với tinh thần đồng tâm của CSCI, giúp quá trình chuyển đổi số không bị cắt khúc hay rời rạc.

  1. Nguồn nhân lực và thể chế phù hợp với “nền tảng tư duy CSCI”

Chuyển đổi số đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực có khả năng học tập nhanh và liên tục, từ kỹ năng kỹ thuật (AI, lập trình, phân tích dữ liệu…) đến tư duy quản trị chiến lược. Nghị quyết 57 nhấn mạnh yêu cầu phát triển đội ngũ “tổng công trình sư” và chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút người Việt Nam ở nước ngoài.

Trên phương diện CSCI, quá trình đào tạo nhân lực không tách rời khỏi việc kiến tạo một môi trường “học tập tiến hóa” (evolutionary learning). Tổ chức cần xây dựng mô hình “learning organization,” nơi nhân viên chủ động trau dồi và chia sẻ tri thức, được khuyến khích đổi mới mà không sợ sai (Senge, 1990). Điều này đi đôi với cơ chế sandbox, giúp những sáng kiến mới có không gian thử nghiệm, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Về chính sách chung, chúng tôi cho rằng hài hòa giữa quản lý chặt chẽ và khuyến khích sáng tạo là chìa khóa thành công. Tức là, song song với việc ban hành hành lang pháp lý, Việt Nam cần tiếp tục nới rộng các kênh liên kết công – tư, đẩy mạnh R&D và khởi nghiệp sáng tạo.

  1. Triển khai chuyển đổi số trong nội bộ tổ chức (6 chiều kích)

CSCI Way nhìn nhận mọi tổ chức đều có sáu chiều kích cốt lõi, tùy thuộc vào lĩnh vực mà cách phân bổ có thể khác nhau. Thông thường, đó là mô hình quản trị, quy trình nội bộ, văn hóa tổ chức, tài chính – đầu tư, dữ liệu – công nghệ và phát triển con người. Với cách tiếp cận này, chuyển đổi số trở thành quá trình đồng bộ: thay vì chỉ triển khai công nghệ ở một bộ phận, tổ chức phải đánh giá tác động đa chiều và tạo sự nhất quán về tư duy (Nguyễn và cộng sự, 2023).

  1. Vai trò của doanh nghiệp, khu vực tư nhân và hệ sinh thái đầu tư

Nghị quyết 57 coi doanh nghiệp là chủ thể trọng yếu trong hành trình chuyển đổi số. Các doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, VNG hay các startup tiềm năng đều đóng vai trò “đầu tàu,” giúp lan tỏa văn hóa đổi mới và chuyển giao công nghệ (World Bank, 2023). Ở tầm vĩ mô, khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, mở rộng thị trường cho các giải pháp số và gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu.

 

1.      Giai đoạn 2025 – 2030
Trong giai đoạn đầu này, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần chú trọng hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các cơ chế sandbox, testbed công nghệ. Đây là bước đệm quan trọng để những ý tưởng, mô hình đổi mới có thể được thử nghiệm, đo lường hiệu quả, đồng thời tránh lãng phí nguồn lực do phải tuân thủ quá nhiều rào cản hành chính. Song song đó, các chương trình đào tạo nhân lực chiến lược về AI, Big Data hay công nghệ bán dẫn cần được triển khai rộng khắp, từ trường đại học, viện nghiên cứu đến các trung tâm đào tạo thực tiễn trong doanh nghiệp.

Với tinh thần CSCI Way, việc áp dụng phương thức này vào các dự án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước lẫn doanh nghiệp lớn sẽ giúp nhất quán hóa tư duy và mô hình vận hành. “Ngôn ngữ chung” về định hướng đầu tư, truyền thông nội bộ và chiến lược tăng trưởng bền vững sẽ khuyến khích từng bộ phận phối hợp nhịp nhàng, không còn những “vùng xám” mâu thuẫn mục tiêu. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, mở rộng thử nghiệm 5G, tiến tới 6G, và củng cố khả năng bảo mật, an toàn dữ liệu.

Trên cơ sở đó, những mảng công nghệ then chốt mà Nghị quyết 57 đề cập, như AI hay Big Data, có cơ hội “cắm rễ” trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mô hình “platform đồng tâm” theo CSCI Way sẽ là chìa khóa để kết nối, chia sẻ hạ tầng và dữ liệu giữa các bên tham gia, đồng thời tạo tiền đề cho làn sóng cải tiến kỹ thuật và đổi mới sáng tạo sắp diễn ra sau năm 2030.

2.      Giai đoạn 2030 – 2045
Sau khi đã tích lũy kinh nghiệm và tối ưu hạ tầng, Việt Nam bước vào thời kỳ bứt phá bằng việc tự chủ công nghệ cốt lõi, thậm chí hướng đến “xuất khẩu” các giải pháp số ra thị trường quốc tế. Nếu giai đoạn 2025 – 2030 ưu tiên tạo hành lang pháp lý, xây dựng năng lực nền tảng và cơ chế thử nghiệm, thì giai đoạn 2030 – 2045 là thời điểm để từng doanh nghiệp, từng cơ quan nhà nước khai thác triệt để “vốn dữ liệu” (data-capital) mà họ tích lũy được.

 

Cùng với đó, chúng tôi kỳ vọng một nền “xã hội số” mang tính “tiến hóa” theo đúng tinh thần CSCI Way sẽ hình thành. Trong “xã hội số” này, các tổ chức không ngừng trao đổi tri thức và nâng cao năng lực học tập liên tục, người dân cũng được tiếp cận nhanh hơn với dịch vụ công trực tuyến, giáo dục số và y tế thông minh. Việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong lĩnh vực AI, điện toán đám mây, sinh học và bán dẫn, sẽ củng cố vị thế của Việt Nam như một trung tâm công nghệ mang tầm cỡ khu vực.

Đến năm 2045, mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo Nghị quyết 57 có cơ hội trở thành hiện thực nếu Việt Nam duy trì tốt “tốc độ số hóa” và tiếp tục nâng tầm đội ngũ nhân sự tinh hoa. Lúc này, thành quả của giai đoạn trước sẽ được kế thừa, nâng cấp, hướng đến việc làm chủ chuỗi giá trị quốc tế. Dưới lăng kính CSCI, một “hạt nhân gốc” về tư duy và cơ chế học tập tiến hóa sẽ giúp quốc gia đối phó với những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, nắm bắt xu hướng công nghệ mới, đồng thời tăng trưởng một cách bền vững và giàu bản sắc.

VI. THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

  1. Thách thức
    Chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57 không chỉ đòi hỏi nỗ lực đầu tư công nghệ mà còn gặp phải nhiều rào cản. Trước hết, khoảng cách về nhận thức vẫn còn khá lớn giữa các cơ quan, tổ chức, địa phương, dẫn đến sự chênh lệch trong việc triển khai chính sách và ưu tiên nguồn lực (World Bank, 2023). Hạ tầng số, dù đã có bước tiến, nhưng chưa đồng đều trên cả nước; nhiều khu vực vẫn thiếu kết nối băng thông rộng, khiến việc áp dụng AI, IoT hay Big Data gặp trở ngại.

Việc quản trị tổ chức theo mô hình “nền tảng” (platform) – với dữ liệu và quy trình đồng tâm – cũng còn khá mới ở Việt Nam. Nhiều đơn vị vẫn quen với mô hình vận hành truyền thống, sợ “xáo trộn” và chưa sẵn sàng phối hợp liên ngành (Nguyễn và cộng sự, 2023). Bên cạnh đó, rủi ro về an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân ngày càng lớn khi giao dịch số và ứng dụng công nghệ trở nên phổ biến. Nếu không có khung pháp lý và cơ chế quản trị dữ liệu rõ ràng, nguy cơ lộ, lọt thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dùng lẫn uy tín quốc gia (GovTech Singapore, 2022).

  1. Giải pháp theo CSCI Way
    Để giải quyết những thách thức trên, Phương thức CSCI (CSCI Way) đề xuất trước hết cần thiết lập “ngôn ngữ chung” trong tư duy và hành động. Các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội cần thống nhất mục tiêu, phân tách rõ quyền lợi, trách nhiệm ngay từ đầu dự án. Qua đó, xung đột tư duy giữa các bộ phận quản lý, kỹ thuật và kinh doanh sẽ được giảm thiểu, mọi người có cùng “hạt nhân gốc” để đồng hành (Senge, 1990).

Tiếp đó, phát triển một cơ chế “học tập tiến hóa” (evolutionary learning) theo nguyên tắc: liên tục chia sẻ và cập nhật tri thức, tổ chức hội thảo chuyên đề, diễn đàn trao đổi giữa các ngành. Đây là cách để những sai lầm được rút kinh nghiệm sớm, tránh dẫm lên “vết xe đổ” của nhau, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo mang tính liên ngành (Nguyễn và cộng sự, 2023).

Trong quá trình chuyển đổi số, cơ chế sandbox và đầu tư mạo hiểm (venture capital) đóng vai trò như “phòng thí nghiệm” cho đổi mới. Việc cho phép thí điểm công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới, với sự giám sát của Nhà nước, giúp giảm bớt sự e dè của doanh nghiệp và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Để hiện thực hóa điều này, hạ tầng số cần được xây dựng theo hướng linh hoạt, có thể “biến hình” và nâng cấp liên tục để đón đầu xu thế công nghệ, cũng như thích ứng với nhu cầu thực tiễn đang thay đổi từng ngày.

Tất cả những giải pháp nói trên, một mặt bám sát Nghị quyết 57 về nâng cấp hạ tầng và thể chế, mặt khác nhấn mạnh tinh thần CSCI Way: thiết lập bản vị chung (common core), tạo môi trường học tập phát triển không ngừng và khuyến khích mạnh mẽ hành vi thử nghiệm – cải tiến. Kết quả kỳ vọng là một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo lành mạnh, nơi Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội đồng hành, chia sẻ giá trị, hướng đến mục tiêu chung: đưa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số và vươn tới vị thế quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Từ góc nhìn của chúng tôi, Nghị quyết 57 là “kim chỉ nam” quan trọng, tạo động lực để các ngành, các cấp thúc đẩy nhanh hơn quá trình số hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố an ninh – an toàn dữ liệu.

Phương thức CSCI xuất hiện như một “nền tảng tư duy” bổ sung, giúp hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 57.

VII. KẾT LUẬN

Nghị quyết 57-NQ/TW đặt ra một lộ trình rõ ràng cho mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, trong bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang định hình lại diện mạo kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn cầu. Từ góc nhìn của chúng tôi, đây là “kim chỉ nam” quan trọng, tạo động lực để các ngành, các cấp thúc đẩy nhanh hơn quá trình số hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và củng cố an ninh – an toàn dữ liệu. Đi kèm với đó, Phương thức CSCI (CSCI Way) xuất hiện như một “nền tảng tư duy” bổ sung, giúp hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 57 trong các tổ chức và doanh nghiệp một cách hệ thống và linh hoạt.

Nhìn tổng thể, khi CSCI được lồng ghép vào thực tiễn, mọi chủ thể liên quan có thể hình thành “ngôn ngữ chung,” tránh xung đột giữa các bộ phận. Cơ chế “tiến hóa” liên tục cũng thúc đẩy quá trình học tập, đổi mới, bảo đảm tính bền vững lâu dài. Thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh công nghệ, CSCI Way khuyến khích mọi người chú trọng thay đổi về mặt cấu trúc quản trị, quy trình nội bộ, xây dựng văn hóa sẵn sàng đương đầu và học hỏi từ thách thức.

Chúng tôi tin rằng để đạt tới đích năm 2045 – trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao – Việt Nam cần sự đồng hành của toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Tầm quan trọng của tư duy nền tảng và cơ chế học hỏi liên tục không nên bị coi nhẹ. Việc lựa chọn mũi nhọn công nghệ một cách có chiến lược, kết hợp với đẩy nhanh chuyển đổi số theo phương thức đồng tâm, chính là điều kiện cần để đạt hiệu quả cao trong thực tiễn.

Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, chỉ khi tinh thần Nghị quyết 57 được hiện thực hóa thông qua lăng kính CSCI, Việt Nam mới có thể “bứt phá” trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Đây không phải nhiệm vụ của riêng Chính phủ, mà đòi hỏi sự chung tay của doanh nghiệp, giới nghiên cứu, và toàn xã hội. Nghị quyết 57 khơi mở cơ hội, còn CSCI Way trao cho chúng ta phương pháp để biến cơ hội thành hiện thực. Cánh cửa vươn tới tương lai đang rộng mở, và nếu biết cách cùng nhau tiến bước, Việt Nam hoàn toàn có thể viết nên kỳ tích mới trong kỷ nguyên số.

Ngày xuất bản: 13/1/2024
Nội dung: Đào Trung Thành, Phó viện trưởng Viện công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII và Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược chuyển đổi số DTSI
Trình bày: Thi Uyên
Ảnh: Duy Linh, Sơn Tùng, VGP

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/nghi-quyet-57-CSCI/index.html

Cùng chủ đề

Hiện thực hóa khát vọng trung tâm tài chính quốc tế

Sau hơn 20 năm đề xuất ý tưởng và xây dựng đề án, Thành phố Hồ Chí Minh đang có cơ hội lịch sử hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế khi nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.   Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam) Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là dự án phát triển kinh tế, mà còn là sự khẳng định vị thế của...

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam được xướng tên ở WeChoice Awards 2024

Tại WeChoice Awards 2024, nghệ sĩ Tự Long, ca sĩ SOOBIN liên tục được xướng tên ở các giải thưởng quan trọng. Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đại sứ truyền cảm hứng đặc biệt. SOOBIN (giữa) nhận giải thưởng tại WeChoice Awards 2024 - Ảnh: BTC Tối 12-1, đêm gala vinh danh và trao giải WeChoice Awards 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM. WeChoice Awards 2024 có chủ đề Việt Nam tôi...

Truyền thông quốc tế quan tâm đến chiến lược giáo dục mới của Việt Nam

Các chính sách mới đây của Đảng và Nhà nước về giáo dục ĐH và khoa học công nghệ đã thu hút sự quan tâm của các kênh truyền thông quốc tế, được đánh giá là 'những bước đi táo bạo'. Sinh viên quốc tế tham gia các chương trình trao đổi, liên kết tại Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) ẢNH: NGUYỄN NGỌC Chính phủ hôm 10.1 đã ra nghị quyết ban hành chương trình hành động thực hiện...

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh

TP - Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Petrolimex khẳng định tầm vóc tập đoàn xăng dầu trọng yếu

Trong không khí tưng bừng chào đón năm mới 2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tổ chức kỷ niệm 69 năm ngày thành lập (12/1/1956-12/1/2025). Qua quá trình hình thành và phát triển, Petrolimex đã khẳng định tầm vóc của một doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong việc cung ứng, bình ổn thị trường xăng dầu, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Petrolimex quyết tâm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ...

Quản lý toàn diện sức khỏe cộng đồng

NDO - Sau 18 năm thực thi, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội. Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh mới, nhằm khắc phục những thiếu sót này và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho một hệ thống y tế toàn diện, hướng tới nâng cao chất lượng sống của người dân. ...

Nhiều phát hiện mới về không gian thiết triều tại Hoàng thành Thăng Long

Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây là cơ sở để phục dựng Chính điện Kính Thiên trong thời gian tới. Các nhà khoa học thảo luận về những phát hiện khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long. Chiều 10/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Viện Khảo cổ học...

Hiện thực hóa khát vọng trung tâm tài chính quốc tế

Sau hơn 20 năm đề xuất ý tưởng và xây dựng đề án, Thành phố Hồ Chí Minh đang có cơ hội lịch sử hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế khi nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.   Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam) Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là dự án phát triển kinh tế, mà còn là sự khẳng định vị thế của...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà...

NDO - Chiều 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tiến hành Phiên họp trực tuyến toàn quốc thứ 2 ở cả 4 cấp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. NDO - Chiều 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tiến hành...

Bài đọc nhiều

Chợ phiên cho người nghèo sắm Tết không mất tiền

Một phiên chợ đặc biệt dành cho người nghèo ở vùng biên giới Nậm Pồ (Điện Biên) có đủ mặt hàng thiết yếu cho bà con sắm Tết không mất tiền. Trẻ em được "mua" đồ chơi, đồ dùng học tập, sữa... với giá 0 đồng - Ảnh: VŨ TUẤN Sắm Tết đủ đồ thiết yếu giá 0 đồng Đây là chương trình được UBND huyện Nậm Pồ phối hợp với Nhóm thiện nguyện Sun For Life tổ chức ngày 12-1. Tại...

Tượng 12 con giáp mạ vàng 24K bán chạy dịp Tết Ất Tỵ

TPO - Trước Tết Nguyên đán 2025, nhiều cửa hàng vàng bạc đã tung ra bộ sưu tập 12 con giáp mạ vàng 24K, trong đó linh vật rắn của năm Ất Tỵ được chế tác tinh xảo, thể hiện sự "lột xác" được nhiều người quan tâm. Gần đến Tết Nguyên đán, các cửa hàng vàng bạc, đá quý tung ra các bộ sưu tập 12 con giáp mạ vàng 24K. Linh vật mạ vàng có giá từ vài triệu đến...

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam đang tiến lên trở thành một cường quốc

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam đang trong quá trình tiến lên trở thành một cường quốc, có vai trò ngày càng lớn trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Sáng 6/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc...

Thị trường Tết Hà Nội xuất hiện ‘đào đông đỏ’ giá hàng trăm triệu đồng

Lần đầu tiên thị trường Tết ở Hà Nội đón "đào đông đỏ" nguyên cây, phục vụ người dân sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Khoảng nửa tháng trở lại đây, gian hàng chợ Tết trên đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày bán "đào đông đỏ", được nhập khẩu từ Hà Lan và Trung Quốc, với sắc đỏ rực rỡ, tăng thêm phần phong phú cho thị trường hoa Tết ở Thủ đô. Trung Nguyên/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/thi-truong-tet-ha-noi-xuat-hien-dao-dong-do-gia-hang-tram-trieu-dong-20250111182356672.htm

Việt kiều Đức bồi hồi xúc động ở phố trang trí tết Hải Thượng Lãn Ông

Lần đầu đến phố trang trí đồ tết Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, TP.HCM), chị Thuận - Việt kiều Đức bồi hồi xúc động vì không khí tết nhộn nhịp, gợi lại cảm xúc tết truyền thống.   Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-kieu-duc-boi-hoi-xuc-dong-o-pho-trang-tri-tet-hai-thuong-lan-ong-185250112151713194.htm

Cùng chuyên mục

Nha Trang – Phồn vinh và Hạnh phúc

Trải qua 100 năm xây dựng và phát triển, từ một làng chài nép mình bên sông Cái, Nha Trang đã vươn mình trở thành đô thị năng động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vị thế, vai trò của TP. Nha Trang ngày càng được khẳng định không chỉ của tỉnh Khánh Hòa, mà của cả khu vực và cả nước.Nha Tranng sẽ phát triển thành phố trở thành một vùng đất “phồn vinh và...

Làng sản xuất loại hoa có giá 500.000 đồng/cành thắng lợi vụ Tết

(Dân trí) - Những ngày này, người trồng hoa tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) tất bật chuẩn bị đóng hàng phục vụ thị trường Tết. Năm nay, địa lan được bán với giá lên đến 500.000 đồng/cành. Nhà vườn thắng vụ Tết khi địa lan có giá 500.000 đồng/cành đắt khách (Video: Văn Minh). Những ngày cận Tết, gia đình anh Đặng Văn Hưng (xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt) tất bật chăm sóc 3.000 chậu địa lan...

Hiện thực hóa khát vọng trung tâm tài chính quốc tế

Sau hơn 20 năm đề xuất ý tưởng và xây dựng đề án, Thành phố Hồ Chí Minh đang có cơ hội lịch sử hiện thực hóa khát vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế khi nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.   Thành phố Hồ Chí Minh. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam) Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là dự án phát triển kinh tế, mà còn là sự khẳng định vị thế của...

Đào đông tươi phối cùng gỗ lũa giá trăm triệu đồng vẫn hút khách

TPO - Là loài hoa nhập khẩu, đào đông ấn tượng với những chùm quả đỏ mọng, căng tròn, mọc chi chít trên cành. Năm nay thị trường Hà Nội xuất hiện cây đào đông tươi tạo tác với gỗ lũa được bán với giá hàng trăm triệu đồng. Độc đáo đào đông đổ bộ xuống phố Hà Nội, có chậu giá hàng trăm triệu đồng vẫn hút khách. Tại chợ hoa Tết trên đường Phạm Hùng (Hà Nội), xuất hiện...

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh

TP - Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực,...

Mới nhất

Toàn cảnh Tràng An – địa điểm Tổng thống Mỹ muốn đến thăm – nhìn từ trên cao

Trong dịp đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều mới đây, khi được giới thiệu một số bức tranh, ảnh về danh lam thắng cảnh của Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald John Trump đã khen đất nước Việt Nam tươi đẹp và ngỏ ý đến thăm Tràng An. Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm...

Quy định mới về dạy thêm, học thêm thế nào?

Hỏi: "Từ ngày 14/02/2025, có phải giáo viên dạy thêm trong nhà trường sẽ không được thu tiền...

Có một Tràng An trong tim du khách

Tràng An-Ninh Bình, tên gọi ấy đã trở nên thân thương, đáng nhớ với biết bao du khách trong nước và quốc tế. Bởi khi đến đây, họ đã gặp một Tràng An không chỉ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành, mà con người cũng thật thân thiện, hiền hòa và mến khách. Trong...

Quản lý toàn diện sức khỏe cộng đồng

NDO - Sau 18 năm thực thi, Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội. Bộ Y tế đã đề xuất xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh mới, nhằm khắc phục những thiếu sót này và tạo hành lang pháp lý vững...

Nha Trang – Phồn vinh và Hạnh phúc

Trải qua 100 năm xây dựng và phát triển, từ một làng chài nép mình bên sông Cái, Nha Trang đã vươn mình trở thành đô thị năng động của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Vị thế, vai trò của TP. Nha Trang ngày càng được khẳng định không chỉ của tỉnh Khánh Hòa, mà của...

Mới nhất