Trang chủSự kiệnKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Bàn cơ chế và...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Bàn cơ chế và nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Chú thích ảnh
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN 

Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 9 chương, 100 điều, giảm 2 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 7.

Điều hành Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, đây là dự án luật có nhiều nội dung lớn, chuyên môn sâu, mang tính xã hội cao, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp rộng, nhận được sự quan tâm rất lớn của cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 7, đã có 122 lượt ý kiến phát biểu ở tổ và hội trường, có 2 đại biểu gửi ý kiến góp ý bằng văn bản. Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, lấy kiến chuyên gia, nhà khoa học, người có kinh nghiệm trong công tác quản lý để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật; xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật và Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong tháng 8/2024.

Kiến nghị những cơ chế quản lý riêng các di sản đặc thù, di sản thế giới

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cho biết, tại khoản 2 Điều 3 quy định: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng trong bộ phận di sản văn hóa vật thể, còn có các di sản văn hóa thế giới, di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới hỗn hợp do UNESCO công nhận.

“Các di sản này không chỉ phải đáp ứng tiêu chí quy định trong dự thảo luật, mà còn phải đáp ứng các tiêu chí của UNESCO. Do đó, đề nghị cần có quy định riêng về cơ chế riêng, mô hình quản lý phù hợp với đặc thù của các di sản này. Việc mặc định cơ chế quản lý chung với các di tích khác, kể cả chung cho đối tượng di sản thế giới sẽ gây ra rất nhiều bất cập trong công tác quản lý, phát huy giá trị di sản trong thực tiễn thời gian tới”, đại biểu nêu.

Nhấn mạnh về công tác bảo vệ di sản đô thị, trong trường hợp di sản đô thị cổ Hội An, đại biểu Dương Văn Phước, cho biết đô thị này có đặc thù khác biệt so với hầu hết các di tích khác ở Việt Nam. Đây là “bảo tàng sống”, có hàng ngàn người dân sinh sống và gắn với quản lý hành chính của 4 phường thuộc thành phố Hội An. Việc quản lý di tích ở Hội An không chỉ theo Luật Di sản văn hóa, mà còn chịu tác động của nhiều luật khác như Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Tổ chức chính quyền địa phương… Đây là quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật với số lượng lớn và đa dạng về loại hình, do đó đại biểu đề nghị cần có cơ chế quản lý riêng.

Ủng hộ thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Chú thích ảnh
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tại phiên thảo luận, một số đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến Quỹ bảo tồn di sản văn hóa. Đa số ý kiến cho rằng, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết để hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội đất nước.

Đại biểu, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) nhấn mạnh, để Quỹ bảo tồn di sản văn hóa hoạt động hiệu quả, cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của quỹ. Bên cạnh đó, quá trình quản lý, điều hành và sử dụng quỹ cần đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch, để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ;. Quỹ cần phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các chuyên gia trong việc thực hiện quy trình trùng tu, tôn tạo, bảo đảm tối đa các giá trị gốc của di tích.

Đại biểu cũng đề xuất mở rộng thẩm quyền thành lập quỹ cho các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm tạo nguồn lực đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

Trong khi đó, đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) đề nghị cân nhắc quy định Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương. Theo đại biểu, việc hình thành quỹ ở địa phương, không phải tỉnh nào cũng có thể thành lập, nên quy định thành lập quỹ ở Trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập và quản lý quỹ. 

Đại biểu Phạm Thúy Chinh (Hà Giang) cho rằng, nguồn lực dành cho bảo tồn di sản văn hóa và các nhiệm vụ khác đang đặt ra yêu cầu, nhu cầu rất lớn về ngân sách đảm bảo. Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) lần này đã quy định về thẩm quyền thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa và cấp thành lập gồm thành lập cả ở Trung ương và địa phương.

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp chiều 23/10. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Về nguồn thu, dự thảo luật đã thể hiện rõ nguồn thu là không sử dụng ngân sách nhà nước. Trong Tờ trình của Chính phủ đã có báo cáo về kinh nghiệm trong việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Tuy nhiên, lưu ý trong cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên-Huế, đại biểu Phạm Thúy Chinh cho rằng, Quỹ bảo tồn di sản của Thừa Thiên-Huế được sử dụng các nguồn ngân sách của các tỉnh, thành phố hỗ trợ cho Thừa Thiên-Huế và không sử dụng ngân sách của địa phương. Sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay nguồn thu của Quỹ này mới đạt hơn 8 tỷ đồng và rất khó khăn trong triển khai thực hiện. Đại biểu nêu rõ, nguồn thu ở đây là nguồn viện trợ và các tài trợ khác, song dự thảo luật chưa thể hiện rõ về nguồn thu.

V.Đ (TTXVN)
Nguồn:https://baotintuc.vn/chinh-tri/ky-hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xv-ban-co-che-va-nguon-luc-bao-ton-di-san-van-hoa-20241023190814747.htm

Cùng chủ đề

‘Gạo ST25 đăng ký sở hữu tại nước ngoài, doanh nghiệp trong nước không làm gì được’

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu thực tế rằng, các sản phẩm gạo ST25, cà phê Trung Nguyên… đăng ký sở hữu tại nước ngoài, nhưng 'các doanh nghiệp trong nước không làm gì được'. Ngày 28.5, Quốc hội thảo luận về dự án luật Tổ chức TAND sửa đổi. Tại dự thảo, TAND tối cao đề xuất thành lập 3 loại tòa án chuyên biệt, gồm hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Đa số các đại biểu...

Dùng ‘mức tham chiếu’ thay lương cơ sở để đóng BHXH từ 1.7

Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định về mức tham chiếu thay cho mức lương cơ sở làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7 tới tại luật BHXH sửa đổi. Sáng 27.5, tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận dự thảo luật BHXH sửa đổi. Liên quan tiền lương đóng BHXH sau khi mức lương...

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 27/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT...

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.     Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ...

Quốc hội thảo luận phương án rút BHXH một lần, thời gian đóng bảo hiểm

  Trong phiên làm việc hôm nay, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nội dung được quan tâm là phương án rút BHXH một lần hợp lý nhất và rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu. Xây dựng giải pháp tổng thể bảo vệ quyền lợi người lao động khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội....

Thủ tướng: ‘Thay vì phải làm rất nhiều việc, chỉ cần một việc là thay người’

Nhấn mạnh đến vấn đề con người, tổ chức thực hiện, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nếu chỉ thay thế một vài người trong bộ máy lãnh đạo của một đơn vị như đường sắt, PVN, EVN thì sẽ thay đổi hẳn theo hướng tích cực. Chiều 25.5, tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian nói về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh tình trạng ‘không quản được thì cấm’

Trong bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do...

Thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN nhanh và hiệu quả hơn

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới, tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đây là khẳng định của Thứ...

Quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng

Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), trước năm 2015, Bộ luật Hình sự quy định 2 biện pháp tư pháp...

Chủ tịch Hạ viện Malaysia vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 23/10, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân Puan Sri Datin Noraini Binti Mohd cùng Đoàn đại biểu Hạ viện Malaysia đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Minh Đức/TTXVN Cùng tham dự có: Bà Trần Thị Hồng An,...

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên tập trung vào chính sách kinh tế để lấy lòng cử tri

Trong bối cảnh còn chưa đầy 2 tuần nữa nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bầu cử Tổng thống 4 năm một lần, các kết quả thăm dò cho thấy cuộc cạnh tranh gay gắt giữa ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump. Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kết quả thăm dò mới nhất của Reuters/Ipsos, với biên độ sai...

Bài đọc nhiều

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng qua, 20.10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành T.Ư Đảng, khóa XIII tới 1,2 triệu đại biểu tại 14.934 điểm cầu trên cả nước. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính là Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Việt Nam cải thiện về chỉ số Tự do kinh tế thế giới

Cuộc cải cách kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay được ghi nhận thông qua chỉ số Tự do kinh tế thế giới gợi suy cho chúng ta những bài học chính sách quan trọng. Viện Fraser (Canada) đã công bố Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới vào ngày 16/10 vừa qua. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam cải thiện về điểm số và thứ hạng trong chỉ số Tự do kinh...

Bán thuốc online: Quản lý ra sao?

Luật Dược sửa đổi chuẩn bị được bấm nút thông qua tại kỳ họp Quốc hội. Một trong những điểm mới của luật được nhiều người dân, doanh nghiệp quan tâm là quy định về mua bán thuốc online.   Các nhà thuốc quảng cáo cách đặt mua thuốc online qua app, qua điện thoại - Ảnh: T.T.D. Làm sao để quản lý bán thuốc online, không bán thuốc kê đơn và đảm bảo chất lượng thuốc? Khó đứng ngoài xu thế online Ông Nguyễn...

Bị Tổng thống Mỹ Biden đòi ‘nhốt’, phía ông Trump liền phản pháo

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22.10 cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump là mối đe dọa với nền dân chủ và nên bị 'cấm cửa về mặt chính trị'.   Phát biểu từ khu vực vận động tranh cử của đảng Dân chủ ở Concord thuộc tiểu bang New Hampshire (Mỹ), Tổng thống Biden nói rằng: "Chúng ta phải nhốt ông ấy lại. Bắt ông ấy lại về mặt chính trị. Nhốt ông ấy ở ngoài. Đó là những gì chúng...

Cùng chuyên mục

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh tình trạng ‘không quản được thì cấm’

Trong bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do...

Đề xuất tăng vốn thêm gần 20.700 tỉ đồng cho Vietcombank để làm gì?

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn cho Vietcombank gần 20.700 tỉ đồng, dự kiến lấy từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông Nhà nước.   Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: Quochoi.vn Ngày 23-10, thừa ủy quyền Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày về bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank -...

Đại biểu Quốc hội lo ‘băng nhóm’ sử dụng người dưới 18 tuổi đòi nợ thuê, hủy hoại tài sản

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo nêu rõ lợi dụng phát triển của không gian mạng, các nhóm đối tượng phát triển rất nhanh, kéo theo hàng chục, hàng trăm đối tượng phạm tội manh động.   Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 23-10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Không quá 18 năm tù với người từ...

Ông Trump, bà Harris nỗ lực kêu gọi cử tri gốc Latinh

(Dân trí) - Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đều đang nỗ lực kêu gọi phiếu bầu từ các cử tri gốc Mỹ Latinh trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng ngày càng gay cấn. Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: Getty). Ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris dự kiến sẽ ghi hình một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha Telemundo....

Nhóm hỗ trợ tranh cử của ông Trump cáo buộc đảng cầm quyền Anh can thiệp bầu cử

TPO - Nhóm hỗ trợ tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump cáo buộc Công đảng của Thủ tướng Anh Keir Starmer “can thiệp thô bạo” vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sau khi các tình nguyện viên Anh sang Mỹ để hỗ trợ nhóm của bà Kamala Harris.   Ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump. (Ảnh: Reuters) Nhóm hỗ trợ tranh cử của ông Trump đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban bầu cử...

Mới nhất

Những chuyến xe mùa vàng chở ngàn tâm tình nhà nông

Giấc mơ "mùa nào cũng là mùa vàng" của người nông dân"Giấc mơ" về những mùa vàng nối tiếp Những định hướng của...

Chấm dứt hợp tác bảo hiểm, Techcombank phải chi 1.800 tỉ cho Manulife

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank (TCB) mới đây có cuộc gặp gỡ chuyên gia phân tích và cập nhật kết quả kinh doanh quý 3-2024.Cập nhật mới về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Techcombank, lãnh đạo...

Bộ Công Thương: Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo, chắc chắn giá gạo sẽ ảnh hưởng

Với hoạt động xuất khẩu gạo, tháng 7-2023, Ấn Độ có ban hành luật cấm xuất khẩu gạo. Tuy nhiên đến ngày 28-9, nước này đã đề xuất bỏ lệnh cấm này.Theo ông Hải, Ấn Độ là quốc gia có vai trò...

Khách du lịch tới Bình Dương tăng 27% so với cùng kỳ năm trước

(ĐCSVN) - Trong 9 tháng năm 2024, Bình Dương đã thu hút 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 27%, doanh thu ước đạt 1.790 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. ...

Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may

(ĐCSVN) - Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric) hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội gặp gỡ, hợp tác kinh doanh cả trong và ngoài nước với các doanh nghiệp. Ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp Hội dệt may Việt Nam phối hợp...

Mới nhất