Trang chủNewsKinh tếKỷ lục mới của thương mại Việt Nam

Kỷ lục mới của thương mại Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên tiến đến sát mốc 800 tỷ USD trong năm 2024, tăng thêm 102 tỷ USD so với năm 2023. Chặng đường để quy mô thương mại cán mốc 1.000 tỷ USD không còn quá xa.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên tiến đến sát mốc 800 tỷ USD trong năm 2024, tăng thêm 102 tỷ USD so với năm 2023. Chặng đường để quy mô thương mại cán mốc 1.000 tỷ USD không còn quá xa.





Bất chấp những biến động của kinh tế toàn cầu, ngành thủy sản tiếp tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong năm 2024.  Ảnh: Đức Thanh

Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta tiến sát mốc 800 tỷ USD trong những ngày cuối năm 2024, đánh dấu kỷ lục về ngoại thương Việt Nam. Với mức thực hiện tăng hơn 102 tỷ USD so với năm 2023, cán cân thương mại xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp với 23 tỷ USD (tính từ năm 2016 đến nay), góp phần đảm bảo cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cho nền kinh tế.

Các nhà cung ứng từ Việt Nam đã xuất bán ra toàn cầu lượng hàng hóa phong phú, từ điện thoại, máy tính, đến hàng dệt may, nông, lâm thủy sản… trị giá 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023.

Sau năm 2023 xuất nhập khẩu tăng trưởng âm, chỉ về đích với 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm 2022, từ đầu năm 2024, các ngành hàng xuất khẩu của nước ta đã đón bắt cơ hội thị trường gia tăng trở lại để đẩy mạnh xuất khẩu.

Sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn đã đưa chân các nhà nhập khẩu lớn tìm đến Việt Nam – mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu – để đặt hàng.

Đáng lưu ý, các ngành xuất khẩu chủ lực như điện tử, dệt may, giày dép và nông, lâm, thủy sản tiếp tục giữ vai trò quan trọng, bất chấp những biến động của kinh tế toàn cầu. Năm 2024, điện tử mang về cho nước ta doanh thu xuất khẩu gần 126 tỷ USD, trong đó, máy tính điện tử và linh kiện năm thứ 2 đứng vị trí top đầu, mang về 71,7 tỷ USD.

Dệt may, da giày đạt xấp xỉ 71 tỷ USD. Ngành nông nghiệp cũng ghi nhận kỷ lục với gần 63 tỷ USD. Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 16,2 tỷ USD, tăng 20,3%. Sắt thép đạt 9,3 tỷ USD, tăng 11,8%…

Kết thúc năm 2024, cả nước có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

“Xuất khẩu ước đạt hơn 403 tỷ USD, vượt xa mức 354,7 tỷ USD của năm 2023, đạt mức tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN và châu Á”, Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết năm 2024 của ngành công thương.

Tính cả năm 2024, xuất khẩu sang Mỹ ước đạt 119,7 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm 2023; xuất khẩu sang EU đạt 51,6 tỷ USD, tăng 18,3%; xuất khẩu sang ASEAN tăng 13,6%; xuất khẩu sang Hàn Quốc ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng 8,6%; xuất khẩu sang Nhật Bản ước đạt 24,6 tỷ USD, tăng 5,5%.

Mức tăng tưởng nhanh chóng của quy mô thương mại có đóng góp từ sự “trưởng thành” về năng lực sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp nội.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2024, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 18,9%, cao hơn so với khu vực FDI (11,6%); tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng cao hơn so với năm 2023 (28,9% so với 26,9%).

Cùng với đó, hoạt động nhập khẩu được đảm bảo với cơ cấu phù hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2024 đạt hơn 380 tỷ USD.

Việc nhập khẩu các mặt hàng linh kiện, máy móc, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng trưởng trở lại sau năm 2023 trì trệ cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Tại thời điểm này, không ít doanh nghiệp trong các ngành điện tử, dệt may, giày dép đã ký kết được nhiều đơn hàng cho nửa đầu năm 2025.

Quy mô ngành sản xuất trong nước ngày càng lớn nhờ thu hút được lượng vốn FDI “khủng” vào sản xuất. Đây là cơ sở quan trọng để gia tăng năng lực cung ứng hàng hóa, cùng với mức độ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, đã tiếp sức mạnh mẽ cho hoạt động xuất khẩu.




Hội nhập kinh tế quốc tế tiếp sức cho thương mại

Kết quả tăng trưởng kỷ lục của hoạt động thương mại năm 2024 có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công tác triển khai các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thực thi với trên 60 nền kinh tế, Việt Nam đã khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, châu Phi với việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam – UAE (CEPA), đưa tổng số FTA ký kết lên con số 17.

Cần phải nói thêm, CEPA được đàm phán trong thời gian ngắn kỷ lục, chỉ 16 tháng. Việc ký kết thành công CEPA góp phần mở rộng thêm “xa lộ” hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. 

Năm 2024, xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế, với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm 2023 và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao.

Năm 2025, ngành công thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12%, tức là kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng thêm khoảng 48 tỷ USD so với năm 2024.

Các FTA đã và đang tạo “bệ phóng” cho xuất khẩu hàng hóa trong nước. Đơn cử, xuất khẩu sang thị trường EU đã chứng kiến mức tăng trưởng kỷ lục 18,3% so với năm 2023, đạt doanh thu gần 52 tỷ USD. Qua hơn 4 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), hàng Việt được người tiêu dùng châu Âu đón nhận và đánh giá cao, nhất là nhóm công nghiệp chế biến chế tạo và nông sản.

Quan trọng hơn, để đáp ứng những yêu cầu khắt khe theo cam kết trong các FTA, doanh nghiệp nội địa phải không ngừng nâng cấp, làm mới, chuyển đổi sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Huyền, CEO Công ty cổ phần Xuất khẩu quế hồi Việt Nam (Vinasamex, chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại gia vị và tinh dầu hữu cơ) cho hay: “Các FTA mà Việt Nam đã ký kết mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu quế hồi như Vinasamex”.

Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, Vinasamex có nhiều thuận lợi, do thuế xuất khẩu giảm, tạo nên lợi thế cạnh tranh, giúp nông sản Việt sang khu vực châu Âu và đặc biệt là thị trường Anh có lợi thế hơn.

“Các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA đều ‘khó tính’, tiêu chuẩn cao. Để tận dụng được cơ hội từ các FTA đã ký, những năm gần đây, Vinasamex tập trung đầu tư mạnh vào chất lượng hàng hóa và nâng giá trị sản phẩm, thay vì số lượng”, bà Huyền nói.

Trăn trở đằng sau những con số

Xuất khẩu đã vượt qua nhiều trở ngại, “về đích” với kết quả ấn tượng, nhưng nếu phân tích kỹ hơn, vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở đằng sau những con số.

Tại Hội nghị Tổng kết năm 2024 của ngành công thương, Thứ trưởng Phan Thị Thắng thừa nhận: “Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn đóng góp trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất siêu được tạo bởi khu vực doanh nghiệp FDI, trong khi khối doanh nghiệp trong nước thường xuyên nhập siêu”.

Trong câu chuyện với báo giới, chia sẻ về kết quả kinh doanh năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), CEO Cao Hữu Hiếu nói rằng, năm 2024, Vinatex về đích với doanh thu và lợi nhuận hơn mong đợi. Doanh thu đạt 18.000 tỷ đồng, tăng gần 3%; lợi nhuận hợp nhất tăng gần 35%, đạt 740 tỷ đồng. Tính chung toàn ngành dệt may, xuất khẩu cán đích gần 44 tỷ USD, nhưng khu vực FDI chiếm trên 65% tổng kim ngạch.

“Xuất khẩu có tăng trưởng, nhưng đa phần nhờ khối FDI, doanh nghiệp Việt quy mô còn nhỏ, tỷ trọng đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành còn hạn chế”, ông Hiếu thẳng thắn nhìn nhận.

Sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu còn hạn chế đang là trở ngại khiến việc hưởng ưu đãi trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết bị giới hạn. Trên thực tế, khối doanh nghiệp FDI là những người đang được hưởng các ưu đãi này, nhờ đã tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, khả năng tự chủ nguyên liệu đầu vào cao, đảm bảo quy tắc xuất xứ theo các FTA… Nếu không nhanh chóng cải thiện, tăng sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, trở ngại sẽ nhiều hơn.

“Sắp tới, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như dệt may, da giày, hàng điện tử, máy móc thiết bị của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch lớn cần hết sức lưu ý các biện pháp phòng vệ thương mại. Lý do là, tuy kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng tỷ trọng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị vẫn thấp, nguồn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu với khối lượng lớn, nên doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng”, TS. Lê Huy Khôi, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công thương) khuyến nghị.





Nguồn: https://baodautu.vn/ky-luc-moi-cua-thuong-mai-viet-nam-d237529.html

Cùng chủ đề

“Tâm thế mới, vận hội mới” cho kỷ nguyên vươn mình

Đối diện với nhiều rủi ro từ thế giới, doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị về cả tầm nhìn và năng lực, đồng thời, phía chính quyền cần cải cách thể chế, từ thực tiễn đi vào chính...

Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) kỳ vọng, các doanh nghiệp Việt sẽ giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh, với chiến lược kinh doanh phù hợp để thích ứng với các cuộc đua mới, tận dụng ưu đãi từ các FTA để đưa xuất khẩu tiến xa. Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu...

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực

Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tận dụng cơ hội, giải quyết những thách thức, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu tại thị trường này. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. - Ông đánh giá như thế nào về thị trường Hoa Kỳ đối với...

Doanh nghiệp Việt Nam lưu ý khi Singapore cập nhật quy định xuất nhập khẩu

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan. ...

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đan Mạch đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 20,3%. Thương mại hai chiều tăng trưởng mạnh Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu (bao gồm Đan Mạch) cho biết, sau Covid-19, kim ngạch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

The Ninety Complex – “dẫn sóng” đầu tư căn hộ cho thuê tại Hà Nội

Mang lại nguồn thu ổn định từ việc cho thuê, sản phẩm Lease Home đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong bối cảnh mặt bằng giá căn hộ “neo” cao. Tại Hà Nội, The Ninety Complex đang được nhiều nhà đầu tư săn đón nhờ khả năng sinh lời hấp dẫn và sắp được bàn giao. The Ninety Complex - “dẫn sóng” đầu tư căn hộ cho thuê tại Hà NộiMang lại nguồn thu ổn định...

VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, khối ngoại trở lại mua ròng

Sau phiên giảm sâu tuần trước, tâm lý tiêu cực từ các nhà đầu tư khiến áp lực bán lan rộng đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Một số cổ phiếu ngân hàng tăng, nhưng chưa đủ để "gánh" thị trường. Sau phiên giảm sâu tuần trước, tâm lý tiêu cực từ các nhà đầu tư khiến áp lực bán lan rộng đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Một số cổ phiếu ngân hàng tăng, nhưng chưa đủ để "gánh"...

Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh

Ngày 6/1/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế. Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnhNgày 6/1/2025, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Thị trường bất động sản Dubai

Thị trường bất động sản tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), đặc biệt là Tiểu Vương quốc Dubai đang bùng nổ mạnh mẽ. Dubai được ví như một "Vùng đất của những cơ hội", phù hợp cho mọi loại hình đầu tư, bất kể quy mô. Thị trường bất động sản tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), đặc biệt là Tiểu Vương quốc Dubai đang bùng nổ mạnh mẽ. Dubai được ví...

Bài đọc nhiều

Thủ phủ bưởi Diễn tất bật thu hoạch phục vụ Tết

Người dân đất trồng bưởi Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) thơm ngon nổi tiếng đang tất bật thu hoạch để phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 3/1, tại thủ phủ bưởi Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội), các nhà vườn đang tất bật thu hoạch bưởi để kịp cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2025....

Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp

(ĐCSVN) - Chiều 28/12, dự Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Tập đoàn thực hiện cơ cấu lại theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia. ...

Năm 2024, xuất khẩu cá tra thu về 2 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023. Ngành cá tra Việt Nam sẵn sàng chinh phục cột mốc mới trong năm 2025. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2024, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023. Như vậy, trải qua 2 năm nhiều biến động về cả thị trường xuất khẩu và...

Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể

Hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kểHơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 12/2024, cao hơn mức trung bình cả năm. Thông tin cập nhật của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và...

Dự báo giá vàng ngày mai 30/12/2024: Vàng tiếp tục tăng

Dự báo giá vàng ngày mai 30/12/2024: Giá vàng sẽ giữ vững vị thế của mình vào năm 2025 khi giá giao ngay đạt đỉnh ở mức 2.700 đô la/oz. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI...

Cùng chuyên mục

The Ninety Complex – “dẫn sóng” đầu tư căn hộ cho thuê tại Hà Nội

Mang lại nguồn thu ổn định từ việc cho thuê, sản phẩm Lease Home đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong bối cảnh mặt bằng giá căn hộ “neo” cao. Tại Hà Nội, The Ninety Complex đang được nhiều nhà đầu tư săn đón nhờ khả năng sinh lời hấp dẫn và sắp được bàn giao. The Ninety Complex - “dẫn sóng” đầu tư căn hộ cho thuê tại Hà NộiMang lại nguồn thu ổn định...

Năm 2024, xuất khẩu quế sang thị trường Ấn Độ giảm 5,7%

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 đạt 35.885 tấn, chiếm 35,9% và so với năm ngoái giảm 5,7%. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 12/2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.604 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 25,3 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,7%. ...

Dự báo giá vàng ngày mai 07/01/2025: Nhiều biến động lạ

Dự báo giá vàng ngày mai 07/01/2025: Giá vàng có diễn biến lạ khi các nhà đầu tư chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ. Trong khi, vàng trong nước hôm nay giảm. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty...

Thị trường bất động sản Dubai

Thị trường bất động sản tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), đặc biệt là Tiểu Vương quốc Dubai đang bùng nổ mạnh mẽ. Dubai được ví như một "Vùng đất của những cơ hội", phù hợp cho mọi loại hình đầu tư, bất kể quy mô. Thị trường bất động sản tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), đặc biệt là Tiểu Vương quốc Dubai đang bùng nổ mạnh mẽ. Dubai được ví...

Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm nhẹ trong tháng cuối năm

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12/2024 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể đã suy giảm nhẹ. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 12/2024 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể đã suy giảm nhẹ. ...

Mới nhất

Xuất hiện bánh ‘Xuân Son’ khiến cư dân mạng đổ xô ‘truy lùng’

GĐXH - Sau hình ảnh cầu thủ Nguyễn Xuân Son đi xe máy đến một cửa hàng bánh chuối, cộng đồng mạng đua nhau 'truy tìm' xe bánh chuối chiên trên phố Nguyễn Du (Thành phố Nam Định). ...

Đại tá Vũ Văn Đấu làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị

Bộ Công an điều động, bổ nhiệm Đại tá Vũ Văn Đấu - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị. Chiều 6/1, tại Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an tổ chức lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Công...

Năm 2024, xuất khẩu quế sang thị trường Ấn Độ giảm 5,7%

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 đạt 35.885 tấn, chiếm 35,9% và so với năm ngoái giảm 5,7%. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 12/2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.604 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt...

Trung Quốc khánh thành lò phản ứng điện hạt nhân thế hệ thứ 3 đầu tiên

Trung Quốc đã khánh thành lò phản ứng điện hạt nhân thế hệ thứ 3 đầu tiên, tạo nên bước tiến mới trong lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng sạch. Bước tiến mới trong ngành điện hạt nhân Trung Quốc Theo trang thông tin về năng lượng CPG, Trung Quốc đã khánh...

Mới nhất