Powered by Techcity

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” – theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.

Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.

Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.

Chính vì gắn bó mật thiết với cây măng, nên phụ nữ Xơ Đăng tại xã Đăk Ui hiểu rõ từng bụi tre, vạt nứa, và gần như ai cũng là “thợ hái măng” lành nghề. Chị em hái măng từ khi còn thơ bé, lớn lên khi theo chồng, vẫn tiếp tục hái măng để làm thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày.

Chuẩn bị nguyên liệu để chế biến “Păng Chôh”. Ảnh: T.T

“Những người dày dạn kinh nghiệm, chỉ cần nhìn theo hướng gốc của cây là có thể biết được cần đào sâu bao nhiêu, cách thân cây già bao nhiêu để lấy măng. Họ biết từng thời điểm trong mùa để hái măng sao cho đẹp nhất, ngon nhất” – chị Y Út tâm sự.

Cầm cây măng trắng nõn trên tay, Y Nhâm (làng Wang Hra) trò chuyện: Ở vùng Đăk Ui này có nhiều loại măng. Điển hình như măng nứa, măng sâm lũ, măng điền trúc. Tuy nhiên, ngon nhất và được nhiều người ưa thích nhất vẫn là măng le, bởi chúng có hương vị đặc trưng, có độ ngọt, giòn và màu sắc đẹp mắt, lại khá dễ kiếm.

Sau khi mỗi chị em hái được chừng lưng gùi măng le, mọi người tập trung lại gian bếp chung để cùng nhau sơ chế số măng rừng vừa hái được. Măng sau khi được chế biến có thể bảo quản để ăn quanh năm. Mùa măng năm này, lại gối đầu cho mùa măng năm sau, cứ như vậy, bữa cơm của người Xơ Đăng luôn có món măng rừng hiện diện. Theo tìm hiểu, có 2 cách để chế biến và bảo quản măng quanh năm, là phơi khô và làm “Păng Chôh”, tức măng muối chua. Đối với người Xơ Đăng tại xã Đăk Ui thì “Păng Chôh” chính là sự lựa chọn phổ biến hơn cả.

Phụ nữ Xơ Đăng đi hái măng rừng. Ảnh: T.T

Theo kinh nghiệm, măng lấy về, phải đem chế biến ngay mới giữ được hương vị. Nếu để lâu, măng sẽ tự già, cứng, không còn vị tươi ngon nữa.

Khâu sơ chế ban đầu, măng được lột vỏ rồi rửa thật sạch. Trong khi rửa đòi hỏi sự khéo léo, để măng non không bị dập nát, ảnh hưởng đến quá trình chế biến về sau. Công đoạn tiếp theo là xắt măng thành từng miếng thật đều nhau. Nếu xắt miếng quá dày, lát măng sẽ thiếu sự thẩm mĩ và độ ngấm khi ngâm sẽ không được như ý. Ngược lại, nếu xắt miếng quá mỏng, lát măng sẽ dễ bị gãy, vỡ vụn. Sau khi xắt, măng được ngâm trong nước gạo trong vòng 1 đêm để khử bớt độ hăng, loại bỏ các độc tố, giúp măng ngọt, trắng và giòn hơn.

Tiếp đến là khâu chuẩn bị gia vị. Các nguyên liệu gồm ớt, tỏi, muối được trộn chung với nhau, sau đó giã nhuyễn. Tiếp đến, người chế biến sử dụng nước sôi để nguội rồi chế vừa phải vào gia vị hỗn hợp, nước lúc này có màu hơi đục và sánh.

Chị em phụ nữ Xơ Đăng sơ chế măng rừng. Ảnh: T.T

Chị Y Út bật mí: “Khi trộn măng với hỗn hợp nước gia vị sẽ tạo nên hiệu ứng cộng hưởng, gia tăng hương vị rất nhiều. Ngay cả những người xung quanh cũng đều có thể ngửi thấy. Đó là vị nồng của tỏi, vị cay của ớt, vị chua nhẹ của măng, tất cả hòa quện vào nhau một cách hài hòa đến khó tả”.

Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ Xơ Đăng làng Wang Hra, măng sau khi thấm gia vị sẽ được trộn thêm với lá mắc mật, sau đó được cho vào ghè và dùng lá chuối bịt kín để ủ. Khoảng 2-3 ngày sau là có thể ăn được. Ghè ủ măng chua thường được đặt ở nơi mát mẻ trong nhà. Nếu được chế biến đúng cách, món “Păng Chôh” có thể bảo quản đến 2 năm.

Chị Y Út chia sẻ: Xưa nay, mỗi lần bà con người Xơ Đăng lên rừng, lên rẫy, “Păng Chôh” luôn là lựa chọn hàng đầu để mang theo. Thông thường, bà con cho “Păng Chôh” vào ống lồ ô mang theo cùng cơm trắng. Đến giờ ăn, mọi người có thể nướng ống lồ ô trực tiếp ngay trên lửa. Như vậy “Păng Chôh” sẽ có vị thanh và thơm hơn bình thường rất nhiều. Ngoài ra “Păng Chôh” có thể nấu chung với cá suối, chuột rừng, sóc, gà… Chính vì vậy, tùy vào cách sử dụng, “Păng Chôh” vừa là món ăn cũng vừa là nguyên liệu chế biến”.

“Păng Chôh” có màu trắng, khá bắt mắt. Khi thưởng thức món “Păng Chôh”, chúng tôi đều phải gật gù tấm tắc khen ngon. Món ăn này mang vị chua thanh, giòn sần sật, cùng vị ngọt đặc trưng.  Tiếp đến là vị cay, thơm nồng của ớt và tỏi. Chỉ trong một món ăn, nhưng món “Păng Chôh” lại đem đến cho người ăn nhiều hương vị mặn mà khó quên.

Chị Y Út chia sẻ: Trông các bước chế biến có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, để có thể chế biến món “Păng Chôh” ngon  thực sự không hề dễ. Đây cũng là lý do, các chị em trong làng sau khi thu hoạch măng về thường tập trung lại để cùng nhau làm. Để có thể học hỏi, trao đổi với nhau những cách làm măng ngon hơn, bảo quản lâu hơn. Sau đó, tùy vào thói quen ăn uống của mỗi gia đình, mà mỗi người có thể chế biến, cách tân sao cho phù hợp với khẩu vị của các thành viên.

Có lẽ đối với dân làng, “Păng Chôh”, không chỉ đơn thuần là một món ăn thường ngày, mà ở đó còn là một “bí quyết” được tiếp nối, lưu giữ qua bao thế hệ của làng. Một món ăn dân dã, nhưng mang đậm nét “ẩm thực tinh tế”,  luôn để lại cho người thưởng thức một dư vị mặn mà khó quên của núi rừng.

Và vì vậy, với người Xơ Đăng, một năm không chỉ có 2 mùa mưa – nắng, mà còn một mùa khác – đó là mùa đi hái măng rừng làm “Păng Chôh”.

TẤT THÀNH

Cùng chủ đề

Bổ sung tiêu chuẩn chính trị, tư tưởng nhà giáo: Tránh chồng chéo

Thầy trò Trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội trong một giờ học trên lớp. Quy định hiện hành đã có Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng, giáo dục có vai trò quan trọng, nhà giáo đóng vai trò trung tâm. Do vậy, đòi hỏi cao ở nhà giáo không...

ĐBQH: Tháo gỡ vướng mắc từ thể chế mới có thể bứt phá tăng trưởng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn khoảng 4% cùng kỳ năm 2023 (56,74%), chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đáng chú ý, còn tới 33 bộ, ngành và 22 địa phương có tỷ lệ giải ngân 10 tháng dưới mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, có một...

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước...

(kontumtv.vn) – Sáng ngày 21/11, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giám sát chuyên đề, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghe Minh Hồng đề nghị các cấp ngành, địa phương tập trung quan tâm, phối hợp, nắm bắt tình hình, tiến độ triển khai các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc...

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(kontumtv.vn) – Chiều 21/11, với đại biểu 426 có mặt tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hiệu lực 5 năm Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 3 điều, trong đó Điều 1 sửa đổi 50 điều, bãi bỏ 2 điểm, 2 khoản và 1 điều của Luật Dược hiện hành,...

Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ

(kontumtv.vn) – Trong 02 ngày 21 và 22/11, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024 và Hội nghị thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ trong và ngoài nước. Tham gia chương trình có các thanh niên, sinh viên, chủ dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại hội thảo, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ; Phòng Quản lý công nghệ – Sở Khoa...

Cùng tác giả

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình… Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng du lịch Booking.com, trong năm 2024 có tới 57% du khách Việt Nam tìm kiếm và mong muốn trải nghiệm những chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, có tới 60% người tham gia...

Kon Tum thu gần 430 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng du khách đến địa bàn ước đạt 1,565 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 427 tỷ đồng. Người dân và du khách tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN) Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum...

Quy hoạch Măng Đen thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế

Lãnh đạo các bộ, ngành đã định hướng quy hoạch Khu du lịch Măng Đen trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Ngày 4.6, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Kon Tum về khảo sát, đánh giá thực tế khu vực lập quy hoạch chung xây dựng...

Măng Đen, miền đất kỳ bí ở đại ngàn

Măng Đen, thị trấn của H.Kon Plông (Kon Tum), được xem là vùng kinh tế động lực và là 'thiên đường' du lịch của tỉnh. Thế nhưng ít ai biết rằng ở vùng đất này từ lâu đã lưu truyền những câu chuyện về các vị thần mang đầy vẻ kỳ bí, huyền ảo. Vùng đất thần tiên Ở độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, Măng Đen có nhiệt độ trung bình từ 16 - 20 độ C. Với...

Những kết quả tích cực trong công tác thể dục thể thao

Nhờ sự chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt khó, thời gian qua, ngành Thể thao tỉnh triển khai hiệu quả nhiều giải pháp trên lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT), phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Ông Phan Đình Vũ - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh cho biết: Thời gian qua, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh không...

Cùng chuyên mục

Những địa điểm du lịch lý tưởng vào mùa thu tại Việt Nam

Những địa điểm du lịch lý tưởng tại Việt Nam vào mùa thu, hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ như Mù Cang Chải (Yên Bái), Hà Giang, Kon Tum, Ninh Bình… Theo báo cáo mới nhất từ nền tảng du lịch Booking.com, trong năm 2024 có tới 57% du khách Việt Nam tìm kiếm và mong muốn trải nghiệm những chuyến du lịch gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, có tới 60% người tham gia...

Kon Tum thu gần 430 tỷ đồng từ du lịch trong 6 tháng đầu năm

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng du khách đến địa bàn ước đạt 1,565 triệu lượt, doanh thu đạt khoảng 427 tỷ đồng. Người dân và du khách tham gia các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN) Ngày 8/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum...

Chợ phiên Măng Đen

Chợ phiên Măng Đen là nơi giúp du khách tìm hiểu bản sắc văn hóa của người dân bản địa, đồng thời có thể thưởng thức những đặc sản địa phương. Thị trấn Măng Đen nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, nơi đây được bao bọc bởi rừng nguyên sinh, rừng thông và rất nhiều hồ, sông, suối, thác tạo nên cảnh quan độc đáo và không khí mát lành quanh năm. Chợ phiên Măng Đen là...

Triển khai nhiệm vụ Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh

Sáng 27/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Chủ tịch UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác chủ trì Hội nghị.   Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TVP   Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và các thành viên Tổ công tác. Trong 10 tháng năm 2023,...

Đăk Glei thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Cùng với huy động cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc với tinh thần nỗ lực cao và nhiều giải pháp hữu hiệu được triển khai, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đăk Glei là một huyện biên giới, thuần nông, với gần 90% dân số là người đồng...

Vòng xoang

Góp phần làm nên bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS Kon Tum, hòa quyện với những giai điệu cồng chiêng say mê trong lễ hội, có nhiều bài xoang lôi cuốn, quyến rũ. Ở các hội làng hay dịp vui trong phạm vi gia đình, điệu xoang say sưa, rộn rã; song lúc ma chay, đau ốm thì điệu xoang cũng chậm rãi, u buồn. Trong căn sàn bếp nhỏ, nghệ nhân ưu tú Y...

Niềm tin trao gửi

Việc lấy phiếu tín nhiệm được coi như một “cuộc sát hạch giữa nhiệm kỳ”, giúp những người được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình, từ đó có phương hướng rèn luyện, cống hiến, nâng cao hiệu quả công việc. HĐND tỉnh khóa XI lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND tỉnh bầu, phê chuẩn (năm 2018). Ảnh: HL Trong vài ngày qua, sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận nhất chính là...

Hướng tới nông nghiệp dinh dưỡng vùng đồng bào DTTS

Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, bên cạnh điều kiện kinh tế còn khó khăn thì kiến thức về sử dụng lương thực, thực hành về dinh dưỡng của người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, thay đổi nhận thức, thay đổi tiếp cận về phát triển nông nghiệp cũng như giảm nghèo là mục tiêu được các cấp, các ngành nghiên cứu triển khai thực hiện. Trong những năm qua, với nguồn lực đầu tư...

Xây dựng lực lượng Kiểm lâm vững mạnh

Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thể hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực thừa hành phát luật về lâm nghiệp. Hằng năm, lực lượng Kiểm lâm tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, chủ động tham mưu cho các cấp chính quyền và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất