Powered by Techcity

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” – theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.

Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.

Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.

Chính vì gắn bó mật thiết với cây măng, nên phụ nữ Xơ Đăng tại xã Đăk Ui hiểu rõ từng bụi tre, vạt nứa, và gần như ai cũng là “thợ hái măng” lành nghề. Chị em hái măng từ khi còn thơ bé, lớn lên khi theo chồng, vẫn tiếp tục hái măng để làm thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày.

Chuẩn bị nguyên liệu để chế biến “Păng Chôh”. Ảnh: T.T

“Những người dày dạn kinh nghiệm, chỉ cần nhìn theo hướng gốc của cây là có thể biết được cần đào sâu bao nhiêu, cách thân cây già bao nhiêu để lấy măng. Họ biết từng thời điểm trong mùa để hái măng sao cho đẹp nhất, ngon nhất” – chị Y Út tâm sự.

Cầm cây măng trắng nõn trên tay, Y Nhâm (làng Wang Hra) trò chuyện: Ở vùng Đăk Ui này có nhiều loại măng. Điển hình như măng nứa, măng sâm lũ, măng điền trúc. Tuy nhiên, ngon nhất và được nhiều người ưa thích nhất vẫn là măng le, bởi chúng có hương vị đặc trưng, có độ ngọt, giòn và màu sắc đẹp mắt, lại khá dễ kiếm.

Sau khi mỗi chị em hái được chừng lưng gùi măng le, mọi người tập trung lại gian bếp chung để cùng nhau sơ chế số măng rừng vừa hái được. Măng sau khi được chế biến có thể bảo quản để ăn quanh năm. Mùa măng năm này, lại gối đầu cho mùa măng năm sau, cứ như vậy, bữa cơm của người Xơ Đăng luôn có món măng rừng hiện diện. Theo tìm hiểu, có 2 cách để chế biến và bảo quản măng quanh năm, là phơi khô và làm “Păng Chôh”, tức măng muối chua. Đối với người Xơ Đăng tại xã Đăk Ui thì “Păng Chôh” chính là sự lựa chọn phổ biến hơn cả.

Phụ nữ Xơ Đăng đi hái măng rừng. Ảnh: T.T

Theo kinh nghiệm, măng lấy về, phải đem chế biến ngay mới giữ được hương vị. Nếu để lâu, măng sẽ tự già, cứng, không còn vị tươi ngon nữa.

Khâu sơ chế ban đầu, măng được lột vỏ rồi rửa thật sạch. Trong khi rửa đòi hỏi sự khéo léo, để măng non không bị dập nát, ảnh hưởng đến quá trình chế biến về sau. Công đoạn tiếp theo là xắt măng thành từng miếng thật đều nhau. Nếu xắt miếng quá dày, lát măng sẽ thiếu sự thẩm mĩ và độ ngấm khi ngâm sẽ không được như ý. Ngược lại, nếu xắt miếng quá mỏng, lát măng sẽ dễ bị gãy, vỡ vụn. Sau khi xắt, măng được ngâm trong nước gạo trong vòng 1 đêm để khử bớt độ hăng, loại bỏ các độc tố, giúp măng ngọt, trắng và giòn hơn.

Tiếp đến là khâu chuẩn bị gia vị. Các nguyên liệu gồm ớt, tỏi, muối được trộn chung với nhau, sau đó giã nhuyễn. Tiếp đến, người chế biến sử dụng nước sôi để nguội rồi chế vừa phải vào gia vị hỗn hợp, nước lúc này có màu hơi đục và sánh.

Chị em phụ nữ Xơ Đăng sơ chế măng rừng. Ảnh: T.T

Chị Y Út bật mí: “Khi trộn măng với hỗn hợp nước gia vị sẽ tạo nên hiệu ứng cộng hưởng, gia tăng hương vị rất nhiều. Ngay cả những người xung quanh cũng đều có thể ngửi thấy. Đó là vị nồng của tỏi, vị cay của ớt, vị chua nhẹ của măng, tất cả hòa quện vào nhau một cách hài hòa đến khó tả”.

Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ Xơ Đăng làng Wang Hra, măng sau khi thấm gia vị sẽ được trộn thêm với lá mắc mật, sau đó được cho vào ghè và dùng lá chuối bịt kín để ủ. Khoảng 2-3 ngày sau là có thể ăn được. Ghè ủ măng chua thường được đặt ở nơi mát mẻ trong nhà. Nếu được chế biến đúng cách, món “Păng Chôh” có thể bảo quản đến 2 năm.

Chị Y Út chia sẻ: Xưa nay, mỗi lần bà con người Xơ Đăng lên rừng, lên rẫy, “Păng Chôh” luôn là lựa chọn hàng đầu để mang theo. Thông thường, bà con cho “Păng Chôh” vào ống lồ ô mang theo cùng cơm trắng. Đến giờ ăn, mọi người có thể nướng ống lồ ô trực tiếp ngay trên lửa. Như vậy “Păng Chôh” sẽ có vị thanh và thơm hơn bình thường rất nhiều. Ngoài ra “Păng Chôh” có thể nấu chung với cá suối, chuột rừng, sóc, gà… Chính vì vậy, tùy vào cách sử dụng, “Păng Chôh” vừa là món ăn cũng vừa là nguyên liệu chế biến”.

“Păng Chôh” có màu trắng, khá bắt mắt. Khi thưởng thức món “Păng Chôh”, chúng tôi đều phải gật gù tấm tắc khen ngon. Món ăn này mang vị chua thanh, giòn sần sật, cùng vị ngọt đặc trưng.  Tiếp đến là vị cay, thơm nồng của ớt và tỏi. Chỉ trong một món ăn, nhưng món “Păng Chôh” lại đem đến cho người ăn nhiều hương vị mặn mà khó quên.

Chị Y Út chia sẻ: Trông các bước chế biến có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, để có thể chế biến món “Păng Chôh” ngon  thực sự không hề dễ. Đây cũng là lý do, các chị em trong làng sau khi thu hoạch măng về thường tập trung lại để cùng nhau làm. Để có thể học hỏi, trao đổi với nhau những cách làm măng ngon hơn, bảo quản lâu hơn. Sau đó, tùy vào thói quen ăn uống của mỗi gia đình, mà mỗi người có thể chế biến, cách tân sao cho phù hợp với khẩu vị của các thành viên.

Có lẽ đối với dân làng, “Păng Chôh”, không chỉ đơn thuần là một món ăn thường ngày, mà ở đó còn là một “bí quyết” được tiếp nối, lưu giữ qua bao thế hệ của làng. Một món ăn dân dã, nhưng mang đậm nét “ẩm thực tinh tế”,  luôn để lại cho người thưởng thức một dư vị mặn mà khó quên của núi rừng.

Và vì vậy, với người Xơ Đăng, một năm không chỉ có 2 mùa mưa – nắng, mà còn một mùa khác – đó là mùa đi hái măng rừng làm “Păng Chôh”.

TẤT THÀNH

Cùng chủ đề

Hội LHPN Việt Nam tặng quà tại thành phố Kon Tum

(kontumtv.vn) – Sáng ngày 20/12, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền thăm gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố Kon Tum. Đoàn đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu ở phường Duy Tân, thành phố Kon Tum nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ năm 2025. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền ân cần...

Ngành Y tế chung tay phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại

(kontumtv.vn) – Nhằm góp phần thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, ngành Y tế tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm. Thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn...

Thăm, chúc mừng LLVT nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân

(kontumtv.vn) – Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng cán bộ, chiến sĩ BCH BĐBP tỉnh và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 10 vào sáng 20/12. Năm 2024, BĐBP tỉnh Kon Tum...

Kon Tum: Tổ chức Diễn dàn “Tiếng nói của phụ nữ”

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) là nỗ lực không ngừng vì bình đẳng giới và chăm lo,...

Công an tỉnh Kon Tum chúc mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(kontumtv.vn) – Ngày 18/12, lãnh đạo Công an tỉnh thăm, chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Sư đoàn 10 nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.   Lãnh đạo Công an tỉnh đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa lực lượng Công an tỉnh với lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn; mong muốn thời gian tới các đơn vị phối hợp chặt...

Cùng tác giả

Lễ hội đường phố Kon Tum

Với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên”, lễ hội đường phố năm 2024 đã tạo ra một bầu không khí náo nhiệt, rực rỡ sắc màu với hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, học sinh và đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum.  Chiều 11/12, Sở VH-TT&DL tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ hội đường phố năm 2024. Ông...

Kon Tum đứng thứ hai Tây nguyên về lượt khách du lịch

Theo thống kê, tỉnh Kon Tum đứng thứ hai ở khu vực Tây nguyên (sau Lâm Đồng) về lượt khách đến tham quan, du lịch. Ngày 11.12, Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - du lịch lần thứ 5 và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ 2 năm 2024. Hội nghị xúc tiến, quảng...

Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2024

Sáng 11/12, tại Quảng trường 16/3, thành phố Kon Tum diễn ra lễ khai mạc chung các hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024. Cắt băng khai mạc chung các hoạt động tại Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum 2024. Với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa-Khám phá thiên nhiên”, Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024 diễn...

Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó, xã Tê Xăng, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”. Quang cảnh hội thảo Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học, nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương trồng sâm đã thẳng thắng trao đổi, thảo luận liên quan đến các...

Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Bahnar: Ngôn ngữ sở hữu một “trí tuệ sinh thái”

Dành hai năm ròng rã để phát triển Dự án bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Bahnar, Giáo sư David tin rằng ngôn ngữ này sở hữu một “trí tuệ sinh thái”, nắm giữ nhiều bí quyết và phương pháp hướng đến lối sống bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam. Từ năm 2022, Giáo sư K. David Harrison, Phó Hiệu trưởng phụ trách Học thuật, Đại học VinUni, đã đưa sinh viên từ...

Cùng chuyên mục

Lễ hội đường phố Kon Tum

Với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên”, lễ hội đường phố năm 2024 đã tạo ra một bầu không khí náo nhiệt, rực rỡ sắc màu với hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, học sinh và đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum.  Chiều 11/12, Sở VH-TT&DL tỉnh Kon Tum phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ hội đường phố năm 2024. Ông...

Kon Tum đứng thứ hai Tây nguyên về lượt khách du lịch

Theo thống kê, tỉnh Kon Tum đứng thứ hai ở khu vực Tây nguyên (sau Lâm Đồng) về lượt khách đến tham quan, du lịch. Ngày 11.12, Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - du lịch lần thứ 5 và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ 2 năm 2024. Hội nghị xúc tiến, quảng...

Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2024

Sáng 11/12, tại Quảng trường 16/3, thành phố Kon Tum diễn ra lễ khai mạc chung các hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024. Cắt băng khai mạc chung các hoạt động tại Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum 2024. Với chủ đề “Trải nghiệm văn hóa-Khám phá thiên nhiên”, Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024 diễn...

Nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó, xã Tê Xăng, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”. Quang cảnh hội thảo Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học, nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, địa phương trồng sâm đã thẳng thắng trao đổi, thảo luận liên quan đến các...

Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Bahnar: Ngôn ngữ sở hữu một “trí tuệ sinh thái”

Dành hai năm ròng rã để phát triển Dự án bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Bahnar, Giáo sư David tin rằng ngôn ngữ này sở hữu một “trí tuệ sinh thái”, nắm giữ nhiều bí quyết và phương pháp hướng đến lối sống bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam. Từ năm 2022, Giáo sư K. David Harrison, Phó Hiệu trưởng phụ trách Học thuật, Đại học VinUni, đã đưa sinh viên từ...

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình… Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng du lịch Booking.com, trong năm 2024 có tới 57% du khách Việt Nam tìm kiếm và mong muốn trải nghiệm những chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, có tới 60% người tham gia...

Kon Tum thu gần 430 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng du khách đến địa bàn ước đạt 1,565 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 427 tỷ đồng. Người dân và du khách tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN) Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum...

Chợ phiên Măng Đen

Chợ phiên Măng Đen là nơi giúp du khách tìm hiểu bản sắc văn hóa của người dân bản địa, đồng thời có thể thưởng thức những đặc sản địa phương. Thị trấn Măng Đen nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, nơi đây được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, rừng thông và rất nhiều hồ, sông, suối, thác tạo nên cảnh quan độc đáo và không khí mát lành quanh năm. Chợ phiên Măng Đen là...

Triển khai nhiệm vụ Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh

Sáng 27/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì Hội nghị.   Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TVP   Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các thành viên Tổ công tác. Trong 10 tháng năm 2023,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất