Powered by Techcity

Độc đáo món lá mì của người Gié – Triêng

Không chỉ nổi bật với những làn điệu cồng chiêng, trang phục thổ cẩm có nhiều nét riêng, mà người Gié – Triêng (huyện Đăk Glei) còn có ẩm thực hết sức độc đáo, đậm đà hương vị được chế biến từ lá mì. Món ăn dân dã này luôn có sức hấp dẫn, có thể làm say mê với bất kỳ thực khách nào khi có dịp thưởng thức.

Xã Đăk Choong (huyện Đăk Glei) đón chúng tôi bằng một cơn mưa nặng hạt, mới xế chiều nhưng bầu trời gần như tối sầm lại. Mưa lớn, cả đoàn công tác phải tạm dừng chân ngang đường. Dưới mái hiên của một lán bếp nhỏ, cả nhóm ai nấy đều thấm ướt. Chờ cơn mưa như trút nước qua đi, chúng tôi xin phép gia chủ tá túc.

Tranh thủ bên ánh lửa bập bùng trong lán bếp, cả nhóm sưởi ấm, hong khô người. Cái mùi cay cay của khói củi như gợi lại cho mỗi chúng tôi về những kỷ niệm ngày xưa, quanh bếp lửa gia đình mình.

Đang ôn lại kỷ niệm một thời, bỗng tiếng bước chân của một thiếu nữ từ ngoài tiến vào lán bếp. Cô đang cõng trên vai chiếc gùi với đầy lá mì. Cô tên là Y Tim. Trông thấy chúng tôi, cô tươi cười: “Các anh là khách trú mưa phải không? Có muốn ở lại đây dùng bữa với gia đình em không? Hôm nay, em hái được nhiều lá mì lắm! Em sẽ chiêu đãi mọi người món ăn truyền thống của người Gié – Triêng nơi đây”.

Nhận được lời mời, tôi thấy rất vui và cảm ơn rối rít. Bởi từ trước đến nay, bản thân cũng ít có dịp được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Gié – Triêng.

Lấy từng bó lá mì ra khỏi gùi, Y Tim trò chuyện với chúng tôi: “Từ xưa đến nay, lá mì là một món ăn quen thuộc, gắn bó với người Gié – Triêng qua bao thế hệ. Từ cây mì gòn, chúng em lựa chọn những lá non và ngọn làm nguyên liệu. Không nên hái lá mì già, vì khi ăn sẽ bị dai, kém ngon”.

Lá mì hái về được Y Tim lặt riêng ra, sau đó vò trong 2 lòng bàn tay với muối liên tục cho ra bớt nhựa. Ảnh: TT

Lá mì được vò với muối để loại bỏ nhựa. Ảnh: TT

Lá mì hái về được Y Tim lặt riêng ra, sau đó vò trong 2 lòng bàn tay với muối liên tục cho ra bớt nhựa. Quá trình này phải được làm nhanh chóng, nếu để thời gian lâu, nhựa dính vào tay sẽ rất ngứa. Vò chừng 20 phút, khi gùi đựng lá mì đã hoàn toàn trống rỗng, Y Tim gật đầu tỏ vẻ hài lòng.

Số lá mì sau khi vò được Y Tim cho vào rổ, mang ra ngoài rửa (khoảng 2 -3 lần nước) cho thật sạch nhựa, rồi đưa vào chế biến. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Lá mì sau khi rửa, được vắt khô, Y Tim dùng một chiếc chảo lớn, bắc trên bếp lửa, phi hành-dầu mỡ, rồi tiến hành xào lá mì ngay. Với bà con Gié – Triêng, lá mì có thể xào chung với các loại thịt (sóc, chuột, heo…) hoặc với cá suối, ăn rất ngon.

Y Tim khoe: “Món lá mì xào là một trong những cách chế biến đơn giản và thông dụng nhất. Ngày xưa khi các phương tiện giao thông chưa phát triển, bà con thường đi  bộ lên rẫy mang theo cơm và lá mì xào. Đến bữa, bà con sẽ ăn cơm tại chỗ, sau đó tiếp tục các phần việc cho đến tận chiều tối mới trở về. Cũng chính vì thế, đối với mỗi người Gié – Triêng, món lá mì xào dường như trở thành một phần ký ức”.

Sau khi chứng kiến tất cả các quá trình chế biến món lá mì xào, tôi quay sang chị Y Lộc – người đang chế biến món lá mì nấu canh bột. Theo chị cho biết, đây là món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn, có thể dành cho người bị ốm. Đồng thời món ăn này còn có tác dụng giúp giải rượu, thường được bà con chế biến sau các bữa ăn trong những dịp lễ hội, tết của thôn, làng.

Bắt đầu chế biến món ăn này, chị Y Lộc lấy ra một chiếc nồi đã ngâm sẵn gạo trong nước tầm 20 phút. Chờ cho đến khi gạo nở, chị Y Lộc vớt gạo ra rồi cho vào cối giã nhuyễn, cho qua rây để lấy bột mịn. Tiếp đến, chị Y Lộc bắc nồi nước lên bếp, nấu cùng với các loại nguyên liệu như nấm mối, nấm thông, bắp non, măng, bí, khoai lang.

Trong thời gian chờ nước sôi, chị Y Lộc nhanh tay lấy lá mì đã vò sẵn, xắt nhỏ cho  rồi bỏ vào nồi nấu. Đun chừng 30 phút, cho đến khi các loại nguyên liệu trở nên nhuyễn, mềm nhừ, chị Lộc mới lấy bột gạo cho vào. Theo chị Y Lộc, đây là công đoạn hết sức quan trọng, quyết định đến món ăn có ngon hay không. Vừa thực hiện thao tác khấy đều tay, chị Y Lộc vừa thủ thỉ: “Dù không khó, nhưng cách chế biến món ăn này đòi hỏi sự kiên trì. Thời gian nấu quá nhanh, hoặc quá chậm đều ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Đặc biệt, kể từ công đoạn cho bột vào nồi, người chế biến cần luôn để ý, phải khuấy liên tục, không được ngơi tay để bột chín, tan đều. Đến khi ta có cảm giác hỗn hợp trong nồi đã nhuyễn, không bị vón cục thì tiếp tục đổ thêm nước. Lúc này, người nấu tự ước lượng mực nước sao cho hỗn hợp không bị lỏng, cũng không  quá đặc là lúc món ăn được hoàn thành. Đây chính là món canh bột của người Gié – Triêng”.

Chỉ trong chốc lát, 2 món ăn của người Gié – Triêng được chị Y Lộc và Y Tim chế biến với nguyên liệu chính từ lá mì đã hoàn thành. Nhanh chóng soạn từng món ăn ra đĩa, hai chị em chiêu đãi chúng tôi. Từ mùi hương ngào ngạt, đượm vị dân dã của 2 món ăn đã khiến chúng tôi không thể kìm lòng.

Món lá mì xào sau khi hoàn thành. Ảnh: TT

Đối với lá mì xào, món ăn có vị thanh mát của rau rừng, kết hợp với vị bùi bùi đặc trưng của lá mì hòa quyện với các loại thịt với nhau. Trong tiết trời se lạnh, món ăn này với cơm khiến chúng tôi không thể chê vào đâu được.

Đối với canh bột thì ngược lại, món ăn này không dùng để ăn với cơm mà ăn theo kiểu như ăn cháo, hay ăn súp, bởi vì trong nguyên liệu đã có bột gạo. Món ăn mang vị ngọt đậm đà của các loại nguyên liệu rau, củ, quả, nấm hòa quyện với hương vị của lá mì, mang đến cho ta một cảm giác khó tả, đầy hấp dẫn. Bởi thế, cả nhóm chúng tôi ai nấy đều chăm chú ăn và không ngớt lời khen ngon.

Sau bữa ăn, cơn mưa nặng hạt cuối cùng cũng đã ngừng hẳn. Chúng tôi lại tay xách, nách mang, lỉnh kỉnh đồ đạc chất lên xe để tiếp tục chuyến hành trình của mình. Gửi lời cảm ơn đến chị Y Lộc và Y Tim, mỗi người trong nhóm chúng tôi đều cảm thấy thật may mắn vì vừa có được một trải nghiệm thật thú vị. Riêng tôi thì thầm cảm ơn trận mưa nặng hạt bất thần ấy đã cho tôi cơ hội thưởng thức ẩm thực độc đáo của người Gié – Triêng, được chứng kiến sự hiếu khách, nhiệt tình của bà con người Gié -Triêng ở vùng đất này.

Tất Thành

Cùng chủ đề

Thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển thương mại

Nhận thức được tầm quan trọng việc phát triển thị trường trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, những năm qua, tỉnh ta tích cực triển khai Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh. Sau...

Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ðại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). (Ảnh THỦY NGUYÊN) Từ kỳ họp thứ 7 đến kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XV), dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội, bởi tác động đến hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức và...

Ấm áp những ngôi nhà nhân ái

(kontumtv.vn) – Để giúp hộ có hoàn cảnh khó khăn an cư lạc nghiệp, thành phố Kon Tum đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà nhân ái cho các đối tượng. Những căn nhà mới được xây dựng đã mang đến niềm vui cho hộ nghèo, cận nghèo, góp phần tích cực trong công cuộc giảm nghèo trên địa bàn. Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, căn...

Trao 150 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

(kontumtv.vn) – Hội Khuyến học tỉnh vừa tổ chức trao 150 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi của 7 đơn vị trường học trên địa bàn thành phố Kon Tum. Những trường có học sinh được nhận học bổng dịp này gồm TH-THCS Đăk Cấm, TH Đặng Trần Côn, TH-THCS Ngọk Bay, THCS Trần Hưng Đạo, THPT Ngô Mây, THPT Trường Chinh và THPT Phan Bội Châu; tổng trị giá học bổng 300 triệu đồng. Các...

Bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng

 (kontumtv.vn) – Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Ngọc Hồi tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình bà Y Ngốt, đối tượng có công với cách mạng khó khăn về nhà ở  tại thôn Đông Nây, xã Đăk Man, huyện Đăk Glei. Sau hơn 01 tháng xây dựng, căn nhà hoàn thành và đưa vào sử dụng. Căn nhà có diện tích sử dụng gần 50m2, tổng kinh phí xây dựng 120 triệu đồng; trong đó, Ban...

Cùng tác giả

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình… Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng du lịch Booking.com, trong năm 2024 có tới 57% du khách Việt Nam tìm kiếm và mong muốn trải nghiệm những chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, có tới 60% người tham gia...

Kon Tum thu gần 430 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng du khách đến địa bàn ước đạt 1,565 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 427 tỷ đồng. Người dân và du khách tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN) Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum...

Quy hoạch Măng Đen thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế

Lãnh đạo các bộ, ngành đã định hướng quy hoạch Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Ngày 4.6, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về khảo sát, đánh giá thực tế khu vực lập quy hoạch chung xây dựng...

Măng Đen, miền đất kỳ bí ở đại ngàn

Măng Đen, thị trấn của H.Kon Plông (Kon Tum), được xem là vùng kinh tế động lực và là 'thiên đường' du lịch của tỉnh. Thế nhưng ít ai biết rằng ở vùng đất này từ lâu đã lưu truyền những câu chuyện về các vị thần mang đầy vẻ kỳ bí, huyền ảo. Vùng đất thần tiên Ở độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, Măng Đen có nhiệt độ trung bình từ 16 - 20 độ C. Với...

Những kết quả tích cực trong công tác thể dục thể thao

Nhờ sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó, thời gian qua, ngành Thể thao tỉnh triển khai hiệu quả nhiều giải pháp trên lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT), phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Ông Phan Đình Vũ - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh cho biết: Thời gian qua, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh không...

Cùng chuyên mục

Nộm gà măng khô và lẩu xuyên tiêu ở Măng Đen

Hai món ăn lạ miệng sẽ giúp du khách ấm bụng giữa cái lạnh của miền cao nguyên. Măng Đen là một thị trấn nhỏ trên cao nguyên, thuộc địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 60km. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Tây Nguyên, được nhiều người ví như "Đà Lạt thứ hai" nhờ khí hậu mát mẻ, lạnh về đêm, và những cánh rừng thông...

Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng

Thơm ngon, độc đáo và lạ - đó chính là những nhận xét của nhiều du khách khi thưởng thức các món ăn chế biến từ lá mì tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà. Mang nét mộc mạc, bình dị trong văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, các món ăn từ lá mì có thể “gây nghiện” cho bất kỳ ai, cho dù đó chỉ là lần đầu thưởng thức.  Trong chuyến đi công tác...

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút. Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất