Trang chủKinh tếNông nghiệpKon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP


Gia đình chị Y Lý Huyền chuẩn bị nguyên liệu để chế biến sản phẩm Thịt heo gác bếp
Gia đình chị Y Lý Huyền chuẩn bị nguyên liệu để chế biến sản phẩm Thịt heo gác bếp

Bắt nguồn từ món ăn truyền thống của người Gié Triêng, năm 2020, chị Y Lý Huyền ở thôn Đăk Dung, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei đã mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị để sản xuất, kinh doanh sản phẩm Thịt heo gác bếp và Muối tiêu rừng. Bên cạnh đó, được chính quyền địa phương hỗ trợ, chị đã tham gia dự thi và cả 2 sản phẩm đều đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Chị Y Lý Huyền chia sẻ: Từ khi sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh thì sản phẩm cũng bán được nhiều hơn. Với giá bán 600.000 đồng/1kg thịt khô, trung bình mỗi tháng bán ra thị trường hơn 90kg. Ngoài đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, chị còn thu mua heo thịt, củ kiệu hay tiêu rừng… của đồng bào DTTS để làm nguyên liệu, góp phần giúp đồng bào DTTS nâng cao thu nhập.

Phụ nữa Brâu chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến Rượu cần men lá
Phụ nữ Brâu chuẩn bị nguyên vật liệu để chế biến Rượu cần men lá

Với sự nỗ lực của các thành viên cùng với những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, năm 2020, sản phẩm Rượu cần men lá của Tổ hợp tác sản xuất rượu cần men lá dân tộc Brâu, thôn Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Nhờ đó, ngày càng có nhiều khách hàng biết đến và tìm mua sản phẩm. Hiện tại, trung bình mỗi tháng Tổ hợp tác xuất ra thị trường hơn 50 ghè rượu cần men lá. Không chỉ tạo thêm nguồn thu nhập cho các thành viên trong Tổ hợp tác mà bản sắc văn hóa dân tộc người Brâu cũng được giữ gìn, phát huy.

Chị Võ Thị Thu Hà – Tổ trưởng Tổ hợp tác rượu cần men lá dân tộc Brâu cho biết: Bên cạnh việc bày bán các sản phẩm rượu cần thì Tổ hợp tác còn phát triển, nhân rộng nghề dệt thổ cẩm để cho các sản phẩm nghề truyền thống của bà con được duy trì, tăng thu nhập cho bà con. Đồng thời, tiếp tục giới thiệu, quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài tỉnh để mọi người biết đến những sản phẩm đặc trưng của người Brâu.

Đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có nhiều sản phẩm truyền thống để tham gia Chương trình OCOP
Đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có nhiều sản phẩm truyền thống để tham gia Chương trình OCOP

Với nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực và nhiều sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương, thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP, như: Cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, xây dựng hệ thống chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, nên chương trình đã thu hút được nhiều chủ thể tham gia và ngày càng có nhiều sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Khắc Tụ – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei cho biết: UBND xã rất quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia Chương trình OCOP. Khi đăng ký sản phẩm thì UBND xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để đăng ký đầy đủ hồ sơ tham gia dự thi để đạt chứng nhận.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 208 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đa dạng về chủng loại và hầu hết là những sản phẩm chủ lực, đặc trưng của các địa phương. Từ việc sản xuất sản phẩm OCOP đã góp phần làm thay đổi tư duy trong sản xuất của người dân, nhất là người DTTS, từng bước chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Khi tham gia Chương trình OCOP, nhiều hộ đồng bào DTTS đã đầu tư máy móc hiện đại để chế biến sản phẩm
Khi tham gia Chương trình OCOP, nhiều hộ đồng bào DTTS đã đầu tư máy móc hiện đại để chế biến sản phẩm

Chị Y Chon – Thành viên Hợp tác xã Dục Nông, thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi cho biết: Hợp tác xã có sản phẩm Thịt heo gác bếp và Rượu ghè men lá đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hiện sản phẩm đã tiêu thụ ra thị trường khá nhiều và cũng là cơ hội để Hợp tác xã có thể mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm vào các siêu thị nhỏ, lẻ tại tỉnh và ngoài tỉnh.

Chương trình OCOP là một chương trình có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS. Từ sự định hướng cũng như hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương đã giúp các Hợp tác xã, các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát huy đươc các tiềm năng sẵn có của địa phương, sản xuất nhiều sản phẩm đặc trưng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bắc Ninh có 98 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2024





Nguồn: https://baodantoc.vn/kon-tum-dong-bao-dtts-tham-gia-lam-ocop-1726644598114.htm

Cùng chủ đề

Sắp diễn ra Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 17/9, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang có văn bản về việc công bố bổ sung địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và lĩnh vực ưu tiên được tổ chức tại Hội chợ triển lãm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2924. Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang cho biết, từ ngày 26/9 đến 30/9, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng...

Nông dân mở cửa hàng OCOP trong làng du lịch, khách tha hồ vào tham quan, mua sắm

Tới làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khách du lịch không chỉ khám phá làng thuần nông với bầu không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn tham quan cửa...

Yên Bái: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng Nông thôn mới

Là một trong những huyện nông thôn mới đầu tiên của Yên Bái, đến nay, huyện Trấn Yên đã xây dựng được gần 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 13 sản phẩm được công nhận trong năm 2023. Kết quả này có được là nhờ khai thác tốt các lợi thế, cũng như sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền. Chia sẻ về cách chỉ đạo phát triển sản...

Nghề phụ cho thu nhập chính

Từ đợt dịch Covid-19 năm 2021, bà Nguyễn Thị Ngọc (52 tuổi, thôn Đại An Đông 1, xã Hành Thuận) được HTX Nông nghiệp xã Hành Thuận cho mượn 10 triệu đồng để mua đót về làm chổi. Theo bà Ngọc, số tiền bà mượn được trích từ nguồn huyện hỗ trợ cho làng nghề và không lấy lãi, mỗi tháng người mượn dành ra một số tiền nhỏ để trả dần. Trong lúc khó khăn, số tiền ấy...

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Bắc Ninh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đến nay toàn tỉnh Bắc Ninh công nhận 174 sản phẩm OCOP trong đó 108 sản phẩm đạt 3 sao, 66 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm được công nhận thuộc 5/6 nhóm sản phẩm OCOP (nhóm thực phẩm 109 sản phẩm, đồ uống 15 sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ 45 sản phẩm, thảo dược 3 sản phẩm, sinh vật cảnh 2 sản phẩm); 76 chủ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Krông Nô (Đắk Nông): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao các giải phụ gồm: Phần thi chào hỏi ấn tượng nhất; phần thi xử lý tình huống hay nhất và phần thi tiểu phẩm hay nhất... Dấu ấn từ Hội thi 'sân khấu hóa tìm hiểu pháp luật' ở Kông Chro Nguồn: https://baodantoc.vn/krong-no-dak-nong-to-chuc-hoi-thi-tim-hieu-phap-luat-ve-cong-tac-dan-toc-1726655526344.htm

Lẩu gà đen lọt top 100 món ăn có gừng ngon nhất thế giới

Đối với người Việt, gà luộc thường có mặt trong các dịp lễ, Tết hay cúng giỗ là biểu tượng của sự no đủ, hạnh phúc.Sự góp mặt của 4món ăn đặc trưng này trong danh sách của Taste Atlas không chỉ là niềm tự hào cho ẩm thực Việt Nam mà còn chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của các món ăn truyền thống. Những nguyên liệu gần gũi như gừng, nấm, thịt gà, cùng cách...

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp...

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãiÔng Phạm Công Hùng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lắk, cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay, NHCSXH huyện Lắk đã tiến hành giải ngân cho 2.116 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 112 tỷ đồng.Trước khi có Nghị định 28, NHCSXH huyện phối hợp với các xã tập trung ưu tiên nguồn vốn tín dụng chính sách cho người đồng bào DTTS tại các...

Hơn 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024

Dân số toàn tỉnh gần 1,5 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS có 140 ngàn người, chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là khu vực miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống với các sắc màu văn hóa phong phú, đa dạng, có tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch lớn và là vị trí chiến lược...

Krông Pắc (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ban Tổ chức trao giải Nhất cho Đội thi xã Ea Kênh, giải Nhì cho 2 Đội xã Ea Phê và Ea Uy, giải Ba cho Đội xã Krông Búk, Ea Yông, Ea Kly và 6 giải Khuyến khích cho những đội còn lại. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải Nhất tập thể cho xã Ea Phê, giải Nhì tập thể đội Ea Yiêng, giải Ba tập thể cho đội Ea Uy và trao các...

Bài đọc nhiều

Mang thương hiệu Việt tới hội chợ triển lãm nông sản, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng, lớn nhất Liên bang Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 – 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô...

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giúp Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 đạt hiệu quả cao

Trong giai đoạn 2011 – 2023, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận 5.112 lượt người có uy tín trong đồng...

Cách nào để thu hút nông dân ĐBSCL tham gia trồng lúa phát thải thấp, thu lợi nhuận cao?

Tại hội thảo "Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường" do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp cùng Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Úc (VASEA) tổ chức ngày 17/9, các...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Địa phương đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để phấn đấu về đích nông thôn nâng cao vào...

Sau dọn dẹp cây gãy đổ, Hà Nội bắt đầu tái thiết không gian xanh

17/09/2024 | 16:18 TPO - Sau đợt vận động ra quân dọn dẹp đường phố, cây cối gãy đổ sau bão số 3 đã cơ bản được dọn dẹp. Các quận đang tiếp tục kế hoạch trồng lại cây xanh. ...

Cùng chuyên mục

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk (Đắk Lắk): Triển khai nhiều chương trình tín dụng hiệu quả, giúp...

Hiệu quả từ vốn vay ưu đãiÔng Phạm Công Hùng, Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lắk, cho biết: Từ đầu năm 2024 đến nay, NHCSXH huyện Lắk đã tiến hành giải ngân cho 2.116 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 112 tỷ đồng.Trước khi có Nghị định 28, NHCSXH huyện phối hợp với các xã tập trung ưu tiên nguồn vốn tín dụng chính sách cho người đồng bào DTTS tại các...

25 ngày nữa, Hà Nội sẽ có hàng trăm tấn rau cung ứng cho thị trường

Chiều 18/9, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Mê Linh. Đây là địa phương có diện tích rau củ lớn tốp đầu của Hà Nội, chiếm hơn 13% tổng sản lượng rau màu cung ứng cho toàn TP. Tại cánh đồng thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh), ghi nhận cho thấy,...

Cảnh báo mưa cực lớn ở Quảng Trị

Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng,...

Cá lòi thòi, con động vật hoang dã, ở Cà Mau, dân vô rừng đước săn bắt ly kỳ như phim trinh thám

Ông Nguyễn Văn Yên, ở ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), gắn bó với nghề bắt cá thòi lòi đã hơn 20 năm. Theo ông, trước đây, ở vùng bãi bồi cá thòi lòi nhiều vô kể nhưng ít ai chế biến loài cá này thành món ăn nên giá khá rẻ. Những năm gần đây, nhất là từ khi cá thòi lòi được công nhận nhãn hiệu Cá thòi lòi Ðất Mũi -...

Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão số 4, còn cách Đà Nẵng 360km, giật cấp 10

Tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh nào?Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng...

Mới nhất

‘Cơn gió ngược’ từ Mông Cổ, toan tính xoay trục của Nga và niềm tin ở một Trung Quốc đang ‘khát’ năng lượng

Việc Mông Cổ loại đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng của đường ống Sức mạnh Siberia 2, khỏi kế hoạch hành động quốc gia được cho là trở ngại đối với xuất khẩu khí đốt của Nga ở phía Đông.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, cách Đà Nẵng 210km

(Dân trí) - Rạng sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 trong năm. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết lúc 4h ngày 19/9, vị trí...

Cổ vật bằng vàng của người Champa

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra nhiều dấu tích về khai thác vàng của người Champa xưa. Những mỏ vàng ở Trung Bộ trước đây thuộc sở hữu của vương quốc Champa đã từng cung cấp một khối lượng lớn vàng đáp ứng cho các vương triều của họ. Vùng đất Quảng Nam từng là kinh đô, thánh...

Đồng Yen Nhật bất ngờ “quay đầu” giảm mạnh

Tỷ giá Yen trong nước hôm nay 19/9/2024 Tỷ giá Yen Nhật hôm nay khảo sát vào sáng 19/9/2024 tại các ngân hàng, cụ thể như sau: Tại Vietcombank, tỷ giá Yen Nhật Vietcombank có tỷ giá mua là 164,66 VND/JPY và tỷ giá bán là 174,28 VND/JPY...

Thả lợn vào trang trại điện mặt trời để dọn cỏ

Tại Winchester, Virginia (Mỹ), lợn Kunekune là một phần của chiến lược quản lý thảm thực vật tại một dự án năng lượng mặt trời. Đây là sự hợp tác giữa các công ty Energy Support Services, DSD Renewables và Katahdin Acres. Nhờ thả lợn vào trang trại điện, dự án đạt được mục tiêu kiểm soát thảm thực...

Mới nhất