Trang chủSự kiệnKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Sau 20 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, trí tuệ, đợt 1 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa đã đi được nửa chặng đường thành công, với nhiều điểm nhấn ấn tượng.
Chú thích ảnh

Khối lượng công việc “đồ sộ”

Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng pháp luật, đánh giá về kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nhiệm kỳ 2021 – 2025, chuẩn bị triển khai Đại hội Đảng các cấp năm 2025 và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc năm 2026.

Với những đổi mới trong phương thức điều hành của Quốc hội, ý thức, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, kỳ họp thứ 8 đã đi được nửa chặng đường, với kết quả được cử tri và đại biểu đánh giá cao.

Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội đã tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lương Cường.

Chú thích ảnh
   Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường tuyên thệ trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước. Ảnh: TTXVN

Với kết quả biểu quyết 440/440 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã tuyên thệ nhậm chức theo quy định.

Bên cạnh công tác nhân sự, tại Kỳ họp thứ 8, số dự án luật, dự thảo nghị quyết lên tới con số 31; nhiều chính sách được đánh giá đột phá theo tư duy mới về xây dựng pháp luật.

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp thứ 8. Trong đợt 1, các đại biểu Quốc hội đã phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án Luật.

Chú thích ảnh
Các đại biểu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN

Trong các phiên họp của đợt 1, Quốc hội và đại biểu nghe các báo cáo về các dự án Luật như: Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi); Tờ trình về dự án Luật Dữ liệu; Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn…

Theo tinh thần của kỳ họp, các đại biểu thảo luận, xem xét trên tinh thần Luật cần ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề theo đúng thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các vấn đề thuộc thông tư, nghị định; không cầu toàn, không nóng vội; không quy định cứng nhắc; chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, thực chất, đảm bảo đủ khả năng cho cá nhân, cơ quan được phân cấp, phân quyền có thể tổ chức thực hiện công việc; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết.

Từ đó, góp phần đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội biểu quyết thông qua trong đợt 2 đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thực thi luật đạt hiệu quả cao nhất…

Đại biểu Trần Quốc Tuấn, đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đánh giá: “Tại Kỳ họp thứ 8, tôi cũng như nhiều đại biểu đánh giá cao về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Các nội dung đưa vào chương trình kỳ họp đã được thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng. Các đại biểu cũng đã nghiên cứu sâu các nội dung; trong đó có nhiều nội dung liên quan mật thiết, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước; có nhiều nội dung cử tri đang quan tâm”.

Theo đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, với mục tiêu hoàn thiện bộ máy trên tinh thần Nghị quyết Trung ương, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, Kỳ họp thứ 8 là kỳ họp với số lượng các dự án Luật được thông qua nhiều, thời lượng kỳ họp dài, Quốc hội có sự cải tiến hoạt động.

“Việc xây dựng Luật theo thẩm quyền của Quốc hội, còn các vấn đề chi tiết, cụ thể hóa do Chính phủ thực hiện. Đặc biệt, cơ sở cũng phải năng động, phát triển, dám nghĩ dám làm. Bức tranh tăng trưởng bền vững, an sinh xã hội tốt đều phải xuất phát từ cơ sở. Để hoàn thiện khung pháp luật, đại biểu mong muốn các dự án Luật phải phản ánh đời sống thực tại, giải quyết được những vướng mắc của cơ sở trong quá trình phát triển”, đại biểu Nguyễn Tạo nhấn mạnh.

Các phiên họp sôi động về kinh tế – xã hội, ngân sách Nhà nước

Trong đợt 1 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025; Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025; Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 3 năm 2025 – 2027; Tờ trình về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…

Chú thích ảnh
Các đại biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: TTXVN

Các đại biểu đã tập trung thảo luận tại hội trường, tại tổ với tinh thần xây dựng cao nhất. Theo tinh thần kỳ họp, các đại biểu Quốc hội bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội; phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn, những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả; lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Nhất là việc khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra ở 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và một số tỉnh miền Trung.

Các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật, nhằm phát huy được nguồn lực, tận dụng cơ hội phát triển, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025.

Bên cạnh đó, tại các phiên họp cũng có nhiều ý kiến quan trọng, tâm huyết về ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa năm 2025 đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 -2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu chi ngân sách Nhà nước; cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đặc biệt lưu ý thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tiêu cực…

 
Chú thích ảnh

Đặc biệt một số vấn đề đang “nóng” cũng được các đại biểu quan tâm như: Vấn đề sức khỏe nhân dân, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào giới trẻ, vấn đề quản lý nhà đất, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam…

“Nóng” các phiên chất vấn

Đợt 1 của Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 2 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, là phần nội dung được cử tri mong chờ.

Chú thích ảnh
  Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. Ảnh: TTXVN

Chịu trách nhiệm trả lời chính tại các phiên chất vấn có Thủ tướng Phạm Minh Chính và 3 tư lệnh ngành tham trả lời chất vấn là: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm cao. Các đại biểu đánh giá phần điều hành các phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội đã linh hoạt, dứt khoát. Điều này làm cho phiên chất vấn đảm bảo được nội dung đi vào chiều sâu, không lan man vào các nội dung nằm ngoài nội dung chất vấn.

Chú thích ảnh
Đại biểu tích cực thảo luận, chất vấn tại kỳ họp. Ảnh: TTXVN

Đánh giá về phần chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Qua phiên chất vấn tại kỳ họp cho thấy, các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, ‘đúng’ và ‘trúng’ những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm; tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội. Các vị đại biểu Quốc hội qua thực tiễn hoạt động đã nắm chắc tình hình, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nêu vấn đề, cũng như tranh luận ngắn gọn, rõ ràng, với những câu hỏi cụ thể như: Quan điểm thế nào – khi nào thực hiện – khi nào xong – tại sao chậm – giải pháp thế nào – trách nhiệm ở đâu? Nội dung các câu hỏi cơ bản trong phạm vi chất vấn và đã có nhiều đại biểu được chất vấn. Các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nêu nhiều vấn đề ‘nóng’, với mong muốn Chính phủ, các Bộ, ngành tiếp tục có các giải pháp kịp thời, hiệu quả hơn”.

Chú thích ảnh
  Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành các phiên họp. Ảnh: TTXVN

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Bộ trưởng, trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; đồng thời, đề ra nhiều giải pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới. Có một điểm chung mà các thành viên Chính phủ nhắc nhiều lần trong phiên chất vấn lần này là: trân trọng cảm ơn – nghiêm túc tiếp thu – nhận trách nhiệm cá nhân – sẽ quyết tâm thực hiện – và tha thiết mong các cơ quan, các địa phương vào cuộc mạnh mẽ cùng Chính phủ, Bộ, ngành. Các Bộ trưởng, trưởng ngành luôn thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị, nỗ lực trong thực hiện chức trách được giao.

Các nội dung cụ thể đã được kết luận tại 3 phiên chất vấn đối với từng lĩnh vực. Trên cơ sở chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị dự thảo nghị quyết, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên bế mạc của Kỳ họp này.

“Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ trong chỉ đạo, quản lý, điều hành; đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần ‘nói đi đôi với làm và làm ngay’, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá.

Chú thích ảnh
Bên cạnh việc thảo luận trong hội trường, các đại biểu cũng bày tỏ quan điểm về các vấn đề cử tri quan tâm bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Tạ Nguyên

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Trong các phiên chất vấn của kỳ họp này, có nhiều nội dung mà đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm như: Chính sách về tài chính, tiền tệ, lãi suất, vay vốn, thị trường vàng… Nội dung chất vấn liên quan đến y tế, công nghệ thông tin… cũng được quan tâm. Các phiên chất vấn diễn ra thành công và sôi nổi; ngay từ những câu hỏi đầu tiên đã có sự tranh luận giữa đại biểu và người trả lời. Đây là dấu hiệu tích cực của nghị trường Quốc hội, đảm bảo sự công khai, minh bạch; truyền tải được những vấn đề bức xúc của người dân vào nghị trường và những vấn đề này được lãnh đạo, Chính phủ đáp ứng, trả lời đầy đủ”.

“Phần trả lời của các Bộ trưởng, trưởng ngành, cùng với việc nắm chắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các bộ trưởng đều đi sâu, đi sát vào thực tiễn lãnh đạo. Tuy nhiên, để giải đáp được từng nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội cặn kẽ, chi tiết, cụ thể vẫn còn phải tiếp tục, trong đó cần tập trung vào giải quyết những vấn đề thực tiễn hiện nay đang vướng mắc, bất cập. Điều này cần sự nỗ lực của toàn ngành, với những giải pháp thiết thực hơn”, đại biểu Trương Xuân Cừ, đoàn ĐBQH TP Hà Nội nhấn mạnh.

Với sự thành công của đợt 1 Kỳ họp thứ 8, một nửa khối lượng công việc “khổng lồ” của kỳ họp đã được giải quyết. Theo chương trình, đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu từ ngày 20-30/11.

Với sự mong đợi những quyết sách quan trọng của kỳ họp này, bằng trí tuệ của Quốc hội và các dự án tương đối hoàn thiện, các đại biểu và cử tri đều bày tỏ hy vọng đợt 2 Kỳ họp thứ 8 và cả kỳ họp sẽ đạt được kết quả cao; phát huy tốt nhất tinh thần làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/ky-hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xv-nua-chang-voi-tung-phien-hop-chat-luong-20241114232711508.htm
 

Cùng chủ đề

Hà Nội và TP.HCM giảm 92 đơn vị hành chính cấp xã

Sáng 14/11, tại phiên họp thứ 39, với 100% thành viên có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 12 nghị quyết về việc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.Các nghị quyết có hiệu lực thi hành...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Với 100%, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tán thành đã 'chốt' phương án sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh. Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà - Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang,...

Quốc hội đồng ý chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Quốc hội đồng ý sử dụng 60.000 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và 50.619 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 để chi lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Chiều 13/11, với 432/432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo Nghị...

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

NDO - Chiều 13/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội. Theo đó, Quốc hội quyết nghị, tổng số thu ngân sách trung ương năm 2025 là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Sử dụng 60...

Đại biểu Quốc hội đề xuất mở thêm ga đường sắt tốc độ cao giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An

Đại biểu Trần Quốc Thuận đề nghị Chính phủ nghiên cứu mở thêm ga đường sắt tốc độ cao ở giữa 2 tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An bởi khoảng cách xa, nhu cầu đi lại đông. Đại biểu Trần Quốc Thuận - Ảnh: GIA HÂN Ngày 13-11, nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Quốc Thuận (ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh) bày tỏ ủng hộ việc chủ trương đầu tư dự án đường sắt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ chức thường niên và có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực. Đây là dịp...

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru gặp gỡ báo chí

Sau khi kết thúc hội đàm và nghi lễ trao huân chương cho Chủ tịch nước Lương Cường, hai nhà lãnh đạo Peru và Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ báo chí hai nước để thông tin về kết quả hội đàm. Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng...

Kỳ vọng vào quyết tâm hoàn thành đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bên hành lang Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu khẳng định dự án này là sự...

Thế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là Đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Phát...

‘Điểm chung’ từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump

Nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ quy tụ những gương mặt nổi bật với lòng trung thành tuyệt đối và năng lực được chứng minh, thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận nhân sự của ông so với nhiệm kỳ trước.  Theo kênh CNN ngày 12/11, dù tính cách khó đoán của Tổng thống đắc cử Mỹ Trump khiến mọi lựa chọn nhân sự đều chưa thể xem là chắc...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bộ trưởng TT-TT: ‘Số người dùng 1.000 mạng xã hội Việt Nam cộng lại bằng Facebook, TikTok’

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện Việt Nam đã cấp phép gần 1.000 mạng xã hội, số người dùng cộng lại bằng hoặc cao hơn các mạng xã hội như Facebook, TikTok... Mạng xã hội không tuân thủ có thể bị dừng hoạt động Sáng 12.11, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) nêu tình trạng quảng cáo không đúng gây hiểu nhầm, thậm chí có thể...

Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng

Sáng ngày 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng, bao gồm các nội dung: Việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới nhiều biến động; Công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng, thị trường ngoại hối; Công tác hỗ trợ...

Phát triển bảo tàng Việt Nam trong kỷ nguyên số

  Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, các bảo tàng Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức to lớn trong việc đổi mới để thu hút công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhiều bảo tàng ở Việt Nam đã có cách tiếp cận nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, tạo nên những dấu ấn riêng biệt, góp phần bảo tồn di sản và giáo dục công chúng. Những mô...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Hậu bầu cử Tổng thống Mỹ, khối tài sản của tỷ phú Elon Musk lên đỉnh cao mới

VTV.vn - Tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk đã tăng khoảng 70 tỷ USD sau khi giá cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla tăng mạnh. Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11, cổ phiếu Tesla đã tăng khoảng 39% lên 350 USD/cổ phiếu, đẩy giá trị vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 1.000 tỷ USD. Theo tờ Forbes, mức tăng này đã nâng tài sản ròng của ông Musk...

Ông Trump nói về khả năng tranh cử tổng thống lần thứ 3

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cho hay ông sẽ ra tranh cử tổng thống lần thứ 3, nếu như các thành viên đảng Cộng hòa tìm ra cách để thực hiện điều đó. “Tôi nghĩ tôi sẽ không tái tranh cử, trừ khi các bạn nói rằng 'ông ấy giỏi đến mức chúng ta phải tìm ra cách khác'”, tờ People dẫn lời ông Trump phát biểu tại Hội nghị đảng Cộng hòa tại Hạ viện ở Washington...

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này. Theo tờ The Hill, dù đưa ra một vài chi tiết cụ thể về kế hoạch của mình đối với AI, nhưng liên minh giữa ông Trump với tỉ phú công nghệ Elon Musk cùng với cam kết trước đây của phe ông...

Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới đến Hội nghị G20

Sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Đoàn kết là giá trị tinh thần, cốt lõi của dân tộc

Sáng 14.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, TT.Na Sầm, H.Văn Lãng, Lạng Sơn. "Đã đoàn kết rồi phải đoàn kết hơn nữa" Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy tiếp tục được phát huy cao độ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,...

Mới nhất

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ...

10 nghìn người được hưởng lợi từ chương trình “Tiến về phía trước”

(LĐXH) - Giai đoạn 2023 - 2024, chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai đồng bộ ở 6 huyện tại Hà Giang, Hòa Bình và Quảng Trị đã giúp 10 nghìn người dân được hưởng lợi trực tiếp. Chương trình “Tiến về phía trước” được triển khai từ năm 2023 - 2028 trên địa bàn 15 xã thuộc...

Tìm hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng hiện đại, bền vững

Nhận diện được những khó khăn PGS.TS Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) nhìn nhận, hiện nay, nhu cầu sử dụng VLXD trong xây dựng ở nước ta vẫn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu...

Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới đến Hội nghị G20

Sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula...

Petrovietnam thúc đẩy hợp tác với Công ty Kellogg Brown & Root

Tham dự buổi làm việc, về phía KBR có ông Nam Soo Park - Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh của KBR tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; cùng các chuyên gia của KBR trong lĩnh vực lọc hóa dầu và năng lượng bền vững. Về phía Petrovietnam có đại diện ban Công nghiệp...

Mới nhất