Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó, Kon Tum được biết đến như vùng đất của thiên nhiên, văn hóa và lễ hội, nơi mà đất và người hòa quyện, bình yên, khoáng đạt đến vô cùng. Với những lợi thế đó, tỉnh Kon Tum đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia và tỉnh đề ra nhiều giải pháp để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.Sáng 26/12, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum tổ chức Chuyên đề trình diễn, trưng bày kết quả sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa “Nghề thủ công truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”.Đánh giá lực lượng Công an nhân dân đã đạt những kết quả nổi bật mang tính “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái”, bảo đảm an ninh, an toàn, an dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu tăng tốc bứt phá trong thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng nền an ninh nhân dân sâu rộng, thế trận an ninh nhân dân toàn diện và thế trận lòng dân vững chắc, bảo đảm an ninh trật tự phải gắn liền với mở rộng không gian phát triển.Trong một ngày cuối tháng 12, chúng tôi tìm gặp cô giáo Nịnh Thị Vân, giáo viên Trường THCS Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ) – một trong 3 giáo viên của tỉnh Quảng Ninh vừa vinh dự nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.Kon Tum là vùng đất nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; có hệ sinh thái vô cùng phong phú, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do đó, Kon Tum được biết đến như vùng đất của thiên nhiên, văn hóa và lễ hội, nơi mà đất và người hòa quyện, bình yên, khoáng đạt đến vô cùng. Với những lợi thế đó, tỉnh Kon Tum đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch quốc gia và tỉnh đề ra nhiều giải pháp để phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 là kỳ tuyên dương thứ 11 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Nhiều năm qua, Lễ Tuyên dương đã khẳng định giá trị, uy tín và sức lan tỏa trong cộng đồng, nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội.Sáng 26/12, lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.Sáng 26/12, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum tổ chức Chuyên đề trình diễn, trưng bày kết quả sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa “Nghề thủ công truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 26/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống các DTTS. Số hóa sắc phong. Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong bối cảnh thiên tai diễn biến khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản vẫn đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 6,3% so với năm 2023, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu ngành Nông nghiệpNgày 26/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng, công tác cơ quan UBDT và Hội nghị cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan UBDT năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì Hội nghị. Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Y Thông, Y Vinh Tơr, Nông Thị Hà cùng Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Nguyễn Thu Minh – Chủ tịch Công đoàn cơ quan UBDT, đồng chủ trì Hội nghị.Bán kết lượt đi AFF Cup 2024, Đội tuyển Việt Nam làm khách trên sân của Singapore. Phải đến những phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, lần lượt Tiến Linh và Xuân Son mới có thể tỏa sáng để mang về chiến thắng cho đội tuyển Việt Nam.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 26/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trình diễn, trưng bày nghề thủ công truyền thống các DTTS. Số hóa sắc phong. Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 26/12, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) đã kịp thời cử lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ một gia đình trên địa bàn bị lửa thiêu rụi nhà hoàn toàn.
Du lịch cộng đồng là điểm nhấn
Với nỗ lực phát triển du lịch một cách mạnh mẽ không ngừng nghỉ để đưa Kon Tum trở thành một điểm đến không thể thiếu trên cung đường Tây Nguyên của du khách trong và ngoài nước, những năm qua, các cấp, ngành tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để đồng bào DTTS xây dựng các làng du lịch cộng đồng, bởi đây là tiềm năng lớn chưa được phát huy.
Cùng với đó, tỉnh tổ chức các tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ hướng dẫn viên là người DTTS, cán bộ quản lý làm công tác du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch trên nền tảng số, giúp du khách có thêm thông tin quý báu trong hành trình khám phá vẻ đẹp mảnh đất và con người nơi đây.
Anh A Kâm, Tổ trưởng tổ hợp tác du lịch Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, xã Đắk Rơ Wa, Tp. Kon Tum chia sẻ: Làng Kon Kơ Tu có 146 hộ, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì đến nay hơn 40% bà con tham gia làm du lịch. Các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phòng nghỉ, thiết kế các tour du lịch với các hình thức trải nghiệm hấp dẫn như: Diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, trải nghiệm nghề đan lát, dệt thổ cẩm và chèo thuyền dọc sông Đắk Bla.
Với sự đầu tư bài bản, vài năm trở lại đây, Kon Tum nổi lên trên bản đồ du lịch với sức hấp dẫn mạnh mẽ nhờ nhiều điểm đến hoang sơ, những lễ hội truyền thống nhiều màu sắc, ẩm thực đặc sắc, kiến trúc làng độc đáo, giao lưu văn hóa cồng chiêng và nhiều tour khám phá thiên nhiên gắn với dòng sông Đắk Bla huyền thoại…
Chị Nguyễn Thị Thanh, du khách đến từ tỉnh Đồng Nai chia sẻ: Đến Kon Tum du lịch được đón tiếp bởi những người dân hiền lành, thật thà, thân thiện, mến khách cùng tính cách khoáng đạt của đồng bào Tây Nguyên, nhưng cũng không kém phần chuyên nghiệp. Được thăm quan những thắng cảnh đẹp và văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS.
Đến nay, tỉnh Kon Tum đã công nhận 13 điểm du lịch và 1 khu du lịch cấp tỉnh. Các sản phẩm và dịch vụ du lịch của tỉnh ngày càng phong phú và đa dạng, có nhiều sản phẩm xây dựng được thương hiệu trong khu vực và cả nước. Năm 2024, tổng lượt khách đến tỉnh Kon Tum ước đạt 2,3 triệu, với số lượng khách quốc tế tăng lên 8.500 lượt.
Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Trong thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực phục vụ cho phát triển du lịch bền vững và hiệu quả. Từ năm 2022 đến nay, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ, hướng dẫn hơn 110 lượt nhà đầu tư, doanh nghiệp đến khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các vùng kinh tế động lực. Kết quả đáng khích lệ là đã thu hút được 18 dự án mới với tổng vốn đầu tư hơn 2.214 tỷ đồng, nâng tổng số dự án đang còn hiệu lực lên 153 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 36.602 tỷ đồng.
Bà Bạch Thị Mân – Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết: Để đạt được mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030, tỉnh Kon Tum đã đề ra định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đặc thù như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu vực Măng Đen, Ngọc Linh, Chư Mom Ray; phát triển du lịch cộng đồng, kết hợp với khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Cùng với đó, tỉnh Kon Tum triển khai 40 dự án đầu tư và cải thiện hạ tầng thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.
Để đảm vảo phát triển du lịch bền vững, tỉnh Kon Tum luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích các loại hình du lịch xanh như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và nông nghiệp. Tập trung xây dựng thương hiệu du lịch gắn với các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như sâm Ngọc Linh, cà phê Đăk Hà và các sản phẩm OCOP.
Anh Lương Thiên Vũ – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại, dịch vụ và du lịch nông trại Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết: Du lịch nông nghiệp hiện nay đang phát triển ở tỉnh Kon Tum. Hiện tại bên Farm của công ty đang trồng các loại rau, củ quả xứ lạnh như: Ớt chuông, cà chua bi, dưa leo, dưa, dâu tây và các loại rau, củ, quả khác nữa. Khách thăm quan người ta rất thích thu hoạch tại vườn.
Gần đây nhất, Kon Tum đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2024. Sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh Kon Tum kết nối với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp tăng cường hợp tác phát triển du lịch, kết nối tour, tuyến để thu hút du khách đến với Kon Tum, góp phần đưa tỉnh Kon Tum từng bước trở thành trung tâm du lịch xanh, bền vững và hiệu quả.
Nguồn: https://baodantoc.vn/kon-tum-phan-dau-dua-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-1735205311671.htm