Powered by Techcity

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao ‘lỡ hẹn’ như metro?

Sáng 13.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dự án rất cần thiết, lợi ích lan tỏa xã hội lớn.

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Song, ông Hùng cũng lo ngại về năng lực quản trị của dự án, nhân lực vận hành, chuyển giao công nghệ và làm chủ công nghệ ra sao, để Việt Nam có thể tự lực tự cường xây dựng nền công nghiệp đường sắt do người Việt Nam vận hành và tự xử lý các vấn đề.

“Dự án vô cùng lớn nên người dân rất lo lắng”, ông Hùng nói và dẫn ví dụ dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông khởi công chính thức năm 2011 dự kiến hoàn thành 2015, nhưng qua 5 đời bộ trưởng và 12 lần lỡ hẹn mới chạy chính thức. Dự kiến nguồn vốn ban đầu dự án là 553 triệu USD nhưng sau đó lên 868 triệu USD, dự toán tăng rất nhiều.

Dự án Nhổn – ga Hà Nội cũng 14 lần lỡ hẹn, khởi công năm 2006 hoàn thành tới 2010, nhưng tới nay chưa vận hành toàn tuyến.

“Cả 2 dự án đường sắt đô thị nội đô dù không thể so với đường sắt tốc độ cao nhưng đều kéo dài thời gian và đội vốn. Do đó, cần sự chuẩn bị rất kỹ để hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao”, ông Hùng nêu vấn đề.

Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế cũng băn khoăn khi “hồ sơ Bộ GTVT trình và đánh giá rất lạc quan, màu hồng”. Ông mong có thêm “liều lượng vừa đủ đánh giá những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình triển khai dự án về vốn, nhân lực, giải phóng mặt bằng, tái định cư, công nghệ…, nhận diện rõ rủi ro và đưa ra giải pháp xử lý phát sinh.

Bên cạnh đó, thời gian 2 năm chuẩn bị dự án quá ngắn. Tiền lệ trước đó 12 đại dự án ngành công thương khâu chuẩn bị, nghiên cứu tiền khả thi “đơn giản quá”, nên khi triển khai phát sinh nhiều vấn đề không lường trước được, gây khúc mắc.

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 2.

Hòa thượng Thích Đức Thiện thảo luận tại tổ

So sánh tàu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam như “con rồng thiêng để đất nước phát triển trong kỷ nguyên mới”, song hòa thượng Thích Đức Thiện cũng lo ngại các dự án tương tự phụ thuộc từ nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ đều lỡ hẹn.

Ông cho rằng cần chuẩn bị thật kỹ cả về nguồn vốn và công nghệ áp dụng khi tiến hành dự án. “Đừng sử dụng những câu lỡ hẹn, lỡ nhịp. Phân đoạn thi công, sử dụng nhà thầu thực sự chắc chắn để đúng tiến độ, cũng là cách để chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn”, hòa thượng Thích Đức Thiện nêu.

“Vay vốn không quá 30%, rẻ và ít phụ thuộc”

Giải trình đại biểu tại tổ thảo luận, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây một số tuyến metro gặp phải tình trạng chậm tiến độ, đội vốn. “Khi nghiên cứu đường sắt tốc độ cao chúng tôi đã làm rất kỹ, cá nhân tôi cũng quan tâm làm rõ các nguyên nhân gây chậm”, ông Thắng nói.

Theo ông Thắng, có 3 nguyên nhân chính là công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng và lựa chọn đối tác. Các dự án metro trước đây khi làm đều chưa có kinh nghiệm, chưa hình dung được triển khai ra sao, cộng thêm cơ chế vay vốn ODA phải ràng buộc về chọn đối tác cho vay, bất lợi rất lớn.

“Với đường sắt tốc độ cao, lựa chọn đối tác phải theo hướng tìm được nhà thầu có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và buộc phải chuyển giao công nghệ, không phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài”, Bộ trưởng Thắng nói.

Nếu có vay vốn cũng không quá 30% tổng mức đầu tư (67,3 tỉ USD). Chia theo năm khoảng 46.000 tỉ đồng (1,85 tỉ USD/năm). Tiêu chí là vay vốn phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc công nghệ.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng

Về chuyển giao công nghệ, theo ông, trước đây có nhiều ý kiến phải yêu cầu đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ. Song, Chính phủ, Bộ GTVT thống nhất lựa chọn một số doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng và một số doanh nghiệp tư nhân, chỉ định đây là các doanh nghiệp quốc gia nhận chuyển giao công nghệ và tham gia dự án.

“Công nghệ lõi chưa cần thiết vì ta chỉ có 1 tuyến đường sắt cao tốc. Nếu chăm chăm tập trung nhận chuyển giao và nghiên cứu công nghệ lõi không cần thiết”, ông Thắng nói. Song, công nghệ bảo trì sửa chữa nâng cấp thì phải làm được, vì lĩnh vực này tốn rất nhiều chi phí và kinh phí, nếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài rất tốn kém. Dứt khoát doanh nghiệp Việt Nam phải đảm đương và làm chủ.

Tốc độ 350 km/giờ chỉ chở khách, chưa chở hàng

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) thắc mắc: tàu thiết kế tốc độ 350 km/giờ chở hàng có hiệu quả và an toàn?

Bộ trưởng GTVT nói gì về nỗi lo đường sắt tốc độ cao 'lỡ hẹn' như metro?- Ảnh 3.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng giải trình về dự án

Theo Bộ trưởng Thắng, tàu thiết kế với tốc độ 350 km/giờ “chỉ chở khách, chưa chở hàng hóa” và chỉ sử dụng lưỡng dụng khi cần thiết, phục vụ an ninh quốc phòng. Lý do, theo ông Thắng, kinh nghiệm các nước như Nhật Bản tàu shinkanshen chạy 300 km/giờ cũng chỉ chở khách, do chở hàng hóa “rất rủi ro, mất an toàn”.

“Các nước đều khuyến cáo không nên chạy chung tàu khách và tàu hàng do rủi ro mất an toàn và hiệu quả vận tải giảm rất lớn”, Bộ trưởng GTVT nêu. Theo đó, nếu chở hàng tốc độ tàu chỉ còn 80 – 100 km/giờ, phương án phù hợp là nâng cấp đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng hóa.

Bên cạnh đó, theo tính toán của Bộ GTVT, với lưu lượng hàng hóa đến 2050, nhu cầu vận chuyển dọc trục Bắc – Nam chỉ hơn 18 triệu tấn/năm, đường sắt cũ hoàn toàn đảm đương được, chưa tính đến vận tải đường biển ven bờ và đường bộ.

Tàu chạy 5 giờ 30 phút dừng ở bao nhiêu ga?

Theo thiết kế, tàu chạy từ Hà Nội đến TP.HCM hết 5 giờ 30 phút với 23 ga. Bộ trưởng Thắng cho hay sẽ có nhiều phương án khai thác khác nhau. Với đường sắt tốc độ 350 km/giờ, tàu chỉ dừng ở 5 ga. Với phương án thấp hơn (bình quân 280 km/giờ), sẽ dừng ở nhiều ga cho người dân lựa chọn, với các đoạn tuyến như Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang. Theo thiết kế, có 85 đoàn tàu, nhưng khi nhu cầu tăng, công ty khai thác hoặc doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư thêm tàu và thuê đường ray để chạy.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/bo-truong-gtvt-noi-gi-ve-noi-lo-duong-sat-toc-do-cao-lo-hen-nhu-metro-185241113121213051.htm

Cùng chủ đề

ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc từ thể chế mới có thể bứt phá tăng trưởng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn khoảng 4% cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đáng chú ý, còn tới 33 bộ, ngành và 22 địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng dưới mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, có một...

Cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội để văn hóa phát triển bền vững

Sáng 26/10, tại phiên thảo luận tổ trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại biểu Quốc hội Đoàn Kon Tum Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và phương hướng năm 2025. Ông nhấn mạnh, báo cáo đã đề cập sâu sắc đến nhiều...

Đáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp. Bảo đảm an toàn cho cộng đồng và người bị hại Trình bày Báo...

Cùng tác giả

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt được như mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn, tội...

Đồng bộ hệ thống pháp luật, khắc phục sơ hở, dễ phát sinh tham nhũng

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 26/11, thảo luận ở hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng trẻ hóa Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) đề nghị Chính phủ và...

Tình đồng đội, nghĩa đồng bào trong lễ tang trung tướng – anh hùng Khuất Duy Tiến

Gần 300 cơ quan đơn vị đã đến viếng, đưa tiễn trung tướng – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến về nơi an nghỉ cuối cùng, trong buổi sáng nay 26.11. Tang lễ trung tướng – anh hùng Khuất Duy Tiến được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP.Hà Nội) Đặc biệt, gần 400 cựu chiến binh Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 đã từng kề vai chiến...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thuộc diện hộ nghèo và tuổi cao sức yếu, bà Y Văn ở thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông nhiều năm liền ở trong căn nhà cũ kỹ chỉ khoảng hơn 30m2, vì không có điều kiện để sửa chữa. Năm 2023, bà được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông cho vay 40 triệu đồng để sửa chữa nhà ở. Giờ đây, căn nhà được sửa lại rộng...

Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ðại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). (Ảnh THỦY NGUYÊN) Từ kỳ họp thứ 7 đến kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XV), dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội, bởi tác động đến hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức và...

Cùng chuyên mục

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt được như mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn, tội...

Đồng bộ hệ thống pháp luật, khắc phục sơ hở, dễ phát sinh tham nhũng

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 26/11, thảo luận ở hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng trẻ hóa Tham gia thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) đề nghị Chính phủ và...

Tình đồng đội, nghĩa đồng bào trong lễ tang trung tướng – anh hùng Khuất Duy Tiến

Gần 300 cơ quan đơn vị đã đến viếng, đưa tiễn trung tướng – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến về nơi an nghỉ cuối cùng, trong buổi sáng nay 26.11. Tang lễ trung tướng – anh hùng Khuất Duy Tiến được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP.Hà Nội) Đặc biệt, gần 400 cựu chiến binh Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 đã từng kề vai chiến...

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thuộc diện hộ nghèo và tuổi cao sức yếu, bà Y Văn ở thôn Đăk Xiêng, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông nhiều năm liền ở trong căn nhà cũ kỹ chỉ khoảng hơn 30m2, vì không có điều kiện để sửa chữa. Năm 2023, bà được Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông cho vay 40 triệu đồng để sửa chữa nhà ở. Giờ đây, căn nhà được sửa lại rộng...

Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ðại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). (Ảnh THỦY NGUYÊN) Từ kỳ họp thứ 7 đến kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XV), dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã nhận được sự quan tâm rất lớn của cử tri cả nước và các đại biểu Quốc hội, bởi tác động đến hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức và...

Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng tại huyện Ngọc Hồi

(kontumtv.vn) – Đoàn công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy do Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Huỳnh Tấn Phục làm Trưởng đoàn đã kiểm tra, nắm tình hình, kết quả thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020- 2025 và công tác chuẩn bị tổ chức đại hội cấp cơ sở và Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ngọc Hồi lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các...

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Cụ thể, cá nhân không có đất ở hoặc thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở thì được cơ quan có thẩm quyền giao đất ở theo hạn mức do UBND tỉnh Bình Định quy định hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác (trừ đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng) đang sử dụng hợp pháp sang đất ở trong hạn mức giao đất ở theo quy định của pháp...

Phát huy sức trẻ, tinh thần xung kích của thanh niên Kon Tum

(kontumtv.vn) – Tuổi trẻ Kon Tum cần tiếp tục phát huy tinh thần xung kích để thực hiện hiệu quả các hoạt động, phong trào là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy trong lễ kỷ niệm 25 năm chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tổ chức sáng 22/11 tại thành phố Kon Tum. Ra đời năm 2000 với tên gọi ban đầu là “Thanh niên, học...

Bổ sung tiêu chuẩn chính trị, tư tưởng nhà giáo: Tránh chồng chéo

Thầy trò Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội trong một giờ học trên lớp. Quy định hiện hành đã có Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng, giáo dục có vai trò quan trọng, nhà giáo đóng vai trò trung tâm. Do vậy, đòi hỏi cao ở nhà giáo không...

ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc từ thể chế mới có thể bứt phá tăng trưởng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn khoảng 4% cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đáng chú ý, còn tới 33 bộ, ngành và 22 địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng dưới mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, có một...

Tin nổi bật

Tin mới nhất