Powered by Techcity

Lich sử hình thành

​​​​​​​Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăk Bla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ – Triêng, Brâu, Rơ Măm,… đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,… mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngược dòng thời gian, tìm hiểu về những giai đoạn lịch sử mà Kon Tum đã đi qua, càng thấy trân trọng hơn ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và sức mạnh nội lực của đất và người nơi đây trong hành trình vươn lên cùng đất nước.
Tên gọi Kon Tum

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang – OR. Lúc ấy, làng Kon Trang – OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi – một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang – OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,…).

Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc.

Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.

Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng. Các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ – Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu.

Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này.

Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam – một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa.

Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo. Trong giai đoạn 1841 – 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum.

Năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum – Tây Nguyên. Bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc trong vùng, thực dân Pháp đã thôn tính Kon Tum và Tây Nguyên.

Năm 1892, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên do một cố đạo người Pháp là Vialleton, còn gọi là cha Truyền cai quản.

Ngày 4-7-1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính: một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc tỉnh Phú Yên).

Ngày 25-4-1907, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.

Ngày 9-2-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).

Năm 1917, thực dân Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum.

Ngày 2-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 3-12-1929, thành lập thành phố Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận).

Ngày 25-5-1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Pleiku (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Đến ngày 9-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hương là nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum. Theo thứ tự, các làng của tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau: Tân Hương (năm 1874); Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung Lương (năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925); Phước Cần (năm 1927); Lương Khế (năm 1927).

Ngày 3-2-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum. Theo thời gian, mảnh đất nơi đây không ngừng được mở rộng và phát triển. Ngoài các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu số vùng ven như các làng Kon Rbàng, KonM’nai, ChưHreng, cũng nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thị trấn Kon Tum.

Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Ngày 26-6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị vùng này. So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng không mấy thay đổi. Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là một công sứ người Pháp, bên dưới có các huyện thường do tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi đến làng. Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở.

Về phía cách mạng, sau khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời tan rã, tổ chức Đảng bị phân tán, thất lạc. Trong thời gian này, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ.

Tháng 1-1947, thành lập Phân khu 15, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 8-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3-1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia – Kon. Ban cán sự Gia – Kon ra quyết định thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2 (Đăk Tô); khu 3 (Konplong).

Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây.

Tháng 2-1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ ký ngày 20-7-1954, tỉnh Kon Tum bước vào thời kỳ lịch sử mới.

Về phía địch, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ – ngụy tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum – bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.

Năm 1958, nguỵ quyền thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, nguỵ quyền thành lập thêm quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận Toumơrông và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Konplong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Konplong không thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum.

Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông.

Sau năm 1965, phân cấp hành chính của Nguỵ quyền Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi. Đối với khu vực thị xã, thị trấn đông dân, chúng vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn, chúng giảm quận đặt thành phái viên hành chính.

Năm 1970, bộ máy hành chính của địch ngoài tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh, bên dưới có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tô, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viên hành chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển về Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum).

Năm 1972, nguỵ quyền cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính.

Sau chiến dịch xuân – hè năm 1972, quân cách mạng giải phóng Đăk Tô – Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của địch bị thu hẹp đáng kể; quận lỵ Đăk Tô của địch phải lưu vong về đèo Sao Mai (đông nam thành phố Kon Tum); các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng giải phóng của ta. Địch chỉ còn co cụm phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum.

Năm 1974, quân ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk. Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 17-3-1975, quân và dân trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Kon Tum.

Về phía ta, đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện) và một thành phố.

Khu 1: lúc đầu là vùng đông và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sông Pô Kô (phía tây) đến bờ sông Đăk Nghé (phía đông).

Khu 2: bao gồm toàn huyện Konplong ngày nay.

Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tô (nay thuộc huyện Đăk Hà) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay.

Khu 4: vùng tây huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nây Pui, phía tây giáp biên giới Lào.

Khu 5: được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ nên không còn. Một phần khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6.

Khu 6: từ Vơmơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong.

Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày nay.

Cuối năm 1956, đầu năm 1957, các khu vực được sắp xếp lại và chuyển đổi thành huyện: cắt một phần khu 3 giáp khu 6 thành khu 8; cắt một phần nam khu 2 thành khu 9; giải thể khu 6. Hình thành nên các huyện: khu 1 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H16; khu 2 và khu 9 sáp nhập thành huyện H29; khu 3 chuyển thành huyện H30; khu 8 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H80; khu 4 thành huyện H40; khu 7 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H67.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các huyện trong tỉnh Kon Tum đều được gọi theo tên mật danh như: H16, H29, H30, H40, H67, H80. Riêng thành phố Kon Tum lúc đó mang mật danh là H5. Vùng KonHring (nay thuộc huyện Đăk Hà) mang mật danh H9.

Ứng với mỗi mật danh có tên gọi cụ thể là: H16 (Konpraih); H29 (Konplong); H80 (Đăk Tô); H5 (thành phố Kon Tum); H30 (phía đông Đăk Glei); H40 (phía tây Đăk Glei); H67 (Sa Thầy); H9 (Kon Hring).

Sau khi tỉnh Kon Tum được giải phóng (17-3-1975), toàn tỉnh có thành phố Kon Tum và 6 huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67.

Tháng 10-1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện: huyện Konplong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40), thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện Đăk Tô (H80). Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở phần đất của H67 cũ.

Tháng 10-1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Theo đó, một số huyện mới được thành lập như Ngọc Hồi (năm 1992); Đăk Hà (năm 1994), huyện Kon Rẫy (năm 2002), huyện Tu Mơ Rông (năm 2005).

Đến năm 2015, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 9 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh.

(Theo tài liệu Kon Tum trên đường phát triển)

Cùng chủ đề

ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc từ thể chế mới có thể bứt phá tăng trưởng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn khoảng 4% cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đáng chú ý, còn tới 33 bộ, ngành và 22 địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng dưới mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, có một...

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước...

(kontumtv.vn) – Sáng ngày 21/11, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giám sát chuyên đề, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghe Minh Hồng đề nghị các cấp ngành, địa phương tập trung quan tâm, phối hợp, nắm bắt tình hình, tiến độ triển khai các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc...

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(kontumtv.vn) – Chiều 21/11, với đại biểu 426 có mặt tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hiệu lực 5 năm Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 3 điều, trong đó Điều 1 sửa đổi 50 điều, bãi bỏ 2 điểm, 2 khoản và 1 điều của Luật Dược hiện hành,...

Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ

(kontumtv.vn) – Trong 02 ngày 21 và 22/11, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024 và Hội nghị thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước. Tham gia chương trình có các thanh niên, sinh viên, chủ dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại hội thảo, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ; Phòng Quản lý công nghệ – Sở Khoa...

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Malaysia

(kontumtv.vn) – Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam – Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện. Trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam – Malaysia. Sau đây là toàn văn Tuyên bố chung: 1. Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia...

Cùng tác giả

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình… Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng du lịch Booking.com, trong năm 2024 có tới 57% du khách Việt Nam tìm kiếm và mong muốn trải nghiệm những chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, có tới 60% người tham gia...

Kon Tum thu gần 430 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng du khách đến địa bàn ước đạt 1,565 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 427 tỷ đồng. Người dân và du khách tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN) Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum...

Quy hoạch Măng Đen thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế

Lãnh đạo các bộ, ngành đã định hướng quy hoạch Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Ngày 4.6, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về khảo sát, đánh giá thực tế khu vực lập quy hoạch chung xây dựng...

Măng Đen, miền đất kỳ bí ở đại ngàn

Măng Đen, thị trấn của H.Kon Plông (Kon Tum), được xem là vùng kinh tế động lực và là 'thiên đường' du lịch của tỉnh. Thế nhưng ít ai biết rằng ở vùng đất này từ lâu đã lưu truyền những câu chuyện về các vị thần mang đầy vẻ kỳ bí, huyền ảo. Vùng đất thần tiên Ở độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, Măng Đen có nhiệt độ trung bình từ 16 - 20 độ C. Với...

Những kết quả tích cực trong công tác thể dục thể thao

Nhờ sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó, thời gian qua, ngành Thể thao tỉnh triển khai hiệu quả nhiều giải pháp trên lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT), phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Ông Phan Đình Vũ - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh cho biết: Thời gian qua, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh không...

Cùng chuyên mục

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình… Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng du lịch Booking.com, trong năm 2024 có tới 57% du khách Việt Nam tìm kiếm và mong muốn trải nghiệm những chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, có tới 60% người tham gia...

Kon Tum thu gần 430 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng du khách đến địa bàn ước đạt 1,565 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 427 tỷ đồng. Người dân và du khách tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN) Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum...

Chợ phiên Măng Đen

Chợ phiên Măng Đen là nơi giúp du khách tìm hiểu bản sắc văn hóa của người dân bản địa, đồng thời có thể thưởng thức những đặc sản địa phương. Thị trấn Măng Đen nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, nơi đây được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, rừng thông và rất nhiều hồ, sông, suối, thác tạo nên cảnh quan độc đáo và không khí mát lành quanh năm. Chợ phiên Măng Đen là...

Triển khai nhiệm vụ Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh

Sáng 27/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì Hội nghị.   Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TVP   Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các thành viên Tổ công tác. Trong 10 tháng năm 2023,...

Đăk Glei thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Cùng với huy động cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc với tinh thần nỗ lực cao và nhiều giải pháp hữu hiệu được triển khai, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đăk Glei là một huyện biên giới, thuần nông, với gần 90% dân số là người đồng...

Vòng xoang

Góp phần làm nên bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS Kon Tum, hòa quyện với những giai điệu cồng chiêng say mê trong lễ hội, có nhiều bài xoang lôi cuốn, quyến rũ. Ở các hội làng hay dịp vui trong phạm vi gia đình, điệu xoang say sưa, rộn rã; song lúc ma chay, đau ốm thì điệu xoang cũng chậm rãi, u buồn. Trong căn sàn bếp nhỏ, nghệ nhân ưu tú Y...

Niềm tin trao gửi

Việc lấy phiếu tín nhiệm được coi như một “cuộc sát hạch giữa nhiệm kỳ”, giúp những người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình, từ đó có phương hướng rèn luyện, cống hiến, nâng cao hiệu quả công việc. HĐND tỉnh khóa XI lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu, phê chuẩn (năm 2018). Ảnh: HL Trong vài ngày qua, sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận nhất chính là...

Hướng tới nông nghiệp dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS

Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, bên cạnh điều kiện kinh tế còn khó khăn thì kiến thức về sử dụng lương thực, thực hành về dinh dưỡng của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, thay đổi nhận thức, thay đổi tiếp cận về phát triển nông nghiệp cũng như giảm nghèo là mục tiêu được các cấp, các ngành nghiên cứu triển khai thực hiện. Trong những năm qua, với nguồn lực đầu tư...

Xây dựng lực lượng Kiểm lâm vững mạnh

Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thể hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực thừa hành phát luật về lâm nghiệp. Hằng năm, lực lượng Kiểm lâm tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất